Văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc - Vũ Trọng Phụng - Nội dung, tác giả, tác phẩm

8.2 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Xuân Tóc Đỏ cứu quốc Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Xuân Tóc Đỏ cứu quốc lớp 12.

Tác giả tác phẩm: Xuân Tóc Đỏ cứu quốc - Ngữ văn 12

I. Tác giả Vũ Trọng Phụng

Xuân Tóc Đỏ cứu quốc - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức

- Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939), sinh ra ở Mỹ Hào, Hưng Yên nhưng lớn lên và sinh sống tại Hà Nội.

- Cha ông là Vũ Văn Lân làm thợ điện ở Ga-ra Charles Boillot, mất sớm khi ông mới được 7 tháng tuổi.

- Vũ Trọng Phụng được mẹ là bà Phạm Thị Khách ở vậy tần tảo nuôi con ăn học.

- Sau khi học hết tiểu học tại trường Hàng Vôi, Vũ Trọng Phụng phải thôi học để đi làm kiếm sống vào khoảng năm 14 tuổi.

- Ông có may mắn được hưởng thụ chế độ giáo dục mới do Toàn quyền Pháp Albert Sarraut đề xướng, miễn phí hoàn toàn trong sáu năm tiểu học, và là một trong những lứa thanh niên Việt Nam đầu tiên được giáo dục bằng tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ. Đó là nguyên nhân khiến ông luôn thần tượng nền văn hóa Pháp và là lớp nhà văn tích cực truyền bá văn học chữ Quốc Ngữ.

- Ông là cây bút trào phúng bậc thầy, một trong những đại biểu xuất sắc của xu hướng văn học hiện thực.

- Trong vòng chưa dầy mười năm hoạt dộng ở chốn trường văn trận bút, ông đã để lại một khối lượng sáng tác khá lớn, thuộc nhiều thể loại, trong đó nổi bật là phóng sự và tiểu thuyết: Cạm bẫy người (phóng sự, 1933), Kĩ nghệ lấy Tây (phóng sự, 1934), Cơm thầy cơm cô (phóng sự, 1936), Giông tố (tiểu thuyết, 1936), Số đỏ (tiểu thuyết, 1936), Vỡ đê (tiểu thuyết, 1936), Lấy nhau vì tình (tiểu thuyết, 1937), Trúng số độc đắc (tiểu thuyết, 1938),...

II. Tìm hiểu đoạn trích Xuân Tóc Đỏ cứu quốc

1. Thể loại Xuân Tóc Đỏ cứu quốc

- Tác phẩm Xuân Tóc Đỏ cứu quốc thuộc thể loại: tiểu thuyết.

2. Xuất xứ Xuân Tóc Đỏ cứu quốc

- Tác phẩm được trích trong Số đỏ, NXB Văn học, Hà Nội, 1988, tr187 – 193)

3. Phương thức biểu đạt Xuân Tóc Đỏ cứu quốc

- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

4. Bố cục đoạn trích Xuân Tóc Đỏ cứu quốc

- Phần 1 (từ đầu đến "nhà quán quân quần vợt Xiêm La ra thử tài với Xuân Tóc Đỏ."): Tình hình chuẩn bị cho cuộc thi đấu thể thao đặc biệt.

- Phần 2 (tiếp theo đến "các đức vua và quý quan của ba chính phủ về Sở Toàn quyền."): Diễn biến kịch tính của "ván quần" giữa Xuân Tóc Đỏ và quán quân quần vợt Xiêm La.

- Phần 3 (phần còn lại): Màn hùng biện của Xuân Tóc Đỏ và sự tung hô của dân chúng.

5. Tóm Tắt Xuân Tóc Đỏ cứu quốc

Vua Xiêm tới Bắc Kỳ, Xuân Tóc Đỏ đăng kí tham gia thi quần vợt, sau đó dùng thủ đoạn để thắng. Vào chung kết với quán quân Xiêm, nhưng nhận lệnh “phải thua”, đây cũng coi là cơ hội ngụy biện “hi sinh vì nghĩa lớn”. Nhờ vậy mà Xuân Tóc Đỏ được đám đông tung hô “anh hùng cứu quốc”, vĩ nhân dân tộc.

6. Giá trị nội dung Xuân Tóc Đỏ cứu quốc

- Đoạn trích đã cho thấy cách thể hiện quan điểm của tác giả thông qua nhân vật Xuân Tóc Đỏ dưới thời đại đó. Ở Vũ Trọng Phụng, ông đã phơi bày những mặt trái, mặt nhố nhăng của hiện thực luôn thường trực. Qua đó ta thấy được xã hội đương thời đầy rẫy những biểu hiện tha hoá, suy đồi, dường như vô phương cứu chữa.

7. Giá trị nghệ thuật Xuân Tóc Đỏ cứu quốc

- Qua việc xây dựng tình huống li kì, kịch tính, Vũ Trọng Phụng đã thể hiện một cảm quan hiện thực sắc bén, khi nhận ra tính chất trò hề của những sự kiện được quảng bá rầm rộ với vô số mĩ từ.

III. Tìm hiểu chi tiết đoạn trích Xuân Tóc Đỏ cứu quốc

1. Tình huống truyện

- Hai nhà quán quân cũ là Hải và Thụ mất tích, dẫn đến nguy cơ trận chung kết quần vợt phải hoãn, đồng thời cũng tạo cơ hội cho Xuân Tóc Đỏ được ra sân tỉ thí với quán quân Xiêm La.

- Xuân Tóc Đỏ thắng điểm quán quân Xiêm La, vô tình đẩy hai nước Việt, Xiêm đến miệng hố chiến tranh - một tình trạng nguy cấp phải giải quyết kịp thời, như kíp nổ cần được tháo ngòi ngay lập tức.

- Đông đảo khán giả đả đảo Xuân, đòi được giải thích, buộc Xuân và ông bầu Văn Minh phải biện xảo để xoay ngược thế cờ.

- Tình huống Xuân Tóc Đỏ đổi thắng thành thua hiển nhiên là tình huống cực kì phi lí, thể hiện sự cao tay của tác giả trong việc sử dụng thủ pháp phóng đại. Mặc dù nhìn bề ngoài có vẻ phi lí, tình huống này vẫn có cơ sở hiện thực: trong chính trị, ngoại giao, mọi động thái của các bên liên quan đều giống như một nước cờ biến ảo, khó suy đoán.

=> Qua việc xây dựng tình huống này, Vũ Trọng Phụng đã thể hiện một cảm quan hiện thực sắc bén, khi nhận ra tính chất trò hề của những sự kiện được quảng bá rầm rộ với vô số mĩ từ.

2. Nhân vật Xuân Tóc Đỏ

a. Đặc điểm nhân vật Xuân Tóc Đỏ

- Xuân Tóc Đỏ là một kẻ có "số đỏ" đặc biệt, mỗi lần rơi vào tình thế ngặt nghèo lại là một lần đạt được cơ hội "thăng tiến" khó ngờ. Chính xã hội đảo điên đã tạo cơ hội cho Xuân - một kẻ "hạ lưu" vô học nhưng láu cá - đã chui sâu, leo cao và đạt đến địa vị "tót vời".

b. Bài “hùng biện” của Xuân Tóc Đỏ

- Nội dung "bài" hùng biện của Xuân và ngôn ngữ được hắn sử dụng trong đó cho thấy sự lên ngôi của tư duy vỉa hè và ngôn ngữ vỉa hè trong các diễn ngôn của một số "đấng bậc".

- Với "bài" hùng biện của mình, không chỉ Xuân mà cả những kẻ tiếp tay cho Xuân đang thực hiện việc đánh tráo khái niệm, khi sử dụng những từ biểu đạt các giá trị thiêng liêng để gán cho hành động của Xuân một ý nghĩa đẹp đẽ.

=> Đó là một biểu hiện của việc các giá trị trong xã hội bị đánh lộn sòng.

- Ngôn ngữ trong "bài" hùng biện của Xuân chứa đầy các yếu tố đối nghịch, hội tụ ở đó các mối tương quan xã hội phức tạp, như một cuộn tơ rối. Chúng xung đột và hoà hợp với nhau một cách kì dị, phản ánh đúng bản chất kì dị của xã hội đương thời.

- Cảnh Xuân Tóc Đỏ hùng biện có dáng dấp của một màn hài kịch: nó vỗ vào ngực, nó đấm tay xuống không khí, nó giơ cao tay lên, nó đập tay xuống.

=> Đây không phải là một yếu tố thuần tuý hình thức mượn từ kịch. Chính nó thể hiện rõ cảm quan của Vũ Trọng Phụng về hiện thực. Theo ông, tất cả những gì đang diễn ra trong xã hội đều là một tấn trò não nuột, xen lẫn bi và hài.

IV. Đọc tác phẩm: Xuân Tóc Đỏ cứu quốc

Xuân tóc đỏ cứu quốc

(trích Số đỏ)

Vũ Trọng Phụng

Tuy giá vé vào cửa là ba đồng hạng bét, số công chúng sáng hôm sau ấy, cũng trên ba nghìn. Sân quần Rollandes Varreau" của Hà thành bữa ấy thật đã ghi được một chỗ rẽ ngoặt cho lịch sử thể thao. Người ta đồn rằng có rất nhiều người hâm mộ vì đến chậm, không mua được vé, bèn hoá ra phẫn uất và chết một cách rất thể thao, nghĩa là tự tử dần dần bằng thuốc phiện không có giấm thanh, hút vào phổi.

Cụ cố Hồng, ông Văn Minh, bà Phó Đoan, ông Typn và nhiều người, đều đã chán nản lắm, vì bà Văn Minh đã đại bại về giải quần vợt phụ nữ bản xứ. Tuyết cố làm cho ông bố đỡ buồn, kêu rằng cái phần danh dự của gia đình cũng còn có cơ cứu chữa được, vì mọi người còn hi vọng vào Xuân.

Lúc ấy, trên sân quần có hai cô đầm đương tranh cái giải vô địch phụ nữ Pháp nên những người của hiệu Âu hoa đứng xem cũng không sốt sắng mấy. Trên khán đài, ngồi giữa những vị quan chức văn võ cao cấp của ba chính phủ, công chúng thấy rõ, từ trái sang phải: quan Toàn quyền, quan Thống sứ 2, Đức vua nước nhà", S. M. Prajadophick vua Xiêm. Tuy vận Âu phục, vua Xiêm cũng đội cái mũ bản xứ bằng kim ngân châu bảo, trông như một cái tháp cao, vì nó có đến chín tầng gác, cứ lên cao thì lại nhỏ lại, một thứ biểu tượng của cái nước một triệu con voi. Đằng sau nhà vua một viên quan hầu Đức và một viên quan hầu Nhật tỏ rằng nước Xiêm đương tiến bộ mạnh mẽ trên đường tự lập. Việc nhà tài tử Luang Brabahol cũng ngồi sau đấy (quán quân quần vợt Xiêm La) tỏ rằng đáng thiếu quân đất nước triệu tượng cũng sẵn lòng khuyến miễn'' thể thao. Lại nữa, nếu ai tinh ý, thì cũng thấy rằng mấy ông trị sự Tổng cục thể thao Bắc Kì lúc ấy đương lo sốt vó, đương hoá điện hoá cuồng, vì giờ tranh đấu cái giải chung kết đã sắp đến rồi, mà vẫn chưa thấy mặt hai nhà quán quân cũ, Hải và Thụ, ở sân!

Làm thế nào bây giờ?

Tổng cục đã phái rất nhiều người sục sạo khắp bốn phương trời, để họ phải lục lợi cho ra hai cái ông quán quân bí mật ấy, nhưng vô hiệu quả! Chính gia đình của hai ông cũng kêu không biết hai ông đi đâu từ đêm hôm trước... Làng thể thao nhốn nháo lên, kẻ ngạc nhiên sửng sốt, người lo sợ kinh hoàng. Không ai biết rằng lúc ấy, hai ngài vẫn còn nằm trên cái sàn lim có nhiều rệp ở căn phòng để bộ của nhà Sécurité, Chính Sở Mật thám mà cũng lại không biết nốt, vì có bao nhiêu nhân viên đều chia nhau đi hộ giá ngoài phố cả, người ta chưa có người và chưa đủ thì giờ xét căn cước và hỏi cung hai kẻ bị bắt kia nữa! Và Tổng cục kết luận rằng đó chính là một sự phá hoãng", một cuộc phản trắc, một vố chơi xỏ lại Tổng cục, cũng như cái thói, cái thông bệnh của những nhà thể thao có danh tiếng xưa nay. Sau cùng Tổng cục đành phải cứu chữa sự sai hẹn của mình trước công chúng, bằng cách mời nhà quán quân quần vợt Xiêm La ra thủ tài với Xuân Tóc Đỏ.

Tiếng loa vừa vang lên xong, công chúng vỗ tay hoan nghênh tức khắc. Vì rằng tài nghệ của Hải, Thụ và Xuân, thì người ta đã nhiều lần được mục kích rồi. Nhưng thiên hạ chưa ai được biết cái tài của Luang Brabahol, nhà quán quân Xiêm La! Công chúng Pháp - Nam lại còn được rất hài lòng vì cho rằng sự Tổng cục không đề cử Hải và Thụ người chưa chiếm quán quân năm nào, thì đó chính là một củ động kiêu ngạo rất kín đáo vậy. Cho nên la không cần phải xét đến cái sung sướng của Văn Minh, ông bầu, khi ông này được ban trị sự của Tổng cục nói rằng người của ông được đại diện cho Hà thành để giữ cái danh dự cho Tổ quốc, trước nhà vô địch Xiêm.

Công chúng luôn luôn vỗ tay hoan hô Xuân, còn trên khán đài, đức vua Xiêm đã lộ ra mặt rồng tất cả sự thịnh nộ của vị thiên tử thế thiên hành đạo ở cái nước có hàng  triệu con voi. Thật là một tiếng sét, vì sự thua kém của tài tử Vọng Các" là rõ rệt quá, và ở séc 2 đầu, Xuân Hà thành dược 6 – 1. Đức vua nước nhà, quan Toàn quyền và Thống sứ đều băn khoăn lắm, vì nếu Đông Pháp nhân đó mà được danh tiếng về mặt thể thao thì, đối lại, về mặt ngoại giao có thể rầy ra, lôi thôi. Than ôi! Đó là cái lợi hại thiên nhiên -, đích đáng của mọi sự trên cái thế gian này! Đến séc thứ nhì, công chúng thấy Xuân đánh uể oải hình như chấp bên địch. Ông bầu Văn Minh rất lấy làm lo. Kết quả 5 – 7. Những người không nông nổi đều hiểu ngay đó là Xuân để dành sức.

Mấy giơ đầu ở séc thứ ba tỏ rằng hai bên cùng gắng hết sức. Tuy Luang Brabahol đã trổ ra hết tài năng mà cũng không lấn át được Xuân. Đến lúc trọng tài hộ 15 – 30, trông lài tủ của mình đã nắm phần thua, vua Xiêm tức thì lôi trong túi áo ra cái bản đồ Ấn Độ Chi Na do chính phủ Xiêm vẽ lại, tức là bản đồ nước Xiêm cũ có bờ cõi ở núi Hoành Sơn". Ngài ngắm nghía cái bản đồ mà không nhìn ra cuộc đấu nữa. Viên quan hầu Đức và viên quan hầu Nhật đều cùng ghé tàu một cách thì thào “La guerre! La guerre!".

Dưới sân, dám công chúng Pháp – Nam ngây thơ, vô lo vô lạ, vẫn vỗ tay rầm rộ để ủng hộ Xuân. Viên trọng tài luôn miệng hô:

– Ca răng! Ca răng ta! A văng ta sẽ vít! A văng ta đờ o

Sự hồi hộp của mọi người là không thể tả được. Cho nên đám bách tính quần dân kia không biết rằng giữa lúc ấy Đức vua nước nhà, quan Toàn quyền và quan Thống sử đã đưa mắt nhìn nhau... Rồi ông Giám đốc chính trị Đông Dương sau khi tai nghe một hiệu lệnh của quan Toàn quyền, tức thì bỏ khán đài, chạy xuống sân đi tìm ông bầu của Xuân Tóc Đỏ. Văn Minh rất cảm động khi thấy vị thượng quan ấy của Chính phủ mời mình ra một chỗ vắng, hấp tấp rỉ tại đại khái như thế này:

- Chính phủ Bảo hộ và chính phủ Nam triều cử bản chức Lị tới nhờ ngài một việc tối hệ trọng, có quan hệ mật thiết đến vận mệnh của đất nước. Nghĩa là bản chức yêu cầu ngài bảo tài tử của ngài phải nhường, phải thua nhà vô địch Xiêm ngay đi!

Tuy mất cái danh dự thắng cuộc, các ngài sẽ được Chính phủ bù cho bằng những cái khác một cách rất hậu hĩnh

Ông bầu Văn Minh còn đứng ngạc nhiên há hốc mồm ra, thì vị quan to lại tiếp luôn:

Ngài cứ biết nghe đi đã! Cái việc này là rất khẩn cấp, cái thời giờ là rất ngắn ngủi! Nếu An Nam mà được Xiêm La về quần vợt thì thế nào cũng có nạn chiến tranh! Chính phủ Pháp chủ trương hoà bình, các ngài phải trông gương đó mà tránh cho bách tính lương dân cái nạn núi xương, sông máu! Thôi, chốc nữa ta sẽ nói chuyện nhiều.

Bởi thế, giữa lúc công chúng reo ô reo a huyện náo cả một góc trời, giữa lúc viên trọng tài kêu Ca răng ca rằng ta, Nhịp điệu trần thuật ở đờ o séc vít thì thừa lúc Xuân Tóc Đỏ quay về với đứa trẻ nhặt bóng, ông bầu Văn Minh liền thất thanh khẽ bảo nó:

- Thua đi! Nhường đi! Dược thì chết! Chiến tranh!

Công chúng đương hồi hộp vì 7 – 7, 7 – 8, đường mong giữ cho Hà thành thì sự không ngờ, quả cuối cùng mà Xuân lốp một cái sang bên địch, lại bắn bổng lên không khí rồi rơi vào hàng rào găng! Kết quả thảm khốc 7 – 9 ấy làm cho mấy nghìn con người la ó rầm rĩ để tỏ sự thất vọng công cộng. Nhưng… một hồi kèn La Marseillaise đã nổi lên mùng nhà vô địch Xiêm La, và kết liễu cuộc vui, và để các đức vua và các quý quan của ba chính phủ về Sở Toàn quyền.

Khi đoàn xe hơi có cờ lần lượt đi rồi, công chúng còn đứng lại, đông nghìn nghịt, tốp này định chia buồn với Xuân, tốp kia định trách cứ Xuân. Lại có đám người hộ đả đảo Xuân Tóc Đỏ nữa. Cụ Hồng Tuyết, bà Phó Đoan, bà Văn Minh lúc ấy thất vọng vô cùng. Những nhà chụp ảnh vây quanh Xuân để chụp ảnh. Những ông phóng viên các báo định hợp nhau chất vấn cái thái độ của Xuân, vì mọi người rất lấy làm ngờ vực cái giơ cuối cùng. Quả banh ấy có phải là để nhường nhịn không? Sao tài tử Xuân, giáo sư quần vợt, mà lại đến nỗi... quốc sỉ như thế? Chỗ này chỗ kia, thấy những lời hò hét vang lên.

- Quốc sỉ! Về nhà bò! Đi về nhà bò!

Có một vài người Pháp cũng kêu to:

– A bas Xuân! A bas Xuân! Des explications

Thấy ở tình thế hiểm nghèo, ông bầu Văn Minh bèn cùng Xuân Tóc Đỏ trèo lên nóc cái xe hơi của bà Phó Đoan, rồi Xuân Tóc Đỏ cứ việc lắng nghe ông bầu của nó nhắc mà diễn thuyết trước cái dám công chúng mấy nghìn người hung hãng ấy. Nhưng ông bầu lúc ấy đã say sưa về cái việc hệ trọng của mình lắm, bèn nói trước đã:

– Xuân thua không phải bởi vô tài! Chắc thiên hạ đã mục kích rất rõ. Vậy xin thiên hạ hãy bình tĩnh nghe tại sao người của tôi lại phải thua.

Nói xong, ông lại thấy mình và Xuân là to. Cho nên công chúng thấy Xuân Tóc Đỏ có cái giọng trịch thượng của một bậc vĩ nhân như thế này:

- Hỡi công chúng! Mi chưa hiểu rõ những lẽ cực kì to tát nó khiến ta phải đành nhường giải cho nhà vô địch Xiêm La! Quần chúng nông nổi ơi! Mi đã biết đầu cái lòng hi sinh cao thượng vô cùng (nó vỗ vào ngực) nó khiến ta phải từ chối danh vọng riêng của ta đi, để góp một phần vào việc tiến bộ trong trật tự và hoà bình của Tổ quốc! Giữa cái giờ rất nghiêm trọng này, điều cốt yếu của người xả thân cứu nước không phải là chỉ nghĩ đến mình, nghĩa là không phải là cốt được một ván đánh quân 2 nhưng mà là cốt giữ cái mối thiện cảm của một nước lẫn bang (nó đấm tay xuống không khí)! Chính phủ Pháp cũng như toàn thể quốc dân Pháp đã bao nhiêu năm nay, vẫn chủ trương và cố duy trì nền hoà bình cho thế giới! Nếu vô tình mà gây hấn, nếu thí dụ có cuộc Việt – Xiêm xung đột, thì cái phần thắng hay bại tuy chưa ai biết, nhưng mà điều chắc chắn, là nó sẽ lôi cuốn cái thế giới vào nạn can qua! Cho nên ngày hôm nay, ta tỉ thí + không phải để tranh nhau cái thua, được ở một quả quần. Ta chỉ phụng sự công cuộc ngoại giao của Chính phủ mà thôi! Ta (nó giơ cao tay lên) không muốn cho hàng vạn mạng người làm mỗi cho binh đao, mắc lừa bọn buôn súng (nó đập tay xuống). Hải quần chúng! Mi không hiểu gì, mi oán ta! Ta vẫn yêu quý mi mặc lòng mi chẳng rõ lòng ta!... Thôi giải tán đi, và cứ việc an cư lạc nghiệp trong hoà bình và trật tự! Ta không dám tự phụ là bậc anh hùng cứu quốc, nhưng ta phải tránh cho mi nạn chiến tranh rồi! Hoà bình vạn tuế! Hội Quốc liên vạn tuế!

Với cái hùng biện của một người đã thổi loa cho những hiệu thuốc lậu, với cái tụ nhiên của một anh lính cờ chạy hiệu rạp hát, lại được ông Văn Minh vặn đĩa kèn, Xuân Tóc Đỏ đã chinh phục quần chúng như một nhà chính trị đại tài của Tây phương. Mấy nghìn người bị gọi là mi, không những đã chẳng tức giận chút nào, lại còn vô cùng cảm phục, cho rằng người ta “phải thế nào” người ta mới dám ngôn luận tự do như thế! Cho nên Xuân Tóc Đỏ diễn thuyết vừa xong, tiếng vỗ tay của nhân dân ran lên như mưa rào! Một lần nữa, cái đạo binh các ông thợ ảnh lại xông đến gần nó... Thế rồi, ở chỗ này, thiên hạ sốt sắng hoan hô:

– Xuân Tóc Đỏ vạn tuế! Sự đại bại vạn tuế

Như một bậc vĩ nhân nhũn nhặn, nó giơ quả đấm chào loài người, nhảy xuống đất, lên xe hơi. Rồi mấy chiếc xe của các bạn thân của nó mở máy chạy, để lại cái đám công chúng mấy nghìn người bùi ngùi và cảm động.

(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ, NXB Văn học, Hà Nội, 1988, tr. 187 – 193)

Đánh giá

0

0 đánh giá