Dựa vào hình 32.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày tình hình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ở vùng Đông Nam Bộ

23

Với giải Câu hỏi trang 144 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 32: Phát triển kinh tế – xã hội ở Đông Nam Bộ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí 12 Bài 32: Phát triển kinh tế – xã hội ở Đông Nam Bộ

Câu hỏi trang 144 Địa Lí 12: Dựa vào hình 32.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày tình hình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ở vùng Đông Nam Bộ.

Dựa vào hình 32.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày tình hình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp

Lời giải:

Là ngành chiếm tỉ trọng không lớn nhứng có vai trò quan trọng cho sự phát triển bền vững của vùng. Năm 2021, ngành chiếm 5,7% cơ cấu GRDP của vùng, các thành tựu khoa học – công nghệ đang được ứng dụng vào sản xuất và chế biến sản phẩm.

- Nông nghiệp:

+ Trồng trọt: cơ cấu cây trồng đa dạng, cây công nghiệp lâu năm, cây hàng năm, cây ăn quả,… Cao su, cà phê, điều trồng trên quy mô lớn ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Mía, lạc,… trồng ở Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu. Cây ăn quả trồng nhiều ở Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước. Các giống cây mới được trồng cho năng suất cao.

+ Chăn nuôi: đẩy mạnh phát triển đàn bò, lợn, gia cầm,… Chăn nuôi bò sữa phát triển ở Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai theo hướng ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển ở các tỉnh trong vùng, chuyển đổi mạnh sang hướng nuôi công nghiệp, đặc biệt ở Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh.

- Lâm nghiệp: diện tích rừng là 479,8 nghìn ha, trong đó rừng trồng là 222,5 nghìn ha (2021). Phân bố chủ yếu ở khu vực đồi núi thuộc Bình Phước, Đồng Nai, ven biển TP Hồ Chí Minh,… Đồng Nai và Bình Phước có diện tích rừng lớn nhất (chiếm 71,2% tổng diện tích). Năm 2021, sản lượng gỗ khai thác đạt 451,3 nghìn m3, chủ yếu từ gỗ tràm, keo, cao su,… Hoạt động bảo vệ rừng được chú trọng phát triển, đặc biệt tại các vườn quốc gia như Cát Tiên, Côn Đảo, Bù Gia Mập, Lò Gò – Xa Mát; Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai; rừng ngập mặn Cần Giờ.

- Thủy sản: năm 2021, sản lượng thủy sản đạt hơn 518 nghìn tấn (chiếm 5,9% cả nước). Trong đó sản lượng khai thác khoảng 374 nghìn tấn (chiếm 9,5% cả nước).

+ Nuôi trồng thủy sản nước ngọt diễn ra tại các lòng hồ Dầu Tiếng, Trị An và các sông lớn như sông Đồng Nai, Sài Gòn, Thị Vải,… Khu vực ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh tiến hành nuôi trồng nhiều loại hản sản như tôm, cá,… Năm 2021, diện tích nuôi trồng khoảng 23 nghìn ha.

+ Khai thác thủy sản phát triển chủ yếu ở khu vực ven bờ và ngoài khơi, phương tiện khai thác ngày càng hiện đại.

- Định hướng phát triển: tăng hiệu quả trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi tập trung gắn với chế biến và thương hiệu sản phẩm. Quy hoạch một số khu vực sản xuất thành vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như vùng sản xuất rau và hoa, sản xuất cây ăn quả xuất khẩu, chăn nuôi lợn, nuôi tôm nước ngọt và nước lợ,…

Đánh giá

0

0 đánh giá