Chứng minh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về khoáng sản

150

Với giải Câu hỏi trang 101 Địa lí 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 24: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí 12 Bài 24: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Câu hỏi trang 101 Địa Lí 12: Dựa vào hình 24.1, 24.2, và thông tin trong bài, hãy:

- Chứng minh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về khoáng sản.

- Trình bày hiện trạng khai thác và chế biến một số loại khoáng sản.

- Nêu một số định hướng phát triển trong khai thác thế mạnh về khoáng sản của vùng.

Dựa vào hình 24.1, 24.2, và thông tin trong bài, hãy: Chứng minh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Lời giải:

- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có thế mạnh về khoáng sản:

+ Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta, tập trung nhiều loại khoáng sản có ý nghĩa quan trọng thuộc các nhóm: năng lượng, kim loại, phi kim loại.

+ Khoáng sản năng lượng: tập trung nhiều ở Thái Nguyên, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình,…

+ Khoáng sản kim loại: quặng sắt trữ lượng lớn phân bố ở Lào Cai, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang,…; thiếc, von-phram phân bố tập trung ở Cao Bằng, Tuyên Quang; đồng ở nhiều nơi, tập trung ở Lào Cai, Sơn La. Ngoài ra còn có chì, kẽm, man-gan, vàng,…

+ Khoáng sản phi kim loại: a-pa-tít ở Lào Cai, đất hiếm ở Lai Châu, đá vôi ở nhiều tỉnh.

- Hiện trạng khai thác và chế biến một số loại khoáng sản: phát triển từ lâu đời, là thế mạnh nổi trội

+ Công nghiệp khai thác quặng kim loại và phi kim: khai thác sắt ở Trại Cau (Thái Nguyên), Tùng Bá (Hà Giang), Quý Xa (Lào Cai); khai thác thiếc ở Tĩnh Túc (Cao Bằng); khai thác a-pa-tít ở Cam Đường (Lào Cai),…

+ Công nghiệp khai thác than: đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất công nghiệp khai khoáng, chủ yếu ở Thái Nguyên. Cung ứng nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp luyện kim và nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện của vùng.

+ Công nghiệp khai thác đá các loại: có mặt ở nhiều tỉnh với quy mô vừa và nhỏ.

- Một số định hướng phát triển: khai thác hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên khoáng sản:

+ Tăng cường vốn đầu tư, công nghệ, trang thiết bị tiên tiến đáp ứng cho việc khai thác, chế biến tại chỗ.

+ Đầu tư, nâng cấp xây dựng các tuyến đường giao thông phục vụ cho việc vận chuyển khoáng sản.

+ Thu hút đầu tư nước ngoài, hợp tác chuyển giao khoa học – công nghệ trong khai thác và chế biến khoáng sản.

+ Đẩy mạnh công tác khai thác, thăm dò những nguồn khoáng sản mới, quy hoạch tập trung diện tích khai thác, chú ý khai thác đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Đánh giá

0

0 đánh giá