Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 14 có lời giải chi tiết. Tài liệu giống như đề kiểm tra cuối tuần, gồm có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em ôn luyện củng cố kiến thức đã học trong tuần qua.
Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức cả năm bản word có lời giải chi tiết
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 14
CHỦ ĐỀ 4: NGHỆ THUẬT MUÔN MÀU
I. Kiến thức trọng tâm:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản
- Biện pháp điệp từ, điệp ngữ.
- Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ.
II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CÓ NHỮNG DẤU CÂU
Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.
Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không có gì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện.
Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh ta cũng không biết. Anh ta đã đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều.
Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh ta không liệt kê được nữa, không còn giải thích được hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗi cho tất cả, trừ chính mình.
Cứ mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích, dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy. Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết.
Thiếu những dấu câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn không hay, không ý nghĩa, nhưng đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng vô vị, cũng mất ý nghĩa như vậy.
Mong bạn hãy giữ gìn những dấu câu của mình, bạn nhé !
(Theo Hồng Phương)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Sau khi đánh mất dấu phẩy, anh chàng trong câu chuyện trở thành một người như thế nào?
A. Sợ những câu phức tạp, chỉ tìm những câu đơn giản.
B. Nói nhanh không ngừng nghỉ khiến mọi người khó theo dõi.
C. Bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu.
D. Nói chậm dãi, nghỉ nhiều khiến ai cũng sốt ruột khi nghe anh ta nói
Câu 2. Sau khi đánh mất dấu chấm than, anh chàng trở thành một người như thế nào?
A. Rụt rè, nhút nhát, không dám đề nghị, nhờ cậy ai cả.
B. Trở thành một người không có cảm xúc
C. Trở thành một người kể lể dài dòng, không đi vào trọng tâm.
D. Đánh mất khả năng học hỏi.
Câu 3. Sau khi đánh mất dấu chấm hỏi, anh chàng trở thành một người như thế nào?
A. Không có chính kiến, không dám chứng tỏ bản thân mình.
B. Không thể diễn đạt suy nghĩ của mình cho người khác hiểu.
C. Trở thành người ăn nói cộc lốc, trống không.
D. Chẳng bao giờ hỏi ai nữa, đánh mất khả năng học hỏi.
Câu 4. Sau khi đánh mất dấu hai chấm, anh chàng trở thành một người như thế nào?
A. Trong đầu luôn tràn ngập những câu hỏi không có lời giải đáp.
B. Không liệt kê được nữa, không giải thích được hành vi của mình nữa.
C. Trở thành người trầm cảm, u uất, không thể giao tiếp với mọi người.
D. Không có chính kiến, không dám chứng tỏ bản thân mình.
Câu 5. Điều gì xảy ra với anh chàng khi anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép?
A. Anh ta quên mất cách tư duy, chỉ biết trích dẫn lời của người khác mà không phát biểu được ý kiến của mình.
B. Trong đầu luôn tràn ngập những câu hỏi không có lời giải đáp.
C. Anh ta quên mất đi quá khứ của chính mình.
D. Anh ta không thể chia sẻ, trò chuyện với những người xung quanh được nữa.
III. Luyện tập:
Câu 1. Chỉ rõ từng điệp ngữ (từ ngữ được lặp lại) trong đoạn thơ, đoạn văn dưới đây và cho biết tác dụng của nó. (Nhằm nhấn mạnh ý gì, hoặc gợi cảm xúc gì cho người đọc?)
a)
Ai dậy sớm
Đi ra đồng,
Có vừng đông
Đang chờ đón.
Ai dậy sớm
Chạy lên đồi,
Cả đất trời
Đang chờ đón.
Võ Quảng
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
b)
Mồ hôi mà đổ xuống đồng,
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
Mồ hôi mà đổ xuống vườn,
Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm.
Mồ hôi mà đổ xuống đầm,
Cá lội phía dưới, rau nằm phía trên.
Thanh Tịnh
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Câu 2. Trong đoạn thơ dưới đây, tác giả đã dùng những điệp ngữ nào? Những điệp ngữ đó đã có tác dụng gây ấn tượng và gợi cảm xúc gì sâu sắc trong lòng người đọc?
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường.
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người…
Tố Hữu
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
Câu 3: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc cho bài thơ em đã đọc, đã nghe.
* Gợi ý:
- Mở bài: Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả và nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.
- Thân bài:
+ Nêu những điều em thích ở bài thơ.
+ Nêu tình cảm cảm xúc của em về bài thơ
- Thân bài: Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em về bài thơ.
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
Xem thêm các tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 13
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 14
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 15
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 16
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 17
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 18