Giải Toán 8 trang 39 Tập 2 Chân trời sáng tạo

516

Với lời giải Toán 8 trang 39 Tập 2 chi tiết trong Bài 2: Giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc nhất sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải Toán 8 Bài 2: Giải bài toán bằng cách lập phương trình bậc nhất

Thực hành 2 trang 39 Toán 8 Tập 2: Một người mua 36 bông hoa hồng và hoa cẩm chướng hết tất cả 136 800 đồng. Giá mỗi bông hoa hồng là 3 000 đồng, giá mỗi bông hoa cẩm chướng là 4 800 đồng. Tính số bông hoa mỗi loại.

Thực hành 2 trang 39 Toán 8 Tập 2 Chân trời sáng tạo | Giải Toán 8

Lời giải:

Gọi số bông hoa hồng là a (a  ℕ*)

Số bông hoa cẩm chướng là: 36 – a (bông)

Số tiền mua hoa hồng là: 3 000a (đồng)

Số tiền mua hoa cẩm chướng là: 4 800(36 – a) (đồng)

Vì tổng số tiền mua hoa hết 136 800 đồng nên ta có phương trình:

3 000a + 4 800(36 – a) = 136 800

 3 000a + 172 800 – 4 800a = 136 800

–1 800a = –36 000

a = 20 (thỏa mãn)

Vậy số bông hoa hồng là 20, số bông hoa cẩm chướng là 36 – 20 = 16.

Vận dụng trang 39 Toán 8 Tập 2: Giải bài toán đã cho trong Hoạt động khởi động (trang 37).

Lời giải:

Gọi giá gốc của đôi giày là a (a > 1 275 000).

Giá của của đôi giày sau khi giảm giá 15% là: 0,85a

Vì sau khi giảm giá đôi giày có giá 1 275 000 đồng nên ta có phương trình

0,85a = 1 275 000

a = 1 275 000 : 0,85

a = 1 500 000 (thỏa mãn)

Vậy giá của đôi giày khi chưa giảm giá là 1 500 000 đồng.

Bài tập

Bài 1 trang 39 Toán 8 Tập 2: Một nhân viên giao hàng trong hai ngày đã giao được 95 đơn hàng. Biết số đơn hàng ngày thứ hai giao được nhiều hơn ngày thứ nhất là 15 đơn. Tính số đơn hàng nhân viên đó giao được trong ngày thứ nhất.

Lời giải:

Gọi số đơn hàng giao trong ngày thứ nhất là a (0 < a < 95)

Số đơn giao trong ngày thứ hai là 95 – a (đơn)

Số đơn giao trong ngày thứ hai nhiều hơn ngày thứ nhất là 15 đơn nên ta có phương trình:

(95  a)  a = 15

2a = 15  95

2a = 80

A = 40 (TMĐK)

Vậy số đơn giao trong ngày thứ nhất là 40 đơn.

Bài 2 trang 39 Toán 8 Tập 2: Anh Bình tiêu hao 14 calo cho mỗi phút bơi và 10 calo cho mỗi phút chạy bộ. Trong 40 phút với hai hoạt động trên, anh Bình đã tiêu hao 500 calo. Tính thời gian chạy bộ của anh Bình.

Lời giải:

Gọi thời gian bơi là x (phút) (0 < x < 40)

Thời gian chạy bộ là 40 – x (phút)

Số calo tiêu tốn cho bơi và chạy bộ lần lượt là:

14x; 10(40 – x) = 400 – 10x (calo)

Tổng số calo tiêu tốn là 500 nên ta có:

14x + 400 – 10x = 500

4x + 400 = 500

4x = 100

x = 25 (thỏa mãn)

Suy ra thời gian bơi là: 25 phút

Thời gian chạy bộ là: 40 – 25 = 15 (phút)

Vậy thời gian chạy bộ của bạn Bình là 15 phút.

Đánh giá

0

0 đánh giá