Giải SBT Địa Lí 12 Bài 11 (Cánh diều): Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

125

Với giải sách bài tập Địa Lí 12 Bài 11: Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa Lí 12. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập Địa Lí 12 Bài 11: Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Câu 1 trang 33 SBT Địa Lí 12: Hình thức trang trại nông nghiệp ở nước ta bao gồm hai nhóm là

A. trang trại trồng trọt và trang trại chăn nuôi.

B. trang trại chuyên ngành và trang trại tổng hợp.

C. trang trại lâm nghiệp và trang trại nuôi trồng thuỷ sản.

D. trang trại nông nghiệp và trang trại sản xuất muối.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Ở nước ta, trang trại được phân thành hai nhóm: trang trại nông nghiệp chuyên ngành (trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi, trang trại lâm nghiệp, trang trại nuôi trồng thủy sản, trang trại sản xuất nuôi) và trang trại nông nghiệp tổng hợp.

Câu 2 trang 33 SBT Địa Lí 12: Trang trại chiếm tỉ trọng lớn nhất ở nước ta là

A. trang trại nuôi trổng thuỷ sản.

B. trang trại sản xuất muối.

C. trang trại chăn nuôi.

D. trang trại trồng trọt.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Trang trại chiếm tỉ trọng lớn nhất ở nước ta trang trại chăn nuôi (57,8% - 2021).

Câu 3 trang 33 SBT Địa Lí 12: Vùng nào sau đây của nước ta có số lượng trang trại nhiều nhất năm 2021?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Đồng bằng sông Hồng có số lượng trang trại nhiều nhất năm 2021 (6306 trang trại).

Câu 4 trang 33 SBT Địa Lí 12: Việc chuyển hướng tổ chức sản xuất kinh doanh của các trang trại đang góp phần

A. sử dụng hết thời gian nông nhàn của lao động ở nông thôn.

B. tạo ra giá trị sản lượng lớn để đáp ứng nhu cầu thị trường.

C. giảm nhẹ sức lao động cho người nông dân.

D. tận dụng tốt nguồn lao động thủ công.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Việc chuyển hướng tổ chức sản xuất kinh doanh của các trang trại đang góp phần tạo ra giá trị sản lượng lớn để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Câu 5 trang 33 SBT Địa Lí 12: Việc hình thành các vùng chuyên canh không góp phần

A. khai thác tối đa điều kiện sinh thái nông nghiệp của mỗi vùng.

B. tạo các vùng nguyên liệu lớn phục vụ cho công nghiệp.

C. phân bố lại lao động, tạo điều kiện chuyên môn hóa lao động.

D. làm tăng nhanh nguồn lao động và chất lượng lao động cả nước.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Việc hình thành các vùng chuyên canh không góp phần làm tăng nhanh nguồn lao động và chất lượng lao động cả nước.

Câu 6 trang 34 SBT Địa Lí 12: Hai vùng chuyên canh sản xuất lương thực, thực phẩm của nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng.

D. Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Vùng chuyên canh sản xuất lương thực, thực phẩm của nước ta là Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 7 trang 34 SBT Địa Lí 12: Trồng chè, cây dược liệu, rau và hoa; chăn nuôi gia súc ăn cỏ; trồng rừng sản xuất, ... là hướng chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp nào sau đây?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đông Nam Bộ.

D. Tây Nguyên.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Trồng chè, cây dược liệu, rau và hoa; chăn nuôi gia súc ăn cỏ; trồng rừng sản xuất, ... là hướng chuyên môn hóa của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

Câu 8 trang 34 SBT Địa Lí 12: Trồng lạc, mía, cây ăn quả, chăn nuôi bò sữa, trồng rừng phòng hộ, nuôi trồng thuỷ sản, ... là hướng chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp nào sau đây?

A. Tây Nguyên.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đông Nam Bộ.

D. Bắc Trung Bộ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Trồng lạc, mía, cây ăn quả, chăn nuôi bò sữa, trồng rừng phòng hộ, nuôi trồng thuỷ sản, ... là hướng chuyên môn hóa của vùng Bắc Trung Bộ.

Câu 9 trang 34 SBT Địa Lí 12: Trồng cà phê, hồ tiêu, cao su, sản xuất hoa, chăn nuôi bò, trồng rừng phòng hộ, ... là hướng chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp nào sau đây?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Trồng cà phê, hồ tiêu, cao su, sản xuất hoa, chăn nuôi bò, trồng rừng phòng hộ, ... là hướng chuyên môn hóa của vùng Tây Nguyên.

Câu 10 trang 34 SBT Địa Lí 12: Trồng lúa chất lượng cao, cây ăn quả, nuôi vịt biển, ong, tôm, cá tra, ... là hướng chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp nào sau đây?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Trồng lúa chất lượng cao, cây ăn quả, nuôi vịt biển, ong, tôm, cá tra, ... là hướng chuyên môn hóa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Xem thêm các bài giải SBT Địa lí lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá