Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 30: Polymer chi tiết sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 9. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KHTN 9 Bài 30: Polymer
Polymer là gì? Polymer có cấu tạo, tính chất và ứng dụng gì?
Trả lời:
- Polymer là những hợp chất hữu cơ, có khối lượng phân tử rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau.
- Tính chất vật lí: Đa số polymer ở thể rắn, không bay hơi, không tan trong nước, một số polymer có thể tan trong xăng.
- Ứng dụng: Sản xuất vải, màng bọc thực phẩm, đồ dùng bằng nhựa, ống nước bằng nhựa, túi đựng, …
1. Khái niệm polymer, cấu tạo hóa học, phân loại, tính chất vật lí và điều chế polymer
Trả lời:
- Phân tử nhỏ nhất tạo ra polymer có tên gọi là monomer.
- Khối lượng mỗi mắt xích của polyethylene bằng 28 amu. (mắt xích: - CH2 – CH2 -)
Câu hỏi thảo luận 2 trang 129 KHTN 9: Tinh bột và cellulose thuộc loại polymer gì?
Trả lời:
Tinh bột và cellulose đều thuộc polymer thiên nhiên.
Trả lời:
Áo mưa, vỏ bút bi, bao tay,... thường được làm từ loại vật liệu polymer tổng hợp.
Trả lời:
- Polymer thiên nhiên: tơ tằm, cellulose, tinh bột, …
- Polymer tổng hợp: polyethylene (PE), polypropylene(PP), …
- Một số sản phẩm tạo ra từ polymer thiên nhiên: vải sợi bông, lụa tơ tằm …
- Một số sản phẩm tạo ra từ polymer tổng hợp: màng bọc thực phẩm, ống dẫn nước, túi nylon …
Trả lời:
- Monomer tạo thành PE là CH2 = CH2. Monomer tạo thành PP là CH2 = CH – CH3.
→ Trong phân tử các monomer này đều có 1 liên kết đôi C = C.
2. Chất dẻo, tơ, cao su, vật liệu composite
Trả lời:
Vật liệu làm bằng chất dẻo được dùng nhiều trong đời sống và sản xuất vì nó bền, nhẹ, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém, không thấm nước, …
Trả lời:
* Ưu điểm
- Bền, nhẹ, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém, không thấm nước, …
- Sản xuất với đa dạng mẫu mã
* Nhược điểm
- Dễ bắt lửa
- Độ chịu lực có giới hạn
Trả lời:
Trả lời:
Một số vật dụng bằng cao su thường gặp như săm xe, gioăng cao su, bi cao su, màng bơm cao su, ống cao su, …
Câu hỏi thảo luận 8 trang 130 KHTN 9: Hãy cho biết cách bảo quản đồ dùng làm từ cao su.
Trả lời:
Cách bảo quản đồ dùng bằng cao su: Không bảo quản đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, gần những hóa chất ăn mòn, …
Trả lời:
Câu hỏi thảo luận 9 trang 131 KHTN 9: Hãy kể tên một số vật dụng trong đời sống được làm bằng tơ.
Trả lời:
Một số vận dụng trong đời sống được làm bằng tơ như quần áo, vải lót săm lốp xe, bít tất, lưới, dây cáp, …
Trả lời:
Lĩnh vực thể thao có sử dụng vật liệu composite như
- Trong đua xe, sợi carbon được dùng để tạo khung xe đạp (giúp khung cứng và nhẹ), làm gầm xe đua, …
- Trong môn lướt sóng, ván lướt sóng thường được làm bằng xốp polyurethane lõi với mật độ cao và được phủ một lớp mỏng composite.
- ….
Trả lời:
Một số vật dụng trong đời sống được làm bằng vật liệu composite như vỏ ca nô, vải làm bằng sợi thủy tinh, bồn chứa dung dịch acid, bồn chứa dung dịch kiềm (sử dụng epoxy), …
3. Ứng dụng của polyethylene, vấn đề ô nhiễm và các cách hạn chế gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng polymer trong đời sống
Trả lời:
Một số vật dụng trong đời sống được sản xuất từ PE là các loại bao bì màng, túi nhựa, vỏ bọc dây đồng, rổ, giá, thùng gạo, thùng rác, chai, lọ, cốc, …
Trả lời:
Ô nhiễm môi trường do rác thải polymer là một thách thức đáng lo ngại. Chúng ta đều biết, rác thải có nguồn gốc từ nhựa đều mất rất nhiều thời gian để phân hủy. Thông thường, một chiếc chai lọ hay ống hút nhựa hoặc túi nylon nếu sử dụng bằng biện pháp chôn lấp thì phải mất đến hàng trăm năm mới có thể phân hủy hoàn toàn. Điều này gây hại cho môi trường sống của con người rất nhiều. Rác thải nhựa được phát sinh từ nhiều nguồn gốc khác nhau và chủ yếu là từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Để giảm thiểu tác động tiêu cực này, mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức khi sử dụng đồ nhựa. Chúng ta cần hạn chế sử dụng đồ dùng bằng nhựa, thay vào đó chọn những sản phẩm thân thiện với môi trường. Cần chú trọng hơn trong việc phân loại và tái chế rác thải nhựa. Mỗi chúng ta cùng chung tay, góp một phần nhỏ để bảo vệ môi trường và hệ sinh thái cho thế hệ tương lai.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 31. Sơ lược về hóa học Vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất
Bài 32. Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate
Bài 33. Khai thác nhiên liệu hoá thạch
Lý thuyết KHTN 9 Bài 30: Polymer
I. Khái niệm polymer, cấu tạo hóa học, phân loại, tính chất vật lí và điều chế polymer
- Polymer là chất có khối lượng phân tử rất lớn, do các mắt xích liên kết với nhau tạo nên, dựa theo nguồn gốc gồm 2 loại: polymer thiên nhiên và polymer tổng hợp
- Hầu hết polymer ở thể rắn, không tan trong nước, một số ít polymer có thể tan trong chất hữu cơ (acetone, xăng,…)
- Đặc điểm cấu tạo
Các mắt xích của polymer có thể nối với nhau thành mạch không phân nhánh như: amylose; mạch phân nhánh như amylopectin, glycogen; mạng không gian như nhựa bakelite, cao su lưu hóa
- Tính chất vật lí
Hầu hết polymer là những chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt đọ nóng chảy xác định và không tan trong nước. Một số polymer tan được trong một số dung môi hữu cơ.
- Điều chế
Các polymer tổng hợp được điều chế từ các monomer
Ví dụ: Polyethylene (PE) được điều chết từ ethylene nhờ phản ứng trùng hợp:
II. Chất dẻo, tơ, cao su, vật liệu composite
1. Chất dẻo
- Chất dẻo là loại vật liệu được chế tạo từ các polymer có tính dẻo. Tính dẻo của vật liệu là tính bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp lực bên ngoài và vẫn giữ được sự biến dạng.
- Thành phần của chất dẻo gồm polymer, chất độn, chất hóa dẻo, chất tạo màu,…
- Chất dẻo được dùng làm nguyên liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hằng ngày và nhiều ngành công nghiệp
2. Tơ
Tơ là những vật liệu polymer có cấu tạo mạch không phân nhánh và có thể kéo dài thành sợi
Dựa vào nguồn gốc, tơ thường được chia thành: tơ thiên nhiên và tơ tổng hợp
3. Cao su
- Cao su là vật liệu polymer có tính đàn hồi. Tính đàn hồi là tính bị biến dạng khi bị tác dụng của lực bên ngoài và trở lại trạng thái ban đầu khi lực thôi tác dụng
- Cao su được phân thành hai loại: cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp
- Cao su có tính đàn hồi, không thấm nước, không thấm khí, chịu mài mòn, cách điện,…nên được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như sản xuất các loại lốp xe, băng tải cao su, ống dẫn,…
4. Vật liệu composite
- Vật liệu composite là vật liệu được tổ hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau, gồm vật liệu cốt và vật liệu nền
- Vật liệu cốt có vai trò tăng cường tính cơ học của vật liệu, thường ở dạng sợi và dạng hạt
- Vật liệu nền thường là các vật liệu có độ dẻo lớn đóng vai trò liên kết các vật liệu cốt
- Vật liệu composite được ứng dụng rộng rãi như làm ống dẫn nước, bồn chứa nước và hóa chất, vật liệu xây dựng, thân vỏ ô tô, máy bau, tàu thuyền,…
III. Ứng dụng của polyethylene, vấn đề ô nhiễm và các cách hạn chế gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng polymer trong đời sống.
- Polyethylene có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất
- Rác thải polymer là mối nguy lớn về ô nhiễm môi trường.
- Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do polymer, chúng ta nên:
+ Hạn chế sử dụng polymer không phân hủy sinh học.
+ Có ý thức bảo vệ môi trường (không xả rác, tăng cường sử dụng bao bì tự phân hủy sinh học,…).