Soạn bài Vẻ đẹp của Sông Đà | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9

4.3 K

Tài liệu Soạn bài Vẻ đẹp của Sông Đà Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Vẻ đẹp của Sông Đà

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Văn bản nói về vẻ đẹp của sông Đà Tây Bắc hung bạo và trữ tình qua các góc nhìn khác nhau.

Soạn bài Vẻ đẹp của sông Đà | Hay nhất Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Vẻ đẹp Sông Đà hiện lên như thế nào trong văn bản và được miêu tả từ những góc nhìn nào? Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện Sông Đà từ những góc nhìn đó?

Trả lời:

- Vẻ đẹp sông Đà hiện lên vừa hung bạo, vừa trữ tình.

- Vẻ đẹp sông Đà được miêu tả từ góc nhìn từ trên tàu bay nhìn xuống:

+ “… cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà.”

+ “… càng thấy quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình. Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đâu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng Hai và cuồn cuộn mùi khói núi Mèo đốt nương xuân.

+ …

- Vẻ đẹp sông Đà được miêu tả từ góc nhìn ngồi từ thuyền đang trôi trên sông.

+ “Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Có gianh đồi núi đang ra những nón búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm…”

+ …

Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong các câu văn:

- Con Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng Hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.

- Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.

Trả lời:

- Biện pháp so sánh:

+ “Con sông Đà tuôn dài” với “một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng Hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”.

+ “Bờ sông hoang dại” với “một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.”

=> Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh:

+ Giúp làm nổi bật những tính chất, đặc điểm của sông Đà.

+ Giúp người đọc, người nghe dễ hình dung và liên tưởng được với các đặc điểm của dòng sông Đà.

+ Làm cho văn bản và cách diễn đạt trở nên hay hơn, tránh nhàm chán về cách diễn đạt.

+ …

Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tác giả thể hiện cảm xúc gì khi miêu tả Sông Đà? Tìm những chi tiết từ văn bản để làm rõ ý kiến của em.

Trả lời:

- Cảm xúc của tác giả khi miêu tả Sông Đà là: ngạc nhiên, thân thiết, tự hào…

Câu 4 (trang 20 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm những từ ngữ mà em cho là mới mẻ, thú vị trong văn bản và giải nghĩa các từ ngữ đó.

Trả lời:

- Gắt gỏng: dễ bực tức hay lúc nào cũng tức giận.

- Chiêm bao: thấy những chuyện thường ngày vẫn nghĩ tới, hoặc sự việc không có thực xảy ra trong giấc ngủ.

- Lặng tờ: yên, tĩnh hoàn toàn, không có một chút động.

- …

Tóm tắt Vẻ đẹp của sông Đà

Câu chuyện vượt sông Đà đã được nhà văn kể lại bằng tất cả niềm hứng khởi về sức mạnh con người chiến thắng thiên nhiên, với tất cả kịch tính, cao trào để tôn vinh nghệ thuật chinh phục thác đá sông Đà. Con sông Đà dữ với thần sông tướng đá bủa giăng thế trận vây lấy chiếc thuyền đơn độc được nhà văn miêu tả bằng ngôn ngữ phong phú của tiểu thuyết chương hồi như gợi cuộc phá vây của mãnh tướng Triệu Tử Long xông vào trận quân Tào Tháo, bên cạnh đó nhà văn có những dòng mô tả chân dung bằng giọng văn rất hóm hỉnh của riêng mình: “Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này...”. Cuộc đối đầu giữa con người trên chiếc thuyền đơn độc với “boongke chìm và pháo đài nổi” trong “cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn” có sức hấp dẫn đặc biệt. Có lẽ nhà văn đã hình dung ra không khí của những hội vật truyền thống khi miêu tả các cuộc đấu sức, đấu trí và đấu sự nhanh nhẹn giữa người và đá nước. Cuộc đấu có miếng, có mưu, cuối cùng phần chiến thắng thuộc về con người, bởi lẽ “Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này”.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bếp lửa (Bằng Việt)

Vẻ đẹp của Sông Đà (Nguyễn Tuân).

Thực hành tiếng Việt trang 20

Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

Làm một bài thơ tám chữ

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ

Đánh giá

0

0 đánh giá