Đông Nam Bộ là vùng giàu tiềm năng phát triển kinh tế, có nền kinh tế năng động nhất nước ta

94

Với giải Mở đầu trang 137 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 32: Phát triển kinh tế – xã hội ở Đông Nam Bộ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí 12 Bài 32: Phát triển kinh tế – xã hội ở Đông Nam Bộ

Mở đầu trang 137 Địa Lí 12: Đông Nam Bộ là vùng giàu tiềm năng phát triển kinh tế, có nền kinh tế năng động nhất nước ta. Vậy thế mạnh và hạn chế trong phát triển kinh tế của vùng là gì? Tình hình phát triển các ngành kinh tế ra sao?

Lời giải:

- Thế mạnh và hạn chế trong phát triển kinh tế của vùng:

+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: địa hình tương đối bằng phẳng, đất badan khá màu mỡ, đất xám bạc màu, đất phù sa; khí hậu cận xích đạo gió mùa, ít chịu ảnh hưởn của bão; có các sông, hồ lớn, nguồn nước khoáng, nước nóng; có các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển thế giới, hệ động – thực vật phong phú; nhiều dầu mỏ và khí tự nhiên, sét, cao lanh, đá axit; sinh vật biển phong phú, ngư trường rộng, nhiều bãi biển đẹp, bờ biển nước sâu. Mùa khô kéo dài, thủy triều, xâm nhập mặn, tác động của biến đổi khí hậu.

+ Điều kiện kinh tế - xã hội: số dân đông, lao động dồi dào, lao động có trình độ chuyên môn cao; cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện; dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài; là trung tâm khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo của cả nước; nhiều chính sách phát triển. Tỉ lệ gia tăng dân số cơ học cao; cơ sở hạ tầng, vật chất – kĩ thuật nhiều nơi xuống cấp; thị trường nhiều biến động.

- Tình hình phát triển các ngành kinh tế:

+ Công nghiệp: phát triển, năm 2021 chiếm 38% GRDP vùng, cơ cấu ngành đa dạng, đa dạng hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

+ Dịch vụ: chiếm hơn 42% GRDP vùng năm 2021, phát triển đa dạng, khá toàn diện.

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: năm 2021, chiếm 4,7% GRDP vùng, vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của vùng.

Đánh giá

0

0 đánh giá