Sự kết hợp giữa yếu tố biểu cảm và miêu tả, tự sự trong văn bản có tác dụng gì

853

Trả lời Câu 3 trang 17 Ngữ văn 9 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Bếp lửa giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Bếp lửa (Bằng Việt)

Câu 3 trang 17 Ngữ văn 9 Tập 1Sự kết hợp giữa yếu tố biểu cảm và miêu tả, tự sự trong văn bản có tác dụng gì?

Lời giải:

Cách 1:

- Khổ 1: Tự sự + biểu cảm

- Khổ 2: Tự sự + biểu cảm + miêu tả

- Khổ 3: Tự sự + biểu cảm

- Khổ 4: Tự sự + biểu cảm

- Khổ 5+ 6: Miêu tả + biểu cảm

- Khổ 7: Biểu cảm

-  Sự kết hợp ba yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài thơ nêu bật hiện thực, khó khăn thiếu thốn của tuổi thơ người cháu khi sống bên bà. (tả bếp lửa chờn vờn, cảnh đói,…) Qua đó thấy được hình ảnh bà hiện lên trong tâm trí người cháu là hình ảnh bà tần tảo sớm hôm, chăm sóc cháu, bộc lộ cảm xúc trực tiếp yêu thương bà của tác giả

? Hồi tưởng lại kỉ niệm, tình cảm ấy, những hình ảnh sự việc trở nên giàu sức gợi, có sức truyền mạnh mẽ, sự sinh động, cụ thể, giàu tính triết lí sâu xa

Cách 2:

- Bài thơ là sự kết hợp độc đáo giữa các yếu tố nghệ thuật như: biểu cảm, miêu tả, tự sự:

+ Tự sự: Đó là dòng hồi tưởng của người cháu về tuổi thơ có cháu và bà.

+ Miêu tả: Hình ảnh miêu tả bếp lửa  vô cùng chân thực và chi tiết.

+ Biểu cảm: Xen vào đó là những tình cảm sâu đậm mà đứa cháu dành cho người bà kính yêu của mình.

→ Việc đan cài các yếu tố tự sự, biểu cảm và miêu tả vào trong bài thơ khiến tác giả có thể khắc họa một tuổi thơ êm đềm và đầy rẫy kỉ niệm bên bà. Qua đó cũng thể hiện tình yêu thương sự quý trọng của mình dành cho người bà. Đó chính là động lực thúc đẩy cháu vượt qua mọi biến cố khó khăn của cuộc đời. Tình cảm của cháu dành cho bà cũng chính là tình cảm yêu quê hương, yêu đất nước tha thiết.

Đánh giá

0

0 đánh giá