Giải SBT Địa Lí 12 Bài 3 (Cánh diều): Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên

129

Với giải sách bài tập Địa Lí 12 Bài 3: Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập Địa Lí 12 Bài 3: Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên

Câu 1 trang 10 SBT Địa Lí 12: Nhiệt độ trung bình năm của nước ta

A. giảm dần từ Bắc vào Nam.

B. tăng dần từ Bắc vào Nam.

C. không thay đổi từ Bắc vào Nam.

D. giảm đều từ Bắc vào Nam.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng dần từ Bắc vào Nam.

Câu 2 trang 11 SBT Địa Lí 12: Biên độ nhiệt độ trung bình năm của nước ta

A. tăng dần từ Bắc vào Nam.

B. tăng đều từ Bắc vào Nam.

C. giảm dần từ Bắc vào Nam.

D. ổn định từ Bắc vào Nam.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Biên độ nhiệt độ trung bình năm của nước ta giảm dần từ Bắc vào Nam.

Câu 3 trang 11 SBT Địa Lí 12: Nhận định nào sau đây đúng với sự thay đổi của thực vật ở nước ta từ Bắc vào Nam?

A. Thực vật cận nhiệt và ôn đới chiếm ưu thế.

B. Thực vật cận nhiệt và ôn đới giảm dần.

C. Mất hắn các loài thực vật cận xích đạo.

D. Không còn các loài thực vật cận nhiệt.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Thực vật cận nhiệt và ôn đới giảm dần từ Bắc vào Nam do ảnh hưởng của khí hậu.

Câu 4 trang 11 SBT Địa Lí 12: Ranh giới của hai đới cảnh quan tự nhiên phía bắc và phía nam nước ta là

A. dãy Hoành Sơn.

B. dãy Bạch Mã.

C. dãy Hoàng Liên Sơn.

D. dãy Trường Sơn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Ranh giới của hai đới cảnh quan tự nhiên phía bắc và phía nam nước ta là dãy Bạch Mã.

Câu 5 trang 11 SBT Địa Lí 12: Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự phân hóa của thiên nhiên nước ta theo chiều Bắc - Nam là do

A. sự đa dạng của địa hình.

B. Tín phong bán cầu Bắc.

C. gió mùa kết hợp với địa hình.

D. gió Tây Nam và dãy Trường Sơn.

Lời giải:

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Sự phân hóa của thiên nhiên nước ta theo chiều Bắc - Nam là do gió mùa kết hợp với địa hình.

Câu 6 trang 11 SBT Địa Lí 12: Tiết trời lạnh, ít mưa, xuất hiện cây rụng lá là cảnh sắc thiên nhiên của

A. phần lãnh thổ phía Bắc vào mùa đông.

B. phần lãnh thổ phía Bắc vào mùa hạ.

C. phần lãnh thổ phía Nam vào mùa khô.

D. các vùng núi cao vào mùa đông.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Tiết trời lạnh, ít mưa, xuất hiện cây rụng lá là cảnh sắc thiên nhiên của phần lãnh thổ phía Bắc vào mùa đông.

Câu 7 trang 11 SBT Địa Lí 12: Độ ẩm thấp, ít mưa, xuất hiện cây chịu hạn, rụng lá là cảnh sắc thiên nhiên của

A. mùa đông ở phần lãnh thổ phía Bắc.

B. mùa mưa ở phần lãnh thổ phía Nam.

C. dãy núi Hoàng Liên Sơn.

D. mùa khô ở phần lãnh thổ phía Nam.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Độ ẩm thấp, ít mưa, xuất hiện cây chịu hạn, rụng lá là cảnh sắc thiên nhiên của mùa khô ở phần lãnh thổ phía Nam.

Câu 8 trang 12 SBT Địa Lí 12: Cảnh quan đặc trưng của phần lãnh thổ phía Nam nước ta là

A. đới rừng cận xích đạo gió mùa.

B. đới rừng nhiệt đới gió mùa.

C. đới rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.

D. đới rừng xích đạo.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Cảnh quan đặc trưng của phần lãnh thổ phía Nam nước ta là đới rừng cận xích đạo gió mùa.

Câu 9 trang 12 SBT Địa Lí 12: Từ đông sang tây, thiên nhiên của nước ta phân hóa thành 3 vùng, lần lượt là

A. vùng núi, vùng trung du, vùng đồng bằng.

B. vùng đồi núi; vùng đồng bằng ven biển; vùng biển, đảo.

C. vùng biển, đảo và thềm lục địa; vùng đồng bằng ven biển; vùng đồi núi.

D. vùng đồng bằng, vùng trung du, vùng núi.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Từ đông sang tây, thiên nhiên của nước ta phân hóa thành 3 vùng, lần lượt là: vùng biển, đảo và thềm lục địa; vùng đồng bằng ven biển; vùng đồi núi.

Câu 10 trang 12 SBT Địa Lí 12: Thềm lục địa ở nước ta có đặc điểm

A. mở rộng ở giữa, thu hẹp ở phía bắc và phía nam.

B. mở rộng ở phía bắc và phía nam, thu hẹp ở giữa.

C. thu hẹp dần từ Bắc vào Nam.

D. mở rộng dần từ Bắc vào Nam.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Thềm lục địa Việt Nam là phần ngầm dưới biển và lòng dất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa.

Câu 11 trang 12 SBT Địa Lí 12: Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D sau đây:

“Các đai cao tự nhiên được hình thành do sự giảm nhiệt độ theo độ cao. Tuy nhiên, các đai cao mang tính địa phương sâu sắc, tuỳ thuộc vào độ cao, hướng, vị trí, ... Ngoài ra, còn do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Nơi có gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, đai cao có xu hướng hạ thấp".

A. Các đai cao ở miền Nam thường có độ cao trung bình cao hơn các đai cao ở miền Bắc.

B. Ở khu vực Đông Bắc, các đai cao thường hạ thấp hơn do ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc.

C. Ở Tây Nguyên, các đai cao thường lên cao hơn do không có tác động của gió mùa Đông Bắc.

D. Ở hai đồng bằng châu thổ, các đai cao được thể hiện khá rõ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, B, C

Nhận định D chưa đúng. Vì, ở hai đồng bằng châu thổ, các đai cao sẽ không được thể hiện khá rõ vì các đai cao tự nhiên được hình thành do sự giảm nhiệt độ theo độ cao.

Câu 12 trang 12 SBT Địa Lí 12: Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D sau đây:

"Men theo sườn núi Hoàng Liên Sơn đi lên, có thể thấy sự thay đổi rõ rệt của thực vật. Ở độ cao 1 500- 1 700 m là kiểu rừng hỗn giao, đã vắng bóng các loài cây nhiệt đới, chỉ thấy những cây là kim như: thông, pơ-mu, liễu sam xen với một số cây lá rộng như: sồi, dẻ, đỗ quyên, ... Lên độ cao khoảng 2 000 m, rừng pơ-mu, thông phát triển. Đến độ cao 2 400 - 2 900 m là các cây thiết sam, vân sam, ... Gần đến đỉnh Phan-xi-păng, các cây trúc lùn chiếm ưu thế, ... ".

A. Các đai cao thể hiện rõ ở dãy Hoàng Liên Sơn.

B. Ở dãy Hoàng Liên Sơn, thực vật không có sự thay đổi theo độ cao.

C. Do tác động của con người nên thực vật giống nhau ở các độ cao.

D. Có sự thay đổi của thực vật theo độ cao do sự thay đổi của nhiệt, ẩm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, D

Nhận định B, C chưa đúng. Vì, thực vật ở dãy Hoàng Liên Sơn có sự thay đổi theo độ cao và tác động của con người không phải là lí do ảnh hưởng đến sự thay đổi đó.

Câu 13 trang 13 SBT Địa Lí 12: Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

A. Chủ yếu là đồng bằng và đồi núi thấp.

B. Các dãy núi có hướng vòng cung.

C. Địa hình cac-xtơ có diện tích lớn.

D. Đồng bằng nhỏ hẹp, có nhiều núi sót.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Đồng bằng nhỏ hẹp, có nhiều núi sót là đặc điểm của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Câu 14 trang 13 SBT Địa Lí 12: Mùa đông ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đến sớm, kết thúc muộn là do

A. ảnh hưởng của biển và hình dạng lãnh thổ.

B. ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và địa hình.

C. ảnh hưởng của dãy Hoàng Liên Sơn.

D. ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và biển.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh và địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, tạo thành các hành lang hút gió; ảnh hưởng của dãy núi Hoàng Liên Sơn và vịnh Bắc Bộ, gió mùa Đông Bắc khi di chuyển vào khu vực này sẽ chững lại, khiến cho thời gian ảnh hưởng của gió mùa kéo dài hơn nên mùa đông ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ đến sớm, kết thúc muộn.

Câu 15 trang 13 SBT Địa Lí 12: Sông ngòi của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có hai hướng chính là

A. hướng tây nam - đông bắc và hướng vòng cung.

B. hướng đông - đông bắc và hướng tây - tây bắc.

C. hướng đông - tây và hướng vòng cung.

D. hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Sông ngòi của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có hai hướng chính là hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

Câu 16 trang 13 SBT Địa Lí 12: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có hai nhóm đất chính là

A. đất mặn và đất phù sa.

B. đất fe-ra-lit và đất xám.

C. đất fe-ra-lit và đất phù sa.

D. đất phù sa và đất xám.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có hai nhóm đất chính là đất fe-ra-lit và đất phù sa.

Câu 17 trang 13 SBT Địa Lí 12: Khoáng sản có trữ lượng lớn của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là

A. than đá.

B. khí tự nhiên.

C. sắt.

D. a-pa-tit.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Khoáng sản có trữ lượng lớn của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là than đá.

Câu 18 trang 14 SBT Địa Lí 12: Đặc điểm nào sau đây đúng với địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?

A. Có địa hình cao nhất nước ta, núi có hướng tây bắc - đông nam.

B. Địa hình núi thấp chiếm ưu thế, độ nghiêng từ tây bắc xuống đông nam.

C. Địa hình chủ yếu là cao nguyên ba-dan khá bằng phẳng.

D. Có địa hình thấp, lượn sóng nghiêng theo hướng tây - đông.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình cao nhất nước ta, với nhiều dãy núi cao trên 2000m, chạy theo hướng tây bắc - đông nam.

Câu 19 trang 14 SBT Địa Lí 12: So với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, mùa đông ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thường

A. kéo dài và nhiệt độ xuống rất thấp.

B. đến sớm và kết thúc muộn.

C. đến muộn và kết thúc sớm.

D. đến sớm và kết thúc sớm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Do miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, mùa đông ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc cùng với địa hình hút gió nên mùa đông đến sớm, kết thúc muộn. Còn miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ do ảnh hưởng của địa hình núi cao, có tác dụng cản gió nên mùa đông thường đến muộn và kết thúc sớm.

Câu 20 trang 14 SBT Địa Lí 12: Mùa lũ của sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chậm dần từ Tây Bắc xuống Bắc Trung Bộ là do

A. ảnh hưởng của các dãy núi hướng tây bắc - đông nam.

B. mùa mưa ở Tây Bắc sớm hơn ở Bắc Trung Bộ.

C. ảnh hưởng của các dãy núi hướng tây - đông.

D. hướng dòng chảy của sông ngòi khác nhau.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Mùa lũ của sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chậm dần từ Tây Bắc xuống Bắc Trung Bộ là do mùa mưa ở Tây Bắc sớm hơn ở Bắc Trung Bộ.

Câu 21 trang 14 SBT Địa Lí 12: Khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có sự tương phản giữa

A. phía bắc và phía nam.

B. các cao nguyên.

C. Tây Nguyên và dải đồng bằng ven biển.

D. Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có sự tương phản về nhiệt và ẩm giữa Tây Nguyên và dải đồng bằng ven biển.

Câu 22 trang 14 SBT Địa Lí 12: Thực vật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ phổ biến là các loài

A. nhiệt đới và xích đạo.

B. cận nhiệt và ôn đới.

C. nhiệt đới và ôn đới.

D. cây chịu hạn và rụng lá theo mùa.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Thực vật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ phổ biến là các loài nhiệt đới và xích đạo.

Câu 23 trang 14 SBT Địa Lí 12: Khoáng sản nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ so với các miền khác là

B. dầu mỏ và khí tự nhiên.

C. đá vôi và đất sét.

D. sắt và crôm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Khoáng sản nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ so với các miền khác là dầu mỏ và khí tự nhiên.

Câu 24 trang 15 SBT Địa Lí 12: Khó khăn lớn trong việc sử dụng tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là

A. hiện tượng sương muối và mưa đá.

B. bão và sạt lở đất xảy ra thường xuyên.

C. xâm nhập mặn và thiếu nước vào mùa khô.

D. nắng nóng kéo dài và bão thường xuyên.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Khó khăn lớn trong việc sử dụng tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là xâm nhập mặn và thiếu nước vào mùa khô.

Xem thêm các bài giải SBT Địa lí lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá