Giải SGK Địa Lí 12 Bài 27 (Kết nối tri thức): Thực hành: Tìm hiểu và viết báo cáo về ý nghĩa của phát triển kinh tế biển đối với quốc phòng an ninh ở Duyên hải Nam Trung Bộ

1.4 K

Lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 27: Thực hành: Tìm hiểu và viết báo cáo về ý nghĩa của phát triển kinh tế biển đối với quốc phòng an ninh ở Duyên hải Nam Trung Bộ sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí 12 Bài 27: Thực hành: Tìm hiểu và viết báo cáo về ý nghĩa của phát triển kinh tế biển đối với quốc phòng an ninh ở Duyên hải Nam Trung Bộ

1. Nội dung

Thu thập thông tin và viết báo cáo về ý nghĩa của phát triển kinh tế biển đối với quốc phòng an ninh ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

2. Nguồn tư liệu

- Thu thập thông tin từ sách, báo, tạp chí, internet,…

- Một số link tham khảo:

+ Phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, https://dangcongsan.vn/kinh-te/phat-trien-kinh-te-bien-gan-voi-dam-bao-quoc-phong-an-ninh-617364.html

+ Giải pháp phát triển các ngành kinh tế biển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ bảo đảm gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, thích ứng với biến đổi khí hậu, https://skhdt.binhdinh.gov.vn/vi/news/quy-hoach-ke-hoach/giai-phap-phat-trien-cac-nganh-kinh-te-bien-vung-bac-trung-bo-va-duyen-hai-trung-bo-bao-dam-gan-ket-giua-phat-trien-kinh-te-voi-bao-ve-tai-nguyen-moi-truong-bien-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau-543.html

3. Gợi ý cấu trúc báo cáo

Địa Lí 12 Kết nối tri thức Bài 27: Thực hành: Tìm hiểu và viết báo cáo về ý nghĩa của phát triển kinh tế biển đối với quốc phòng an ninh ở Duyên hải Nam Trung Bộ | Giải Địa 12

Trả lời:

Ý NGHĨA CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐỐI VỚI QUỐC PHÒNG AN NINH Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

1. Phát triển kinh tế biển đối với quốc phòng an ninh

- Phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội; giảm nghèo bền vững, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, bãi ngang, hải đảo. Đẩy mạnh liên kết nội vùng, giữa vùng với các vùng khác trong nước. Mở rộng quan hệ đối ngoại, nhất là với nước bạn Lào, các nước tiểu vùng sông Mê Công. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

- Phát triển năng động, nhanh và bền vững, mạnh về kinh tế biển kéo theo kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, có khả năng chống chịu cao với thiên tai, dịch bệnh và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu. Là cửa ngõ ra biển của vùng Tây Nguyên và nước bạn Lào, nơi các giá trị văn hoá, lịch sử và hệ sinh thái biển, đảo, rừng được bảo tồn và phát huy. Kinh tế phát triển đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo được bảo đảm vững chắc; các tổ chức đảng, hệ thống chính trị vững mạnh; khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường.

- Sự phát triển kinh tế hình thành nhiều khu đô thị, các vùng kinh tế động lực tạo không gian, diện mạo mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh.

2. Giữ vững an ninh quốc phòng đối với phát triển kinh tế

- Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân trong vùng…

- Nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo cho nhân dân; tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền biển đảo, góp phần nâng cao nhận thức của cho tất cả các cá nhân, tổ chức, địa phương có biển, đảo và không có biển, đảo trong việc phát triển kinh tế biển, đảo.

- Tiềm lực, thế trận quốc phòng, quân sự không ngừng được củng cố, tăng cường; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững nâng tầm vị thế của vùng, góp phần quan trọng vào phát triển đất nước nhanh, bền vững, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.

Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 26. Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Bài 27. Thực hành: Tìm hiểu và viết báo cáo về ý nghĩa của phát triển kinh tế biển đối với quốc phòng an ninh ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Bài 28. Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên

Bài 29. Phát triển kinh tế – xã hội ở Đông Nam Bộ

Bài 30. Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long

Bài 31. Thực hành: Viết báo cáo về biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long

Đánh giá

0

0 đánh giá