Dựa vào thông tin và hình 3.3, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

240

Với giải Câu hỏi trang 19 Địa Lí 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 3: Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí 12 Bài 3: Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên

Câu hỏi trang 19 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin và hình 3.3, hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Dựa vào thông tin và hình 3.3 hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Tây Bắc

Lời giải:

- Địa hình: địa hình cao nhất cả nước, nhiều đỉnh núi cao trên 2000 m

+ Khu vực Tây Bắc: dãy Hoàng Liên Sơn kéo dài theo hướng tây bắc – đông nam, các dãy núi dọc biên giới Việt – Lào cao TB 1800 m, trung tâm là các dãy núi, cao nguyên đá vôi xen kẽ bồn địa, lòng chảo.

+ Bắc Trung Bộ: vùng núi Trường Sơn Bắc có các dãy núi chạy song song và so le nhau hướng tây bắc – đông nam, dải đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều đồi núi sót, nhiều cồn cát đầm phá. Khu vực ven biển có kiểu địa hình bồi tụ - mài mòn, thềm lục địa thu hẹp, vùng biển có một số đảo.

- Khí hậu: so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nhiệt độ TB năm và nhiệt độ TB tháng 1 cao hơn, mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn (riêng vùng núi cao Tây Bắc có khí hậu lạnh, nhiệt độ TB năm < 15°C. Chế độ mưa phân mùa rõ rệt, Tây Bắc mưa nhiều vào mùa hạ còn Bắc Trung Bộ mưa nhiều vào thu – đông.

- Sông ngòi: sông hướng tây bắc – đông nam và hướng tây – đông, chế độ nước sông phản ánh chế độ mưa và khác nhau giữa các khu vực, mùa lũ chậm dần từ Tây Bắc xuống Bắc Trung Bộ.

- Cảnh quan: rừng nhiệt đới gió mùa, ngoài sinh vật nhiệt đới còn có các loài thực vật phương nam. Vùng núi cao phổ biến các loài sinh vật cận nhiệt và ôn đới.

- Khoáng sản: chủ yếu là sắt, crôm, ti-tan, thiếc, a-pa-tít, đá vôi,…

Đánh giá

0

0 đánh giá