Bài thơ thể hiện tư tưởng gì? Các động từ nhóm, nhen và hình ảnh bếp lửa đã góp phần như thế nào vào việc thể hiện tư tưởng đó

528

Trả lời Câu 7 trang 17 Ngữ văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Bếp lửa giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Bếp lửa (Bằng Việt)

Câu 7 trang 17 Ngữ văn 9 Tập 1Bài thơ thể hiện tư tưởng gì? Các động từ nhóm, nhen và hình ảnh bếp lửa đã góp phần như thế nào vào việc thể hiện tư tưởng đó?

Lời giải:

Cách 1:

Từ “nhóm” là động từ được lặp lại bốn lần trong khổ thơ thứ sáu và mang nhiều ý nghĩa khác nhau.

- Từ “nhóm” trong “nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” được sử dụng với nghĩa gốc thể hiện hành động làm cho lửa bén tạo ra nhiệt, để đun nấu, đây là bếp lửa thực tế, có thể cảm nhận bằng thị giác, xúc giác.

- Ba từ “nhóm” còn lại mang ý nghĩa ẩn dụ.

 • Người bà khơi dậy trong lòng đứa cháu những yêu thương, kí ức đẹp có giá trị trong lòng bà đã nhóm lên, đã khơi dậy niềm yêu thương, những kí ức đẹp, có giá trị trong cuộc đời mỗi người.

 • Bà là người truyền hơi ấm, tình yêu thương, khơi dậy trong lòng đứa cháu những điều tốt đẹp về tình cảm gia đình, niềm lạc quan với cuộc sống.

 • Hình ảnh bếp lửa cũng từ đó in đậm, làm sống dậy những kỉ niệm tuổi thơ trong lòng đứa cháu, nhắc nhở đứa cháu nhớ về nguồn cội, về quê hương.

-  Bếp lửa bà nhen lên mỗi sớm mỗi chiều nay đã thành ngọn lửa. Qua thời gian, năm tháng, qua chiến tranh đói khổ, bếp lửa ấy chưa bao giờ tắt. Bởi nó không chỉ được nhen lên bằng nhiên liệu củi rơm mà từ lòng bà "luôn ủ sẵn"- bà đã nhen lên ngọn lửa của chính lòng mình.

=> Bởi vậy, từ bếp lửa đến ngọn lửa với ý nghĩa trừu tượng khái quát,  khẳng định sự bất diệt của ngọn lửa- ngọn lửa niềm tin tình thương trong lòng bà. Hình ảnh bà lung linh trong ngọn lửa hồng, lồng lộng trong tâm tưởng người cháu. Trong cảm nhận của nhà thơ không chỉ là người nhóm lửa, người giữ lửa mà còn là người truyền lửa- ngọn lửa của sự sống, của niềm tin cho thế hệ mai sau. ( Tư tưởng)

Cách 2:

- Bài thơ thể hiện thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

- Các động từ “nhóm”, “nhen”: bà là người nhóm lửa cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng. Bếp lửa là tình bà ấm nóng, là tay bà chăm chút. “Bếp lửa” tượng trưng cho tình yêu thương, đức hi sinh, niềm tin trong lòng bà và được bà khơi dậy trong lòng cháu. Bếp lửa từ đó trở thành hình ảnh của tuổi thơ, của quê hương, đất nước - hành trang người cháu mang theo trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

Đánh giá

0

0 đánh giá