Dựa vào thông tin mục 2 và hình 24.2, hãy phân tích vấn đề phát triển dịch vụ ở vùng Đồng bằng sông Hồng

73

Với giải Câu hỏi trang 109 Địa lí 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 24: Phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Hồng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí 12 Bài 24: Phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Hồng

Câu hỏi trang 109 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục 2 và hình 24.2, hãy phân tích vấn đề phát triển dịch vụ ở vùng Đồng bằng sông Hồng.

Dựa vào thông tin mục 2 và hình 24.2, hãy phân tích vấn đề phát triển dịch vụ

Lời giải:

Vùng có ngành dịch vụ phát triển mạnh, đóng góp 42,1% vào GRDP của vùng năm 2021. Cơ cấu ngành đa dạng, phát triển theo hướng hiện đại, hội nhập.

- Giao thông vận tải: phát triển nhanh, đồng bộ, hiện đại, đầy đủ các loại hình giao thông:

+ Đường ô tô phát triển nhanh cả về mạng lưới và chất lượng. Có các tuyến cao tốc (Hà Nội – Hải Phòng, Hải Phòng – Móng Cái, Hà Nội – Lào Cai), các tuyến quốc lộ 5, 10, 18, giúp kết nối các địa phương trong vùng và cả nước, quốc tế.

+ Đường sắt phát triển. Thủ đô Hà Nội là đầu mối đường sắt lớn nhất cả nước. Từ Hà Nội có các tuyến đi TP Hồ Chí Minh, Lào Cai, Lạng Sơn, Hải Phòng, Thái Nguyên. Tuyến đường sắt trên cao (Cát Linh – Hà Đông, Nhổn – ga Hà Nội) góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông ở Hà Nội.

+ Đường hàng không phát triển nhanh, có 3 cảng hàng không quốc tế là Nội Bài, Cát Bi và Vân Đồn.

+ Đường biển phát triển mạnh, có 4 cảng biển với nhiều bến cảng, cảng Hải Phòng là cảng đặc biệt, cảng Quảng Ninh là cảng loại I. Các tuyến đường biển quốc tế quan trọng là từ Hải Phòng – Hồng Công, Thượng Hải, Tô-ky-ô, Vla-đi-vô-xtốc; các tuyến đường biển nội địa từ Hải Phòng đi Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.

+ Đường sông có các tuyến giao thông ở sông Hồng, sông Đuống, sông Luộc, sông Đáy, sông Thái Bình,… vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa ở vùng.

+ Có khối lượng hàng hóa, hành khách vận chuyển lớn, chiếm tỉ trọng cao so với cả nước (lần lượt chiếm 44,9% và 36,4% năm 2021). Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng là 2 đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng.

- Thương mại phát triển mạnh:

+ Nội thương phát triển mạnh với hàng hóa phong phú, không ngừng nâng cao về chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Hình thức buôn bán đa dạng và ngày càng hiện đại hơn. Tổng mức bản lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhanh, năm 2021 chiếm 25,9% so với cả nước. Hà Nội là trung tâm thương mại lớn nhất vùng.

+ Ngoại thương: trị giá xuất khẩu tăng nhanh, chiếm tỉ trọng cao trong cả nước (chiếm gần 35% năm 2021). Các địa phương có giá trị xuất khẩu cao nhất là Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương,…

- Du lịch: là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển dựa trên tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa phong phú. Đa dạng loại hình du lịch, du lịch biển đảo và du lịch văn hóa là thế mạnh. Doanh thu du lịch lữ hành chiếm tỉ trọng cao trong cả nước, các điểm du lịch nổi tiếng: Hạ Long, Tràng An, Cát Bà, Cúc Phương,… Các trung tâm du lịch lớn là Hà Nội, Hạ Long, Hải Phòng.

- Các ngành dịch vụ khác:

+ Tài chính ngân hàng phát triển mạnh, ứng dụng nhiều phương thức mới trong kinh doanh (phát triển các mô hình ngân hàng số, gia tăng tiện ích,…). Hà Nội là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất vùng.

+ Bưu chính viễn thông ngày càng được hiện đại hóa, tạo điều kiện thúc đẩy việc chuyển đổi số trong các hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Các linhc vực khác như: giáo dục – đào tạo, y tế, logistics,… phát triển mạnh.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá