Đơn đề nghị hòa giải viên lao động? Thủ tục cử hòa giải viên lao động thực hiện nhiệm vụ hòa giải

281

Pháp luật quy định tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động. Vậy người lao động có tranh chấp phải làm Đơn yêu cầu hoà giải viên giải quyết vụ tranh chấp như thế nào? Sau khi nộp Đơn yêu cầu, Sở Lao động Thương binh và Xã hội cử hòa giải viên giải quyết như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhé!

Đơn đề nghị hòa giải viên lao động? Thủ tục cử hòa giải viên lao động thực hiện nhiệm vụ hòa giải

1. Hòa giải viên lao động là gì?

          Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 184 Bộ luật Lao động 2019:

“Hòa giải viên lao động là người do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề; hỗ trợ phát triển quan hệ lao động.”

Dựa vào quy định trên có thể thấy:

- Hòa giải viên lao động là người được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, được hưởng một mức tiền bồi dưỡng cho vị trí này, được hưởng chế độ công tác phí đối với cán bộ, công chức, viên chức,… Như vậy, công việc của hòa giải viên được coi là công việc của người có thẩm quyền phía Nhà nước, nên hòa giải viên được bổ nhiệm, hưởng một số quyền lợi từ phía cơ quan Nhà nước.

- Công việc của hòa giải viên là giải quyết tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề, hỗ trợ phát triển quan hệ lao động. Hòa giải viên tham gia giải quyết tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề với tư cách là người đứng giữa các bên phân giải, hỗ trợ để các bên đưa ra hướng giải quyết một cách dân chủ và tự nguyện.

2. Mẫu đơn đề nghị hòa giải viên lao động

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

……., ngày … tháng … năm 20…

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HÒA GIẢI LAO ĐỘNG

 Kính gửi: Hòa giải viên lao động Phòng lao động thương binh xã hội quận/huyện …

 I.            Người yêu cầu/Tập thể người lao động yêu cầu:

Tôi tên là: .....................................................     Sinh năm ………………………………..

Căn cước công dân: ………….…….  Ngày cấp ………..…   Nơi cấp …….....................

Hộ khẩu thường trú: ...............................................................................................

Chỗ ở hiện nay: ......................................................................................................

Điện thoại: .............................................................................................................

Email: ....................................................................................................................

Tôi là người lao động làm việc cho …………………………………………. theo hợp đồng lao động …………..…... Hiện nay giữa tôi và ………………….…..…………… đang xảy ra tranh chấp liên quan tới …………………………………………………………………

 II.         Nội dung yêu cầu

Dựa theo các quy định của pháp luật hiện hành, bằng đơn này, tôi gửi đến Quý cơ quan và hòa giải viên lao động yêu cầu để thực hiện thủ tục hòa giải vụ việc tranh chấp lao động với các nội dung sau:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................  

III.       Yêu cầu giải quyết

Kính đề quý cơ quan, hòa giải viên xem xét thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp theo quy định của pháp luật liên quan đến vụ việc của tôi như đã được trình bày tại Mục II, trên đây, cụ thể, tôi yêu cầu (VD công ty …) giải quyết các vấn đề sau .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................  

Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ tranh chấp lao động

-...............................................................................................................................

-...............................................................................................................................

- ..............................................................................................................................

 

 

NGƯỜI YÊU CẦU HÒA GIẢI

(Ký và ghi rõ họ tên người yêu cầu)

 

_________________________________________________________________

-            Hướng dẫn soạn đơn

+            Phần kính gửi: Ghi hòa giải viên lao động Phòng lao động thương binh xã hội quận/huyện nơi người yêu cầu làm việc.

+            Phần người yêu cầu/Tập thể người lao động yêu cầu: Điền đầy đủ thông tin của người yêu cầu (thông tin cá nhân, hợp đồng lao động, cơ quan, doanh nghiệp làm việc). Trường hợp chủ thể làm đơn là tập thể lao động thì liệt kê từng người với đầy đủ thông tin như trên.

+            Nội dung yêu cầu: Tóm tắt lại sự việc, nội dung và tình tiết cần giải quyết tranh chấp lao động như thế nào? Tranh chấp nêu trên xâm phạm quyền và lợi ích của người yêu cầu ra sao… Đưa ra các chứng cứ, tài liệu chứng minh có sự vi phạm pháp luật lao động, ảnh hưởng quyền lợi chính đáng của người yêu cầu.

+            Yêu cầu giải quyết: Đề nghị cơ quan có thẩm quyền ở phần kính gửi tiến hành mở phiên họp giải quyết tranh chấp lao động, giải quyết các đề nghị mà cá nhân/ tập thể lao động yêu cầu.

3. Thủ tục cử hòa giải viên lao động thực hiện nhiệm vụ hòa giải

Căn cứ khoản 2 Điều 95 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cử hòa giải viên lao động

1. Việc cử hòa giải viên lao động thực hiện nhiệm vụ hòa giải do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện theo phân cấp trong quy chế quản lý hòa giải viên lao động.

2. Trình tự, thủ tục cử hòa giải viên lao động

a) Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề và yêu cầu hỗ trợ phát triển quan hệ lao động được gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc hòa giải viên lao động.

Trường hợp hòa giải viên lao động trực tiếp nhận đơn yêu cầu từ đối tượng tranh chấp đề nghị giải quyết thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận đơn, hòa giải viên lao động phải chuyển cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đang quản lý hòa giải viên lao động để phân loại xử lý;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, theo phân cấp quản lý, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phân loại và có văn bản cử hòa giải viên lao động giải quyết theo quy định.

Trường hợp tiếp nhận đơn từ hòa giải viên lao động theo quy định tại điểm a khoản này thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận đơn, theo phân cấp quản lý, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội ra văn bản cử hòa giải viên lao động theo quy định”.

Theo đó, cử hòa giải viên lao động được thực hiện theo thủ tục sau đây:

Bước

Nội dung

Diễn giải

Bước 1

Nộp Đơn yêu cầu hòa giải viên lao động hòa giải

- Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề và yêu cầu hỗ trợ phát triển quan hệ lao động được gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc hòa giải viên lao động.

- Trường hợp hòa giải viên lao động trực tiếp nhận đơn yêu cầu từ đối tượng tranh chấp đề nghị giải quyết thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận đơn, hòa giải viên lao động phải chuyển cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đang quản lý hòa giải viên lao động để phân loại xử lý;

Bước 2

Phân loại và cử hòa giải viên giải quyết

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, theo phân cấp quản lý, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phân loại và có văn bản cử hòa giải viên lao động giải quyết theo quy định.

- Trường hợp tiếp nhận đơn từ hòa giải viên lao động thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận đơn, theo phân cấp quản lý, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội ra văn bản cử hòa giải viên lao động theo quy định.

4. Cử hòa giải viên lao động thực hiện nhiệm vụ hòa giải với số lượng bao nhiêu?

Căn cứ khoản 3 Điều 95 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

“Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cử hòa giải viên lao động

3. Tùy theo tính chất phức tạp của vụ việc, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có thể cử một hoặc một số hòa giải viên lao động cùng tham gia giải quyết”.

Như vậy, tùy theo tính chất phức tạp của vụ việc, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có thể cử một hoặc một số hòa giải viên lao động cùng tham gia giải quyết.

5. Có phải bố trí phương tiện, tài liệu cho hòa giải viên lao động được cử thực hiện nhiệm vụ hòa giải không?

Căn cứ Điều 96 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Chế độ, điều kiện hoạt động của hòa giải viên lao động

1. Hòa giải viên lao động được hưởng các chế độ:

a) Mỗi ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động do cơ quan có thẩm quyền cử được hưởng tiền bồi dưỡng mức 5% tiền lương tối thiểu tháng tính bình quân các vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ (từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ).

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem xét, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định áp dụng mức bồi dưỡng cao hơn mức quy định tại điểm này phù hợp với khả năng ngân sách địa phương;

b) Được cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi đang công tác tạo điều kiện bố trí thời gian thích hợp để tham gia thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động theo quy định;

c) Được áp dụng chế độ công tác phí quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong thời gian thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động theo quy định;

d) Được tham gia tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ do cấp có thẩm quyền tổ chức;

đ) Được khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng về thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động theo quy định;

e) Được hưởng các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan cử hòa giải viên lao động quy định tại Điều 95 Nghị định này có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện làm việc, tài liệu, văn phòng phẩm và các điều kiện cần thiết khác để hòa giải viên lao động làm việc.

3. Kinh phí chi trả các chế độ, điều kiện hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này do ngân sách nhà nước bảo đảm. Việc lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Như vậy, cơ quan cử hòa giải viên lao động có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện làm việc, tài liệu, văn phòng phẩm và các điều kiện cần thiết khác để hòa giải viên lao động làm việc.

(Có phải bố trí phương tiện, tài liệu cho hòa giải viên lao động?)

6. Các câu hỏi thường gặp

6.1. Không làm Đơn đề nghị hòa giải tranh chấp lao động được không?

          Theo Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

1. Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

2. Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

3. Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

4. Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

5. Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

6. Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Như vậy, nếu tranh chấp lao động không thuộc 06 trường hợp trên, các bên bắt buộc phải làm Đơn đề nghị hòa giải lao động để giải quyết tranh chấp lao động.

6.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Theo quy định tại Điều 187 Bộ luật Lao động 2019, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

- Hòa giải viên lao động.

- Hội đồng trọng tài lao động.

- Tòa án nhân dân.

6.3. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Điều 190. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

2. Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

3. Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

4. Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân”.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định như sau:

- Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân: 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

- Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân: 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

- Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Lưu ý: Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá