Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 15

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 15 có lời giải chi tiết. Tài liệu giống như đề kiểm tra cuối tuần, gồm có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em ôn luyện củng cố kiến thức đã học trong tuần qua.

Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức cả năm bản word có lời giải chi tiết 

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 15

I. Kiến thức trọng tâm:

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản 

- Luyện tập về biện pháp điệp từ, điệp ngữ.

- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ.

II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

VẼ TRỨNG

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 15 (ảnh 1)

Ngay từ nhỏ, cậu bé Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã rất thích vẽ. Cha cậu đưa cậu đến nhờ nhà danh họa Vê-rô-ki-ô dạy dỗ. Suốt mười mấy ngày đầu, thầy Vê-rô-ki-ô chỉ cho Lê-ô-nác-đô vẽ trứng. Cậu bé vẽ hết quả này đến quả khác và đã bắt đầu tỏ vẻ chán ngán. Thầy Vê-rô-ki-ô bèn bảo: 

- Con đừng tưởng vẽ trứng là dễ! Trong một nghìn quả trứng xưa nay không có lấy hai quả hoàn toàn giống nhau đâu. Muốn thể hiện thật đúng hình dáng của từng quả trứng, người họa sĩ phải rất khổ công mới được.     

Thầy lại nói: - Tập vẽ đi vẽ lại quả trứng thật nhiều lần, con sẽ biết quan sát sự vật một cách tỉ mỉ và miêu tả nó trên giấy vẽ một cách chính xác. Đến lúc ấy, con muốn vẽ bất cứ cái gì cũng đều có thể vẽ được như ý.    

Lê-ô-nác-đô hiểu ra và miệt mài tập vẽ.   

Sau nhiều năm khổ luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành nhà danh họa kiệt xuất. Các tác phẩm của ông được trân trọng trưng bày ở nhiều bảo tàng lớn trên thế giới, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Không những thế, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kĩ sư và là nhà bác học lớn của thời đại Phục hưng. 

                                                  (theo XUÂN YẾN) 

- Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi: danh hoạ người I-ta-li-a 

- Khổ luyện: dày công luyện tập, không nề hà vất vả. 

- Kiệt xuất: có tài năng, giá trị nổi bật 

- Thời đại Phục hưng: thời kì có những tiến bộ vượt bậc về văn hoá, khoa học, kinh tế và xã hội ở châu Âu, từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi là ai?

A. Danh họa người Hà Lan.

B. Danh họa người I-ta-li-a.

C. Nhạc sĩ nổi tiếng người I-ta-li-a.

D. Nhạc sĩ nổi tiếng người Hà Lan.

Câu 2: Ngay từ nhỏ cậu bé Lê-ô-nác-đô đã yêu thích điều gì?

A. Thích những bản nhạc

B. Thích ngắm những quả trứng

C. Thích vẽ

D. Thích ngắm những vật có hình tròn

Câu 3: Trước niềm yêu thích của Lê-ô-nác-đô, cha của cậu đã làm gì?

A. Ngăn cấm cậu vì ông không muốn con trai mình theo nghệ thuật.

B. Đưa cậu đến nhờ nhà danh họa Vê-rô-ki-a dạy dỗ.

C. Đưa cậu đến nhờ nhạc sĩ nổi tiếng Vê-rô-ki-a dạy dỗ.

D. Hằng ngày yêu cầu cậu ở nhà phải vẽ những quả trứng để ông kiểm tra.

Câu 4: Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán?

A. Vì thầy Vê-rô-ki-a bắt cậu học rất nhiều kĩ thuật khó trong hội họa.

B. Vì thầy Vê-rô-ki-a, trong suốt mười mấy ngày đầu chỉ cho Lê-ô-nác-đô vẽ trứng.

C. Vì Lê-ô-nác-đô phát hiện ra mình không thích vẽ như mình tưởng.

D. Vì Lê-ô-nác-đô phát hiện ra những quả trứng còn thú vị hơn những nét vẽ, màu vẽ.

Câu 5: Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ trứng để làm gì?

A. Để biết cách quan sát sự vật một cách tỉ mỉ, miêu tả nó trên giấy vẽ chính xác.

B. Để nhận ra vẻ đẹp của những vật hình tròn đặc biệt là những quả trứng.

C. Để thêm yêu những vật bé nhỏ, vô tri xung quanh mình.

D. Để thầy có nhiều thời gian đi chơi mà không phải ở nhà dạy Lê-ô-nác-đô.

Câu 6: Sau khi nghe lời thầy nói, Lê-ô-nác-đô đã thay đổi như thế nào?

A. Lê-ô-nác-đô chuyển sang nghiên cứu toán học vì bắt đầu yêu thích những hình vẽ.

B. Lê-ô-nác-đô chuyển sang tìm hiểu và nghiên cứu công nghệ ấp trứng gà.

C. Lê-ô-nác-đô chuyển sang làm kinh tế, lấy gà và trứng gà làm đối tượng để kinh doanh.

D. Lê-ô-nác-đô hiểu ra và miệt mài tập vẽ.

III. Luyện tập 

Câu 1: Xác định và nêu tác dụng của điệp từ, điệp ngữ trong bài thơ sau:

EM YÊU NHÀ EM

Chẳng đâu bằng chính nhà em

Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo

Có nàng gà mái hoa mơ

Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong

 

Có bà chuối mật lưng ong.

Có ông ngô bắp râu hồng như tờ

Có ao muống với cá cờ

Em là chị Tấm đợi chờ bống lên

 

Có đầm ngào ngạt hoa sen

Ếch con học nhạc, dế mèn ngâm thơ

Dù đi xa thật là xa

Chẳng đâu vui được như nhà của em.

Đoàn Thị Lam Luyến

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Câu 2: Chọn một từ phù hợp trong ngoặc kép thay cho các chỗ trống trong bài ca dao sau:

(đợi, trông, chờ)

Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn …...... nhiều bề.

…........ trời, ......... đất, ......... mây,

……..... mưa, .......... nắng, .......... ngày, …….... đêm.

……..... cho chân cứng đá mềm,

Trời yên, biển lặng mới yên tấm lòng.

Ca dao

Câu 3: Nêu tác dụng của việc sử dụng từ em chọn.

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Câu 4: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc cho bài thơ em đã đọc, đã nghe. 

* Gợi ý:

- Mở bài: Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả và nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.

- Thân bài:

+ Nêu những điều em thích ở bài thơ.

+ Nêu tình cảm cảm xúc của em về bài thơ

- Thân bài: Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em về bài thơ.

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

Xem thêm các tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 14

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 15

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 16

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 17

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 18

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 19

Đánh giá

0

0 đánh giá