Với giải Câu hỏi trang 160 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 36: Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa lí 12 Bài 36: Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm
Câu hỏi trang 160 Địa Lí 12: Dựa vào hình 36.2 và thông tin trong bài, hãy:
- Xác định vị trí của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Trình bày quá trình hình thành và phát triển của vùng.
- Nêu các nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển của vùng.
Lời giải:
- Xác định vị trí: gồm các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
- Quá trình hình thành và phát triển: được thành lập năm 1997, gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là: Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Năm 2004, bổ sung thêm tỉnh Bình Định. Năm 2021, diện tích vùng hơn 28 nghìn km2, số dân hơn 6,6 triệu người (chiếm 6,7% dân số cả nước).
- Các nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển:
+ Nguồn lực:
• Vị trí địa lí: nằm ở vị trí trung gian và bản lề, có ý nghĩa chiến lược trong giao lưu kinh tế Bắc - Nam và Đông – Tây; là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, ác nước trong khu vực như Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.
• Điều kiện tự nhiên: địa hình chuyển tiếp từ khu vực đồi núi, đồng bằng đến ven biển, đảo, thuận lợi xây dựng cơ cấu kinh tế kết hợp nông – lâm – thủy sản. Khí hậu nóng ẩm, địa hình đất đai đa dạng nên thảm thực vật phong phú, diện tích rừng lớn, chiếm hơn 10% diện tích cả nước (2021). Vùng biển rộng lớn, hải sản phong phú, đường bờ biển khúc khuỷu với nhiều vũng, vịnh,… thuận lợi xây dựng cảng nước sâu.
• Nguồn lao động: số dân khá đong, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, trình độ lao động đang được nâng cao.
• Cơ sở hạ tầng: mạng lưới giao thông vận tải được đầu tư phát triển, có các tuyến đường huyết mạch đi qua như quốc lộ 1, đường sắt Bắc – Nam,…; cảng nước sâu (Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định,…), cảng hàng không quốc tế (Đà Nẵng, Phú Bài).
• Đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng của vùng là Đà Nẵng. Đang phát triển mạng lưới đô thị hiện đại với hạt nhân là Đà Nẵng, Huế; các cơ sở đào tạo nghiên cứu của vùng đang được đầu tư để hiện đại hóa.
+ Thực trạng phát triển kinh tế: GRDP liên tục tăng, đóng góp khoảng 5,4% trong GDP cả nước (2021). Công nghiệp xây dựng phát triển mạnh, chiếm 30% GRDP vùng, chủ yếu từ nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Dịch vụ có vai trò quan trọng, đóng góp hơn 40% GRDP vùng (2021). Ngành nông – lâm – thủy sản chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành thủy sản, giảm tỉ trọng ngành nông, lâm nghiệp.
+ Định hướng phát triển:
• Tập trung vào khu vực ven biển Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi trở thành trung tâm dịch vụ, công nghiệp, đào tạo, y tế, khoa học công nghệ chất lượng cao; trung tâm logistics và du lịch biển; trong đó TP Đà Nẵng là cực tăng trưởng; giữ vai trò quan trọng trong liên kết và thúc đẩy phát triển các vùng duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.
• Tiếp tục hình thành, phát triển hệ thống đô thị ven biển, các trung tâm du lịch biển, du lịch sinh thái mang tầm khu vực và quốc tế; trung tâm công nghiệp lọc hóa dầu quốc gia, công nghiệp ô tô – phụ trợ ngành cơ khí, khu công nghệ cao. Phát triển các cảng biển và dịch vụ cảng biển, hạ tầng và các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá,…
Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 158 Địa Lí 12: Dựa vào hình 36.1 và thông tin trong bài, hãy:...
Câu hỏi trang 160 Địa Lí 12: Dựa vào hình 36.2 và thông tin trong bài, hãy:...
Câu hỏi trang 162 Địa Lí 12: Dựa vào hình 36.3 và thông tin trong bài, hãy:...
Câu hỏi trang 164 Địa Lí 12: Dựa vào hình 36.4 và thông tin trong bài, hãy:...
Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 34. Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long .
Bài 35. Thực hành: Tìm hiểu về biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long
Bài 36. Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm
Bài 37. Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
Bài 38. Thực hành: Tìm hiểu về chủ quyền biển đảo của Việt Nam