Dựa vào thông tin mục 2, hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế của điều kiện tự kinh tế - xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng

269

Với giải Câu hỏi trang 106 Địa lí 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 24: Phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Hồng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa lí 12 Bài 24: Phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Hồng

Câu hỏi trang 106 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin mục 2, hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế của điều kiện tự kinh tế - xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng.

Lời giải:

- Thế mạnh:

+ Dân cư và nguồn lao động: dân số đông, nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm khoảng 50% tổng dân số vùng. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất cả nước (37% tổng lao động). Nguồn lao động dồi dào, trình độ cao => thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học – công nghệ trong sản xuất và phát triển đa ngành kinh tế.

+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật thuộc loại tốt nhất cả nước. Giao thông vận tải nhiều loại hình, mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển rộng khắp, khả năng cung cấp điện, nước và các điều kiện cơ sở vật chất – kĩ thuật của các ngành kinh tế tốt => thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

+ Chính sách phát triển kinh tế: thực hiện chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn,… => thúc đẩy kinh tế của vùng tăng trưởng nhanh và hướng đến phát triển bền vững.

+ Vốn đầu tư: có vùng động lực phía bắc với tam giác là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Có sức hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước lớn. Năm 2022, vùng chiếm 33,6% tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và 30,2% tổng số vốn đăng kí của cả nước => thúc đẩy kinh tế của vùng phát triển nhanh.

+ Lịch sử - văn hóa: có truyền thống văn hóa và lịch sử lâu đời nhất nước ta, có nhiều di sản văn hóa thế giới, nhiều di tích lịch sử - văn hóa, các giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội,… => phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch.

- Hạn chế:

+ Số dân đông, mật độ dân số cao gây khó khăn cho giải quyết việc làm, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

+ Cơ sở hạ tầng ở một số nơi quá tải, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá