Trả lời Câu 1 trang 17 Ngữ văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Bếp lửa giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Bếp lửa (Bằng Việt)
Câu 1 trang 17 Ngữ văn 9 Tập 1: Phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà trong bài thơ. Hình ảnh bếp lửa có sự thay đổi như thế nào qua các khổ thơ?
Lời giải:
Cách 1:
Khổ thơ |
Hình ảnh bếp lửa |
Hình ảnh bà |
Khổ 1 |
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm |
Xuất hiện gián tiếp qua lời bộc lộ của cháu
|
=> Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc và hồi ức của người cháu |
||
Khổ 2 |
Mùi khói, khói hun Xuất hiện gián tiếp qua hình ảnh khói |
|
=> Bếp lửa gắn với một thời kỳ khó khăn của dân tộc |
||
Khổ 3 |
Nhóm lửa Nhóm bếp lửa |
“Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế” - “Cháu ở cùng bà bà bảo cháu nghe” - “Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”… Người bà: Tảo tần, đảm đang, giàu đức hi sinh, yêu thương và hết mực chăm sóc cháu |
=> Bếp lửa gắn với những năm tháng sống cùng bà |
||
Khổ 4 |
|
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh Cứ bảo rằng nhà vẫn được bình yên |
=> Người bà: Mạnh mẽ, vững tin, đức hi sinh, sự nhẫn nại là chỗ dựa vững vàng cho cháu |
||
Khổ 5 |
Bếp lửa Một ngọn lửa Một ngọn lửa |
Bà nhen Bà luôn ủ sẵn |
=> Ngọn lửa bà nhen: chứa đựng những hy vọng, niềm tin của bà truyền cho cháu.
|
||
Khổ 6
|
Nhóm bếp lửa Nhóm Ôi kì là và thiêng liêng – bếp lửa
|
lận đận nắng mưa Thói quen dậy sớm → Hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam giàu đức hi sinh. → Bà không chỉ nhóm bếp lửa – công việc khởi đầu của một ngày mà còn làm công việc khởi đầu cho một đời, một tâm hồn – nhóm lên những yêu thương, suy nghĩ đầu tiên về cuộc đời, về con người trong tâm hồn đứa cháu. Người bà cũng là người nhóm lửa, giữ lửa, và truyền lửa cho các thế hệ - ngọn lửa của sự sống, niềm yêu thương, tin tưởng.
|
Bếp lửa ấy luôn hiện diện cùng bà – với vẻ đẹp tần tảo, nhẫn nại và đầy yêu thương → nhớ về bếp lửa, nhớ về bà, nhớ về cội nguồn |
||
Khổ 7 |
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? |
|
? Hình ảnh bà đã hoàn quyện cùng hình ảnh bếp lửa. Nhớ về bếp lửa cũng là nhớ về bà, nhớ về quê hương, cội nguồn, nơi lưu giữ những kí ức của tuổi thơ. |
Cách 2:
Hình ảnh bếp lửa – xuyên suốt mạch cảm xúc của bài thơ.
- Hình ảnh “một bếp lửa” xuất hiện “chờn vờn”, “ấp iu”…. Vừa có sức gợi hình lại vừa có sức gợi cảm mạnh mẽ đánh mạnh vào liên tưởng của người đọc.
- Ở một miền đất xa lạ đứa cháu nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ mà nhớ nhất đó là hình ảnh bếp lửa với người bà kính yêu của mình.
- Bếp lửa không chỉ xuất hiện ở khổ đầu để khơi nguồn cảm xúc của chủ thể trữ tình mà xuất hiện rất nhiều lần trong bài (12 lần), hàm chứa nhiều cảm xúc mãnh liệt. Đó là những hồi tưởng về tình bà cháu đồng thời cũng là những suy ngẫm của chủ thể trữ tình đối với người bà kính yêu của mình.
- Ở khổ thơ thứ 4 thay vì nói về hình ảnh bếp lửa, tác giả lại nhắc đến “ngọn lửa” nhưng lại mang một ý nghĩa khái quát cao. Ngọn lửa mang tính biểu tượng sâu sắc: đó là ngọn lửa thắp sáng và duy trì niềm tin tình yêu thương to lớn của bà, đồng thời cũng là ngọn lửa tiếp nối của tình yêu thương từ bà sang cháu và cho thế hệ mai sau.
=> Hình ảnh bếp lửa với hình ảnh người bà có mối quan hệ mật thiết với nhau là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cháu.
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 15 Ngữ văn 9 Tập 1: Nhớ lại một kỉ niệm tuổi thơ với người thân của em....
Câu 4 trang 17 Ngữ văn 9 Tập 1: Xác định mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của văn bản...
Câu 5 trang 17 Ngữ văn 9 Tập 1: Hãy chỉ ra một vài nét đặc sắc về kết cấu của bài thơ....
Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: