Với giải bài tập Mở đầu trang 117 Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 27: Glucose và saccharose chi tiết sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 9. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KHTN 9 Bài 27: Glucose và saccharose
Mở đầu trang 117 Bài 27 KHTN 9: Các loại ngũ cốc, mật ong, mía, nho, ... đều có thành phần chủ yếu là carbohydrate.
Carbohydrate là gì? Hợp chất này gồm những nguyên tố nào, công thức hoá học là gì? Tính chất và ứng dụng của nó trong đời sống?
Trả lời:
- Carbohydrate là hợp chất hữu cơ mà thành phần nguyên tố chỉ gồm C, H và O; có công thức chung là Cn(H2O)m.
- Tính chất và ứng dụng của một số chất phổ biến của nhóm carbohydrate là:
|
Glucose |
Saccharose |
Tinh bột |
Cellulose |
Tính chất vật lí |
Chất rắn, dạng tinh thể không màu, không mùi, vị ngọt, tan tốt trong nước. |
Là chất rắn, dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh, tan một phần trong nước nóng thành hồ tinh bột. |
Là chất rắn, màu trắng, dạng sợi, không tan trong nước. |
|
Tính chất hóa học |
Glucose tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng lên men rượu. |
Saccharose có phản ứng thủy phân trong môi trường acid/enzyme. |
- Có phản ứng thủy phân trong môi trường acid/enzyme - Tác dụng với iodine cho màu xanh tím đặc trưng. |
- Có phản ứng thủy phân trong môi trường acid |
Ứng dụng |
Pha chế dịch truyền, tráng bạc, sản xuất vitamin C, … |
Chế biến thực phẩm, dược phẩm, pha chế thuốc, … |
- Cung cấp lương thực chính cho con người và nhiều loài động vật. - Sản xuất ethylic alcohol, … |
- Sản xuất giấy, vật liệu xây dựng (gỗ), sản xuất vải sợi, … |
Xem thêm các lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi thảo luận 4 trang 119 KHTN 9: Quan sát và nêu hiện tượng xảy ra ở Thí nghiệm bên....
Câu hỏi củng cố trang 120 KHTN 9: Hãy cho biết một số ứng dụng của glucose trong đời sống....
Câu hỏi thảo luận 8 trang 120 KHTN 9: Em hãy cho biết thêm một số ứng dụng của saccharose....
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: