Với giải sách bài tập Toán 6 Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Toán lớp 6 Bài 2: Thứ tự trong tập hợp số nguyên
Bài 1 trang 48 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: So sánh các cặp số sau:
a) 16 và 25
b) -15 và 0
c) -36 và 3
d) -28 và -56
e) 13 và -100
g) -72 và -45
Lời giải:
a) Trên trục số điểm 16 nằm bên trái điểm 25 nên 16 < 25;
b) Trên trục số điểm -15 nằm bên trái điểm 0 nên -15 < 0;
c) Trên trục số điểm -36 nằm bên trái điểm 3 nên -36 < 3;
d) Trên trục số điểm -56 nằm bên trái điểm – 28 nên -28 > -56;
e) Trên trục số điểm – 100 nằm bên trái điểm 13 nên 13 > -100;
g) Trên trục số điểm -72 nằm bên trái điểm – 45 nên -72 < -45.
6; 0; 5; -5; 1; -1; 3; -3; -6
Lời giải:
Ta sắp xếp các số nguyên theo thứ tự là: -6; -5; -3; -1; 0; 1; 3; 5; 6
Ta biểu diễn các số trên trục số :
Bài 3 trang 48 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Hãy liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:
Lời giải:
a) Các số nguyên x thỏa mãn – 7 < x < -2 là: -6; -5; -4; -3.
Vậy A = {-6; -5; -4; -3}.
b) Các số nguyên y thỏa mãn -4 < y ≤ 2 là: -3; -2; -1; 0; 1; 2.
Vậy B = {-3; -2; -1; 0; 1; 2}.
c) Các số nguyên a thỏa mãn -6 < a < 0 là: -5; -4; -3; -2; -1.
Vậy C = {-5; -4; -3; -2; -1}.
d) Các số nguyên b thỏa mãn -2 < b ≤ 7 là: -2; -1; 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6.
Vậy D = {-2; -1; 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6}.
Hãy sắp xếp nhiệt độ trong bảng trên theo thứ tự từ thấp đến cao.
Lời giải:
Ta sắp xếp nhiệt độ trong bảng theo thứ tự từ thấp đến cao:
- 110C; - 80C; - 60C; - 40C; 00C; 190C; 200C; 220C; 260C; 280C.
Bài 5 trang 49 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 1: Cho tập hợp A = {4; -3; 7; -12}
a) Viết tập hợp B bao gồm các phần tử A và các số đối của chúng.
b) Viết tập hợp C bao gồm các phần tử lớn hơn các phần tử của A một đơn vị.
Lời giải:
a) Số đối của 4 là: -4;
Số đối của – 3 là: 3;
Số đối của 7 là: - 7;
Số đối của -12 là 12;
Vậy B = {-4; -3; -7; -12; 4; 3; 7; 12}.
b) Các phần tử của A sau khi cộng thêm 1 đơn vị là: 5; -2; 8; -11.
Vậy C = {5; -2; 8; -11}.
Lý thuyết Thứ tự trong tập hợp số nguyên
1. So sánh hai số nguyên
Khi biểu diễn hai số nguyên a, b trên trục số nằm ngang, nếu điểm a nằm bên trái điểm b thì ta nói a nhỏ hơn b hoặc b lớn hơn a và ghi là: a < b hoặc b > a.
Ví dụ:
Số −4 nằm bên trái số −2 nên ta nói −4 nhỏ hơn −2 và ghi là −4 < −2, hoặc ta nói −4 lớn hơn −2 và ghi −4 > −2.
Nhận xét:
− Mọi số nguyên dương đều lớn hơn 0.
− Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn 0.
− Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn bất kì số nguyên dương nào.
− Với hai số nguyên âm, số nào có số đối lớn hơn thì số đó nhỏ hơn.
Ví dụ: So sánh các cặp số sau:
a) 5 và −20;
b) −16 và −4.
Hướng dẫn giải
a) 5 là số nguyên dương và −20 là số nguyên âm nên 5 > −20.
Vậy 5 > −20.
b) Số đối của số −16 và −4 lần lượt là 16 và 4.
Vì 16 > 4 nên −16 < −4.
Vậy −16 < −4.
2. Thứ tự trong tập hợp số nguyên
Ví dụ: Sắp xếp các số − 5; 4; −2; 0; 2 theo thứ tự tăng dần.
Hướng dẫn giải
Ta xếp các số thành các nhóm rồi so sánh:
Nhóm 1: Các số nguyên âm: – 5 và – 2.
Số đối của – 5 và – 2 lần lượt là 5 và 2.
Vì 5 > 2 nên – 5 < – 2.
Do đó – 5 < – 2 < 0.
Nhóm 2: Các số nguyên dương: 4 và 2.
Ta có 2 < 4. Khi đó 0 < 2 < 4.
Do đó: – 5 < – 2 < 0 < 2 < 4.
Vậy các số đã cho được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: –5; –2; 0; 2; 4.