Lập bảng so sánh 3 miền địa lí tự nhiên của nước ta

251

Với giải Luyện tập 1 trang 22 Địa Lí 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 3: Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí 12 Bài 3: Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên

Luyện tập 1 trang 22 Địa Lí 12: Lập bảng so sánh 3 miền địa lí tự nhiên của nước ta.

Lời giải:

 

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Địa hình

Chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng, cao ở tây bắc thấp dần về phía đông nam. Phía đông nam là vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng, nhiều vịnh biển, đảo ven bờ và quần đảo, kiểu địa hình bờ biển mài mòn – bồi tụ.

Địa hình cao nhất cả nước, nhiều đỉnh núi cao trên 2000 m. Khu vực ven biển có kiểu địa hình bồi tụ - mài mòn, thềm lục địa thu hẹp, vùng biển có một số đảo.

Bao gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn, các cao nguyên ba-dan, đồng bằng châu thổ sông ở Nam Bộ và các đồng bằng nhỏ, hẹp ven biển Nam Trung Bộ. Vùng biển, đảo rộng lớn, có nhiều vịnh biển kín, nhiều đảo và quần đảo.

Khí hậu

Nền nhiệt độ thấp hơn so với 2 miền, mùa đông lạnh và kéo dài nhất cả nước do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kết hợp với yếu tố địa hình; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều

So với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nhiệt độ TB năm và nhiệt độ TB tháng 1 cao hơn, mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn (riêng vùng núi cao Tây Bắc có khí hậu lạnh, nhiệt độ TB năm < 15°C.

Cận xích đạo gió mùa, nền nhiệt độ cao, biên độ nhiệt năm nhỏ và khí hậu có 2 mùa mưa – khô rõ rệt, khí hậu có sự tương phản giữa 2 sườn Đông – Tây của Trường Sơn Nam.

Sông ngòi

Mật độ sông ngòi khá lớn với 2 hướng chính là vòng cung và tây bắc – đông nam, chế độ dòng chảy phân mùa rõ rệt, phù hợp với chế độ mưa

Sông hướng tây bắc – đông nam và hướng tây – đông, chế độ nước sông phản ánh chế độ mưa, mùa lũ chậm dần từ Tây Bắc xuống Bắc Trung Bộ.

Sông khá dày đặc, nhất là ở đồng bằng Nam Bộ, chế độ dòng chảy phân mùa sâu sắc, phù hợp với sự phân hóa địa hình và chế độ mưa.

Cảnh quan

Rừng nhiệt đới gió mùa, thành phần loài sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế. Vùng núi cao trên 600m xuất hiện đai rừng cận nhiệt đới trên núi với nhiều loài sinh vật cận nhiệt và ôn đới.

Rừng nhiệt đới gió mùa, ngoài sinh vật nhiệt đới còn có các loài thực vật phương nam. Vùng núi cao phổ biến các loài sinh vật cận nhiệt và ôn đới.

Rừng cận xích đạo gió mùa, phổ biến là các loài nhiệt đới, xích đạo. Trong rừng xuất hiện cây chịu hạn, rụng lá theo mùa. Ven biển có hệ sinh thái rừng ngập mặn với diện tích và tính đa dạng sinh học lớn nhất cả nước.

Khoáng sản

Nhiều khoáng sản trữ lượng nhỏ, chủ yếu là: than, sắt, thiếc, von-phram, chì, kẽm, vật liệu xây dựng, dầu khí ở thềm lục địa phíađông nam.

Chủ yếu là sắt, crôm, ti-tan, thiếc, a-pa-tít, đá vôi,…

Một số loại có trữ lượng lớn là dầu mỏ, khí tự nhiên ở thềm lục địa, bô-xít ở Tây Nguyên.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá