Chú ý cách giới thiệu về sự kiện qua những chi tiết cụ thể và các yếu tố hé lộ giọng điệu trần thuật chính

72

Trả lời Câu hỏi 3 trang 11 Ngữ văn 12 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết trong bài Xuân Tóc Đỏ cứu quốc giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Xuân Tóc Đỏ cứu quốc

Câu hỏi 3 (trang 11 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1)Chú ý cách giới thiệu về sự kiện qua những chi tiết cụ thể và các yếu tố hé lộ giọng điệu trần thuật chính.

Trả lời:

Từ những chi tiết cụ thể trong đoạn đầu của đoạn trích, ta thấy rằng tác giả đã giới thiệu sự kiện xảy ra một cách trực tiếp

- Không gian, địa điểm: Sân quần Rollandes Varreau của Hà thành bữa ấy đã ghi được một chỗ rẽ ngoặt cho lịch sử thể thao.

→ Một sự kiện bất ngờ trước đây chưa từng có, gây chấn động đến bất ngờ có thể làm thay đổi lịch sử của nền thể thao nước nhà.

- Con người:

+ “Tuy giá vé vào cửa là ba đồng hạng bét, số công chúng sáng hôm ấy, cũng trên ba nghìn”: Dù giá vé rất cao nhưng vẫn rất nhiều người đổ xô nhau đến xem sự kiện thể thao này.

+ “rất nhiều người hâm mộ vì đến chậm, không mua được vé, bèn hóa ra phẫn uất và chết một cách rất thể thao, nghĩa là tự tử dần bằng thuốc phiện không có giấm thanh hút vào phổi”: Miêu tả quang cảnh nơi sân quần đang khá hỗn loạn bởi đam mê của người hâm mộ.

+ Cụm từ “chết một cách rất thể thao”: Tưởng chừng như đang ca ngợi tinh thần của người hâm mộ nhưng thực chất là một cách miêu tả đầy châm biếm mỉa mai của tác giả. Thể hiện sự thái quá của người hâm mộ khi họ dùng thuốc phiện để quên đi sự tiếc nuối ấy.

→ Từ những chi tiết thể hiện cách giới thiệu về sự kiện, tác giả đã cho ta thấy đây là một khung cảnh rất đỗi hỗn loạn và cũng là một khung cảnh đầy nghịch lí, cách xây dựng khung cảnh này có tác dụng:

- Giúp người đọc có ấn tượng ban đầu về sự kiện trong tác phẩm

- Kích thích sự hứng thú, tò mò để tự đặt ra câu hỏi liệu đây là sự kiện gì mà có thể tạo ra bước ngoặt cho lịch sử thể thao?

- Miêu tả khung cảnh, nhà văn sử dụng những ngôn từ có yếu tố châm biếm, mỉa mai xen lẫn một chút cường điệu để phê phán thái độ cũng như cách hành xử của những người tham gia xem trận đấu này → giọng điệu trần thuật chính của tác phẩm là giọng điệu trần thuật nhưng đậm chất trào phúng.

Đánh giá

0

0 đánh giá