Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 12

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 12 có lời giải chi tiết. Tài liệu giống như đề kiểm tra cuối tuần, gồm có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em ôn luyện củng cố kiến thức đã học trong tuần qua.

Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức cả năm bản word có lời giải chi tiết 

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 12

I. Kiến thức trọng tâm:

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản 

- Dấu gạch ngang.

- Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện. 

II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

THẦY GIÁO MỚI

Sáng hôm nay, chúng tôi đón thầy giáo mới.

          Giờ học đến, thầy ngồi vào bàn, chốc chốc lại thấy một người học trò cũ qua cúi chào. Cũng có người vào bắt tay thầy và thăm hỏi thầy một cách rất cung kính. Đủ biết học trò cũ quyến luyến thầy biết nhường nào và như muốn được ở gần thầy.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tuần 12 (ảnh 1)

Đến bài chính tả, thầy xuống bục, đi lại trong các hàng ghế đọc cho chúng tôi viết. Thấy một học trò mặt lấm tấm mụn đỏ, thầy ngừng đọc, lại gần tay sờ trán và hỏi: “Con làm sao vậy?”. Thừa lúc thầy quay lưng lại, một anh học trò bàn dưới leo lên ghế, lắc lư người như trượt băng. Bất ngờ, thầy ngoảnh lại bắt gặp, anh chàng vội ngồi ngay xuống cúi đầu đợi phạt. Nhưng thầy khẽ đập vào vai bạn học trò kia, nói rằng: “Không được làm thế nữa”. Rồi thầy trở về chỗ đọc nốt bài chính tả.

Khi viết xong, thầy yên lặng nhìn chúng tôi một lúc lâu rồi ôn tồn nói:

- Các con ơi! Hãy nghe ta! Chúng ta cùng nhau trải qua một năm học. Các con phải chăm chỉ, ngoan ngoãn. Ta không có gia đình. Các con là gia đình của ta. Năm ngoái, mẹ ta còn, bây giờ người đã khuất. ta chỉ còn có một mình. Ngoài các con ra ở trên đời này, ta không còn có ai nữa; ngoài sự yêu thương các con, ta không còn yêu thương ai hơn nữa. Các con như con ta. Ta sẽ yêu các con. Đáp lại, các con phải yêu ta. Ta không muốn phạt một người nào cả. Các con phải tỏ ra là những trẻ có tâm hồn. Trường ta sẽ là một gia đình, các con sẽ là mối an ủi và niềm tự hào của ta. Ta không cần phải hỏi lại các con vì ta tin rằng trong lòng các con, ai ai như cũng “vâng lời”, nên ta có lời cảm ơn các con.

Thầy nói dứt lời thì trống trường vang lên. Chúng tôi yên lặng xuống sân. Anh học trò vô lễ ban nãy rón rén lại gần thầy giáo, run run nói:

- Thưa thầy, xin thầy tha lỗi cho con.

Thầy gật đầu và bảo:

- Tốt lắm! Cho con về.

(Theo Những tấm lòng cao cả - A-mi-xi)

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Các học trò cũ có hành động gì khi đi qua lớp gặp lại thầy giáo của mình? 

A. Cúi chào thầy, bắt tay và thăm hỏi thầy một cách cung kính

B. Vui vẻ chào thầy thật to

C. Tặng thầy những món quà nhỏ do chính nhà mình làm ra

D. Xin được ngồi cuối lớp để nghe thầy giảng bài.

Câu 2. Việc các học trò cũ qua cửa lớp đều chào thầy cho biết điều gì? 

A. Học trò cũ đều chưa quên thầy giáo.

B. Học trò cũ đều rất lễ phép

C. Học trò cũ quyến luyến thầy và muốn ở gần thầy

D. Học trò cũ rất hoạt bát và tự tin

Câu 3. Hành động của thầy giáo mới đối với học sinh trong lớp cho thấy được điều gì?

A. Thầy rất vui tính và hài hước.

B. Thầy quan tâm ân cần, dịu dàng và bao dung với học trò.

C. Thầy luôn dạy học sinh những bài học ý nghĩa trong cuộc sống

D. Thầy là một giáo viên có chuyên môn tốt.

Câu 4. Thầy giáo đã dặn dò học sinh những điều gì? 

A. Phải chăm ngoan học giỏi để cha mẹ vui lòng.

B. Luôn tự tin và không bao giờ được bỏ cuộc.

C. Phải chăm chỉ và ngoan ngoãn, luôn coi trường lớp là gia đình, yêu thầy mến bạn.

D. Phải biết đoàn kết với các bạn trong lớp

Câu 5. Tình cảm của người thầy giáo đối với học sinh như thế nào? 

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

III. Luyện tập 

Câu 1: Đọc mẩu chuyện dưới đây và ghi lại tác dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong từng trường hợp:

CÁI BẾP LÒ

Sáng tháng chạp. Trời rét căm căm. Hai bên đường đi, cánh đồng phủ kín tuyết trắng. Tôi đi ngược gió, mũ sụp xuống mắt, cổ áo da che kín mũi. Chợp tôi thấy bên đường, trước mặt tôi, một em bé trai quãng mười tuổi. Em đi đầu trần, mặt mũi đỏ ửng lên vì rét. Hai tay thủ trong túi, em đi rất nhanh.

 (1) Chào bác (2) Em bé nói với tôi.

 (3) Cháu đi đâu vậy? (4) Tôi hỏi em.

(5) Thưa bác, cháu đi học.

(6) Sáng nay rét lắm. Thế mà cháu vẫn đi à?

(7)Thưa bác, vâng. Rét lắm, mà nhà cháu lại không đốt lò sưởi. Chúng cháu rét cóng cả người.

(8) Nhà cháu không có than ủ ư?

(9) Thưa bác, than đắt lắm.

(10) Cháu thích đi học lắm phải không? Cháu yêu trường chứ? Cháu yêu thầy chứ?

Đôi mắt xanh đẹp đẽ của em bé sáng long lanh khi em đáp lời tôi:

(11) Thưa bác, vâng.... Cháu yêu thầy giáo lắm... Thầy có cả một cái bếp lò....

Theo A. Đô-Đê

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Câu 2: Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong mỗi câu dưới đây:

a. Chú hề vội tiếp lời:  

(1) Tất nhiên rồi. Khi một con hươu mất sừng, cái sừng mới sẽ mọc ra. Sau khi đêm thay thế cho ngày, ngày lại thế chỗ của đêm.  

(2) Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy...   (3) Giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần. Nàng đã ngủ. 

Chú hề đắp chăn cho công chúa rồi rón rén ra khỏi phòng.

Theo Phơ-bơ 

b. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương (1) con gái vua Hùng Vương thứ 18 (2) theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao.

Theo Đoàn Minh Tuấn

c. Thiếu nhi tham gia công tác xã hội:

(1) Tham gia tuyên truyền, cổ động cho các phong trào.

(2) Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh trường lớp, xóm làng.

– (3) Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ; giúp đỡ người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn.

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Câu 3: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện mà em đã được đọc, được nghe. 

* Gợi ý:

- Mở đoạn: 

+ Giới thiệu về câu chuyện mà em đã được đọc, được nghe

- Triển khai:

+ Kể tóm tắt nội dung câu chuyện.

+ Nêu những điều em yêu thích ở câu chuyện.

+ Thể hiện tình cảm, cảm xúc của em đối với câu chuyện.

- Kết đoạn 

+ Khẳng định giá trị của câu chuyện và nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em. 

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

Xem thêm các tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 11

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 12

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 13

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 14

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 15

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 16

Đánh giá

0

0 đánh giá