Giải SGK Địa Lí 12 Bài 7 (Cánh diều): Đô thị hoá

1.1 K

Lời giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 7: Đô thị hoá sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí 12 Bài 7: Đô thị hoá

Mở đầu trang 37 Địa Lí 12: Đô thị hóa là một xu thế tất yếu trong quá trình công nghiệp hóa. Vậy đô thị hóa ở nước ta có đặc điểm gì? Sự phân bố mạng lưới đô thị ra sao? Đô thị hóa ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta như thế nào?

Lời giải:

- Đặc điểm đô thị hóa nước ta:

+ Lịch sử đô thị hóa lâu đời

+ Tỉ lệ dân thành thị liên tục tăng

+ Không gian đô thị mở rộng

- Phân bố mạng lưới đô thị rộng khắp cả nước, năm 2021 có 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 33 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, còn lại là đô thị loại IV, loại V.

- Đô thị hóa ở nước ta có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội.

I. Đặc điểm đô thị hóa

Câu hỏi trang 38 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta.

Lời giải:

- Lịch sử đô thị hóa:

+ Đô thị cổ đầu tiên là thành Cổ Loa từ thế kỉ thứ III TCN, thời phong kiến các đô thị có chức năng chủ yếu là hành chính, thương mại, quân sự, được hình thành ở những nơi thuận lợi về vị trí địa lí như Thăng Long (TK XI), Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng.

+ Thời Pháp thuộc nước ta có thêm một số đô thị lớn với chức năng chủ yếu là hành chính và quân sự: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định,…

+ Từ Cách mạng tháng Tám – 1975 quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, tỉ lệ dân thành thị và số lượng đô thị tăng chậm.

+ Từ 1975 – nay quá trình đô thị hóa đã có những chuyển biến tích cực, từ sau Đổi mới quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.

- Tỉ lệ dân thành thị liên tục tăng: dân số thành thị và tỉ lệ dân thành thị liên tục tăng lên, năm 2021 có 36,6 triệu dân thành thị (37,1% dân số) với 749 đô thị các loại.

- Không gian đô thị mở rộng:

+ Đô thị hóa diễn ra trên khắp cả nước, không gian đô thị được mở rộng, cảnh quan đô thị hiện đại và văn minh. Hình thành các vùng đô thị là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 vùng đô thị lớn, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

+ Những năm gần đây, nước ta đang phát triển các chuỗi và chùm đô thị tạo mối liên kết trong mỗi vùng và trên cả nước.

+ Lối sống thành thị ngày càng phổ biến, cảnh quan đô thị xanh – sạch – đẹp, các dịch vụ nâng cao chất lượng cuộc sống, cách ứng xử và giao tiếp văn minh, phong cách sống hiện đại không chỉ có ở các đô thị mà còn mở rộng về các vùng ven đô, vùng nông thôn đang dần đô thị hóa.

II. Mạng lưới đô thị

Câu hỏi trang 39 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy trình bày sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.

Lời giải:

- Năm 2021, nước ta đã hình thành được 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh), 22 đô thị loại I, 33 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, còn lại là đô thị loại IV, loại V.

- Mạng lưới đô thị phân bố rộng khắp các vùng trên cả nước. Các đô thị loại I và II tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch như: quốc lộ 1, 18, 5,…

III. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội

Câu hỏi trang 39 Địa Lí 12: Dựa vào thông tin bài học, hãy phân tích ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội.

Lời giải:

- Ảnh hưởng tích cực:

+ Các đô thị đặc biệt là các đô thị lớn hàng năm đóng góp tỉ lệ lớn vào ngân sách Nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.

+ Sự hình thành các khu đô thị mới với thiết kế hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đầy đủ tiện ích đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của đất nước, tạo cơ hội thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.

+ Đô thị hóa đã thu hút lực lượng lao dộng và dân cư khá lớn về các đô thị, tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, đồng thời giải quyết được nhiều việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

+ Từ đô thị, lối sống văn minh hiện đại lan tỏa về vùng nông thôn.

+ Đô thị đóng góp lớn trong việc thực hiện các hoạt động an sinh xã hội, giảm nghèo và liên kết với vùng nông thôn để đảm bảo an ninh quốc phòng.

- Ảnh hưởng tiêu cực: đô thị hóa diễn ra nhanh ở một số đô thị mang tính tự phát đã gây ra sức ép tới vấn đề việc làm, nhà ở, môi trường, giáo dục, y tế và an sinh xã hội.

Luyện tập & Vận dụng (trang 39)

Luyện tập 1 trang 39 Địa Lí 12: Dựa vào hình 6.1, hãy hoàn thành bảng thông tin về 5 đô thị theo mẫu dưới đây và nhận xét về đô thị hóa ở nước ta.

Dựa vào hình 6.1 hãy hoàn thành bảng thông tin về 5 đô thị theo mẫu dưới đây

Lời giải:

STT

Tên đô thị

Loại đô thị

Vị trí

1

Hà Nội

Đặc biệt

Hà Nội

2

Việt Trì

I

Phú Thọ

3

Móng Cái

II

Quảng Ninh

4

Cam Ranh

III

Khánh Hòa

5

Hà Tiên

III

Kiên Giang

- Nhận xét đô thị hóa nước ta: Năm 2021, nước ta đã hình thành được 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh), 22 đô thị loại I, 33 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, còn lại là đô thị loại IV, loại V. Mạng lưới đô thị phân bố rộng khắp các vùng trên cả nước. Các đô thị loại I và II tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch như: quốc lộ 1, 18, 5,…

Vận dụng 2 trang 39 Địa Lí 12: Tìm hiểu, thu thập tài liệu và viết một đoạn văn ngắn về ảnh hưởng của đô thị hóa đến vấn đề việc làm ở địa phương em.

Lời giải:

Đô thị hóa làm sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do lao động chuyển đến Thủ đô. Dân số tăng nhanh, nguồn lao động lớn, Hà Nội phải chịu áp lực thất nghiệp, điều này tạo áp lực lớn lên vấn đề giải quyết việc làm. Tỉ lệ thất nghiệp năm 2012 tại Hà Nội là 2,1%, trong khi cả nước chỉ chiếm 1,96%, cao hơn so với tỷ lệ chung của cả nước. Đô thị hóa dẫn đến giá đất tăng nhanh ở khu vực ngoại thành, người dân bán đất nông nghiệp nhưng không tìm được việc làm. Áp lực cạnh tranh việc làm tăng cao, nguồn thu nhập không ổn định khiến cho tỉ lệ người lao động thiếu việc làm và thất nghiệp tại Hà Nội ngày càng tăng.

Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 6. Dân số, lao động và việc làm

Bài 7. Đô thị hoá

Bài 8. Thực hành: Viết báo cáo về dân số, lao động và việc làm, đô thị hoá

Bài 9. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bài 10. Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

Bài 11. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 7. Đô thị hoá

I. ĐẶC ĐIỂM ĐÔ THỊ HÓA

1. Lịch sử đô thị hóa

+ Đô thị cổ đầu tiên là thành Cổ Loa từ thế kỉ thứ III TCN, thời phong kiến các đô thị có chức năng chủ yếu là hành chính, thương mại, quân sự, được hình thành ở những nơi thuận lợi về vị trí địa lí như Thăng Long (TK XI), Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng.

+ Thời Pháp thuộc nước ta có thêm một số đô thị lớn với chức năng chủ yếu là hành chính và quân sự: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định,…

+ Từ Cách mạng tháng Tám – 1975 quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, tỉ lệ dân thành thị và số lượng đô thị tăng chậm.

+ Từ 1975 – nay quá trình đô thị hóa đã có những chuyển biến tích cực, từ sau Đổi mới quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.

2. Tỉ lệ dân thành thị và số dân thành thị

- Liên tục tăng: dân số thành thị và tỉ lệ dân thành thị liên tục tăng lên, năm 2021 có 36,6 triệu dân thành thị (37,1% dân số) với 749 đô thị các loại.

Lý thuyết Địa Lí 12 Cánh diều Bài 7: Đô thị hoá

3. Không gian đô thị và lối sống đô thị

- Đô thị hóa diễn ra trên khắp cả nước, không gian đô thị được mở rộng, cảnh quan đô thị hiện đại và văn minh. Hình thành các vùng đô thị là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 vùng đô thị lớn, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Những năm gần đây, nước ta đang phát triển các chuỗi và chùm đô thị tạo mối liên kết trong mỗi vùng và trên cả nước.

- Lối sống thành thị ngày càng phổ biến, cảnh quan đô thị xanh – sạch – đẹp, các dịch vụ nâng cao chất lượng cuộc sống, cách ứng xử và giao tiếp văn minh, phong cách sống hiện đại không chỉ có ở các đô thị mà còn mở rộng về các vùng ven đô, vùng nông thôn đang dần đô thị hóa.

II. MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ

- Năm 2021, nước ta đã hình thành được 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh), 22 đô thị loại I, 33 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, còn lại là đô thị loại IV, loại V.

- Mạng lưới đô thị phân bố rộng khắp các vùng trên cả nước. Các đô thị loại I và II tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch như: quốc lộ 1, 18, 5,…

III. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

- Ảnh hưởng tích cực:

+ Các đô thị đặc biệt là các đô thị lớn hàng năm đóng góp tỉ lệ lớn vào ngân sách Nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.

+ Sự hình thành các khu đô thị mới với thiết kế hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đầy đủ tiện ích đã góp phần làm thay đổi bộ mặt của đất nước, tạo cơ hội thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.

+ Đô thị hóa đã thu hút lực lượng lao dộng và dân cư khá lớn về các đô thị, tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, đồng thời giải quyết được nhiều việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

+ Từ đô thị, lối sống văn minh hiện đại lan tỏa về vùng nông thôn.

+ Đô thị đóng góp lớn trong việc thực hiện các hoạt động an sinh xã hội, giảm nghèo và liên kết với vùng nông thôn để đảm bảo an ninh quốc phòng.

- Ảnh hưởng tiêu cực: đô thị hóa diễn ra nhanh ở một số đô thị mang tính tự phát đã gây ra sức ép tới vấn đề việc làm, nhà ở, môi trường, giáo dục, y tế và an sinh xã hội.

Đánh giá

0

0 đánh giá