Giáo án Luyện tập về động từ lớp 4 - Cánh diều

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Luyện tập về động từ sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Tiếng Việt 4. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Luyện tập về động từ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nhận biết một số từ đi kèm động từ để bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.

- Viết được đoạn văn tưởng tượng (đoạn văn về một giấc mơ đẹp); xác định được các động từ trong đoạn văn đó.

2. Năng lực

Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết thảo luận nhóm để tìm ra động từ.

Năng lực tự chủ và tự học: tự làm BT.

Năng lực văn học:

- Bước đầu biết sử dụng từ ngữ phù hợp để kể về giấc mơ của mình một cách sinh động.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm (biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập: nhận biết động từ trong câu, sửa hoặc thay thế những từ bổ sung ý nghĩa thời gian chưa thích hợp; viết đoạn văn về giấc mơ; tìm được động từ trong đoạn văn đã viết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SGV Tiếng Việt 4 (tập 1).

- Bảng phụ máy chiếu (nếu có).

b. Đối với học sinh

- SGK Tiếng Việt 4 (tập 1), SBT.

III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS khởi động bằng trò chơi “Kịch câm”.

- GV nêu luật chơi: 1 HS sử dụng ngôn ngữ cơ thể diễn tả một hành động hoặc trạng thái. HS dưới lớp ai đoán ra đúng hành động hoặc trạng thái bạn diễn tả là người thắng cuộc.

- GV tổ chức cho 3 – 5 HS chơi trong thời gian 5 phút.

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài mới: Trò chơi vừa rồi giúp các em tìm được một số động từ. Để hiểu hơn về từ loại này, trong tiết học hôm nay, chúng ta cùng luyện tập về động từ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhận xét về các từ bổ sung ý nghĩa cho động từ.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:

- Nắm được kiến thức về động từ.

- Trả lời được những câu hỏi trong bài và vận dụng vào những BT có liên quan.

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời 1 HS đọc BT1: Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những động từ nào? Chúng bổ sung ý nghĩa gì?

a) Tin-tin: Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy?

Em bé thứ nhất: Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên Trái Đất.

MẶT-TÉC-LINH

b) Những tính toán của Ca-tơ-rin thật sự hoàn hảo, đã góp phần đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng rồi quay trở lại Trái Đất an toàn.

PHAN HOÀNG

- GV tổ chức cho HS làm việc độc lập (cá nhân) hoặc thảo luận nhóm đôi để trả lời CH.

- GV mời 4 – 5 HS trả lời các CH trước lớp, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá về hoạt động của lớp và chốt đáp án:

“Đang” bổ sung ý nghĩa cho động từ “làm”“sẽ” bổ sung ý nghĩa cho động từ “dùng” đã bổ sung ý nghĩa cho động từ góp phần.

+ Các từ in đậm (đang, sẽ, đã) bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.

* Từ “đang” cho biết hoạt động đang diễn ra, chưa hoàn thành; từ “sẽ” cho biết hoạt động chưa diễn ra nhưng có thể diễn ra sau đó; từ “đã” cho biết hoạt động đã diễn ra, đã hoàn thành.

- GV có thể yêu cầu HS tìm thêm từ bổ sung ý nghĩa về thời gian cho động từ (từng, sắp,...)

Hoạt động 2: Bỏ hoặc thay thế từ dùng sai bằng từ khác cho đúng.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- HS nắm được kiến thức về động từ.

- Vận dụng vào hoàn thiện BT và trả lời những câu hỏi có liên quan.

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời HS đọc BT2: Truyện vui sau dùng một số từ (in đậm) không đúng. Em hãy sửa lại cho đúng bằng cách bỏ hoặc thay các từ ấy bằng những từ phù hợp. Giải thích vì sao em sửa như vậy.

Bò ăn cỏ

Khách: Sao bức tranh này không có hình gì, thưa ông?

Hoạ sĩ: Bức tranh đó vẽ một con bộ sẽ ăn cỏ đấy, ông ạ.

Khách: Tôi có thấy cỏ đâu?

Hoạ sĩ: Con bò đang ăn hết rồi, thưa ông.

Khách: Thế con bò đâu?

Hoạ sĩ: Thưa ông, con bò không đời nào đúng ì ở đó sau khi sắp ăn hết cỏ.

- GV tổ chức cho HS làm việc độc lập (cá nhân) hoặc thảo luận nhóm đôi để làm BT.

- GV tổ chức thi hỏi nhanh – đáp đúng.

- GV chốt lại bài: Việc sử dụng động từ kết hợp với các từ bổ sung ý nghĩa thời gian sẽ giúp cho hoạt động được miêu tả cụ thể hơn (giúp ta biết hoạt động, trạng thái đã diễn ra hay chưa).

- HS hoạt động theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thực hiện chơi.

- HS lắng nghe, tiếp thu và chuẩn bị vào bài mới.

- HS đọc BT1.

- HS làm việc nhóm đôi.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

- HS đọc yêu cầu BT2.

- HS hoạt động theo hướng dẫn của GV.

- HS thực hiện thi:

+ HS 1 hỏi: Từ sẽ dùng đúng hay sai? + HS 2 trả lời: sai; cần bỏ từ sẽ.

+ HS 1 hỏi: Từ đang dùng đúng hay sai?

+ HS 2 trả lời: sai; cần bỏ đang hoặc thay đang bằng đã.

+ HS 1 hỏi: Từ sắp dùng đúng hay sai? + HS 2 trả lời: sai; cần bỏ sắp hoặc thay sắp bằng đã.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 3 trang, trên đây trình bày tóm tắt 1 trang của Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Luyện tập về động từ.

Xem thêm các bài giáo án Tiếng Việt 4 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Cộng đồng

Để mua Giáo án Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc

 

Đánh giá

0

0 đánh giá