Lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 25: Thực hành: Tìm hiểu ý nghĩa của phát triển kinh tế – xã hội đối với an ninh quốc phòng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí 12 Bài 25: Thực hành: Tìm hiểu ý nghĩa của phát triển kinh tế – xã hội đối với an ninh quốc phòng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Câu hỏi trang 106 Địa Lí 12: Dựa vào kiến thức đã học và các nguồn tài liệu tham khảo, hãy viết và trình bày báo cáo về ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với an ninh quốc phòng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Gợi ý nội dung báo cáo:
- Sơ lược về tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Ý nghĩa nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với an ninh quốc phòng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
II. CHUẨN BỊ
- Thu thập tư liệu từ internet, sách, báo, tạp chí, video,… để tìm hiểu thông tin về ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với an ninh quốc phòng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Xây dựng đề cương báo cáo bao gồm phần mở đầu, phần nội dung (giải quyết những vấn đề đặt ra trong phần mở đầu với các dữ liệu cụ thể, hình ảnh, số liệu, bảng biểu,…) và phần kết luận.
III. GỢI Ý MỘT SỐ THÔNG TIN THAM KHẢO
- Thu thập tài liệu về các nghị quyết, quyết định liên quan đến định hướng phát triển kinh tế - xã hội Trung du và miền núi Bắc Bộ; tình hình phát triển kinh tế - xã hội Trung du và miền núi Bắc Bộ từ các website: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ ; https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/ ; https://www.gso.gov.vn/so-lieu-thong-ke/
- Địa chí địa phương, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội hằng năm của các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Các nguồn tài liệu đã xuất bản, tranh ảnh, video,… có liên quan đến kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Lời giải:
Ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với an ninh quốc phòng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Thực trạng phát triển kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân năm trong giai đoạn 2011 - 2020 của Trung du và miền núi Bắc Bộ đạt 7,96%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp. Quy mô kinh tế được mở rộng, đạt 688,9 nghìn tỉ đồng vào năm 2020, chiếm 8,54% GDP cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt 54,14 triệu đồng/người. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, trong đó thủy điện, kinh tế cửa khẩu và du lịch trở thành những ngành kinh tế quan trọng; cơ cấu lao động chuyển dịch tương đối nhanh, tạo ra nhiều việc làm mới, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở mức thấp. Phát triển văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số đạt được nhiều tiến bộ. Các hoạt động liên kết của vùng được coi trọng gắn với đầu tư phát triển, từng bước hình thành và phát triển hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, gắn kết các địa phương, phát triển khu kinh tế cửa khẩu và các hình thức hợp tác xuyên biên giới. Công tác dân tộc, tôn giáo và chính sách xã hội, chính sách đối với người có công được thực hiện tốt; tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh; công bằng xã hội được bảo đảm. Công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu được chú trọng; tỉ lệ che phủ rừng đạt mức cao. Phát triển kinh tế - xã hội được kết hợp chặt chẽ với tăng cường quốc phòng, an ninh, nhất là an ninh biên giới và các địa bàn trọng yếu.
- Ý nghĩa nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với an ninh quốc phòng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+ Phát triển vùng là chủ trương xuyêt suốt và nhất quán của Đảng ta trong quá trình phát triển đất nước nhằm khai thác, phát huy cao nhất các tiềm năng, lợi thế của các vùng và địa phương trong cả nước để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
+ Phát triển nhanh và bền vững vùng, từng bước thu hẹp trình độ phát triển và mức sống của nhân dân trong vùng so với các vùng khác trong cả nước là nhiệm vụ hết sức quan trọng, có ý nghĩa không chỉ về kinh tế - xã hội mà trước hết là về chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của các địa phương trong vùng và cả nước.
+ Vùng có diện tích rộng lớn, việc phát triển kinh tế không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn củng cố được sức mạnh quốc phòng an ninh.
+ Vùng tiếp giáp Trung Quốc và Lào, có nhiều cửa khẩu thông thương. Đẩy mạnh phát triển kinh tế của vùng, xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng an ninh.
+ Vùng là nơi cư trú của nhiều dân tộc thiểu số, là căn cứ địa cách mạng, phát triển kinh tế góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc; đồng thời thực hiện chủ trương của Đảng về đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn. Qua đó, ổn định an ninh xã hội, góp phần đảm bảo quốc phòng an ninh.
Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 24. Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Bài 26. Phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Hồng
Bài 27. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ
Bài 28. Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ