Sách bài tập GDCD 7 Bài 5 (Kết nối tri thức): Bảo tồn di sản văn hóa

8.4 K

Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Bài tập 1 trang 16 SBT GDCD 7: Những việc làm nào dưới đây không góp phần bảo tồn di sản văn hoá?

(Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)

A. Sưu tầm tranh ảnh về di sản văn hoá ở địa phương.

B. Mặc trang phục truyền thống dân tộc trong những ngày lễ hội.

C. Khắc tên mình lên di tích khi tới tham quan.

D. Biểu diễn các khúc dân ca trong những ngày lễ kỉ niệm của trường.

Trả lời:

- Lựa chọn phương án C

Bài tập 2 trang 16 SBT GDCD 7: Những hành vi dưới đây thực hiện đúng hay vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá? (Đánh dấu X vào ô phù hợp)

Hành vi

Thực hiện đúng

Vi phạm

A. Học tập, tìm hiểu về di tích lịch sử - văn hoá

 

 

B. Đập phá các di sản văn hoá

 

 

C. Đem nộp cổ vật mình tìm được cho Cơ quan có thẩm quyền

 

 

D. Tố cáo hành vi xâm phạm các di tích lịch sử - văn hoá

 

 

E. Lấn chiếm đất trong khu đền thờ, khu di tích

 

 

Trả lời:

Hành vi

Thực hiện đúng

Vi phạm

A. Học tập, tìm hiểu về di tích lịch sử - văn hoá

X

 

B. Đập phá các di sản văn hoá

 

X

C. Đem nộp cổ vật mình tìm được cho cơ quan có thẩm quyền

X

 

D. Tố cáo hành vi xâm phạm các di tích lịch sử - văn hoá

X

 

E. Lấn chiếm đất trong khu đền thờ, khu di tích

 

X

Bài tập 3 trang 16 SBT GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến dưới đây? Vì sao?

A. Chỉ cần bảo tồn và phát triển văn hoá vật thể vì điều đó mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho đất nước.

B. Trong thời hiện đại ngày nay, không cần thiết phải giữ gìn các dòng nhạc truyền thống.

C. Tham gia tích cực trong các buổi trao đổi, tìm hiểu về di sản văn hoá là góp phần vào việc bảo tồn di sản văn hoá.

D. Chỉ nên ca ngợi di tích lịch sử - văn hoá đã được Nhà nước xếp hạng.

Trả lời:

- Đồng tình với ý kiến C vì đó là việc làm góp phần bảo tồn di sản văn hoá.

- Không đồng tình với ý kiến A, B, D vì:

+ Ý kiến A và D: cần phải bảo tồn tất cả các di sản văn hoá vì đó là tài sản, tinh thần của quốc gia và thể hiện các giá trị truyền thống của dân tộc.

+ Ý kiến B: mặc dù trong thời hiện đại ngày nay có rất nhiều thể loại nhạc mới nhưng vẫn cần giữ gìn các bài hát dân ca vì đó là những bài hát mang giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Bài tập 4 trang 17 SBT GDCD 7: Em hãy nhận xét các hành vi dưới đây:

A. Mỗi khi đi tham quan các di tích lịch sử, H thường khắc tên mình lên tượng đài, bức tượng, thân cây,... để đánh dấu những nơi mình đã tới.

B. T nhắc nhở các bạn trong xóm không nên chăn thả gia súc trong khu di tích lịch sử.

C. Cuối tuần, M thường rủ các bạn tới nhà bác K - một nghệ nhân hát chèo - để học hát. D. N tích cực học ngoại ngữ để có thể giới thiệu về những danh lam thắng cảnh của quê hương mình với du khách nước ngoài.

Trả lời:

- Nhận xét:

+ Các bạn T, M, N có hành vi đúng trong việc góp phần bảo tồn và phát triển di sản văn hoá và thực hiện tốt trách nhiệm cá nhân theo quy định của pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá.

+ Bạn H và nhóm bạn trong xóm có hành vi, việc làm không đúng, vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá.

Bài tập 5 trang 17 SBT GDCD 7: Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:

Tình huống a) Q và H phát hiện mấy thanh niên lấy trộm Cổ vật trong ngôi chùa của làng. Q rủ H đi báo Công an nhưng H từ chối và nói:“Việc đó nguy hiểm lắm, nếu họ biết mình tố cáo sẽ trả thù chúng mình đấy!”.

Nếu là Q, em sẽ làm gì?

Tình huống b) Khi vào chùa cùng bà, C thấy một số bạn gõ chuông, xoa tay lên các bức tượng Phật để cầu may.

Nếu là C, em sẽ làm gì?

Tình huống c) Cuối tuần, lớp 7A được tham quan và học tập ở khu di tích lịch sử. Cả lớp rất hào hứng và được cô hướng dẫn viên giới thiệu rất tỉ mỉ về từng di tích, giúp các em hiểu thêm về lịch sử đánh giặc giữ nước của ông cha ta. Tuy nhiên, một số bạn không tập trung nghe cô nói mà tự ý tách đoàn để đi chụp ảnh, tìm cách viết tên mình lên khu di tích.

1/ Em có nhận xét gì về việc làm của một số bạn trong tình huống trên?

2/ Nếu là học sinh lớp 7A, em sẽ làm gì?

Tình huống d) Sáng Chủ nhật, lớp 7B được nhà trường phân công đi lao động quét dọn tại ngôi chùa cổ trong làng. Các bạn đều phấn khởi và tích cực tham gia buổi lao động đó, chỉ có L là tỏ ra bực tức vì Chủ nhật không được ở nhà để nghỉ ngơi sau một tuần học tập vất vả.

1/ Theo em, việc nhà trường tổ chức lao động ở ngôi chùa cổ có ý nghĩa gì?

2/ Nếu là thành viên của lớp, em sẽ nói gì với L?

Trả lời:

- Tình huống a) Khuyên bạn H cùng mình đi báo công an hoặc có thể báo người lớn trong thôn xóm biết để ngăn chặn, xử lí việc làm sai trái của những thanh niên lấy trộm cổ vật trong ngôi chùa, vì việc làm của các thanh niên trong tình huống này là phá hoại di sản văn hoá ở địa phương mình.

- Tình huống b) Khuyên các bạn chấm dứt những việc làm không đúng khi tham quan ngôi chùa. Việc tự động gõ chuông và sờ tay lên các bức tượng Phật thể hiện sự thiếu nghiêm túc ở nơi linh thiêng.

- Tình huống c)

+ Yêu cầu số 1: Không đồng tình với việc làm của một số bạn học sinh lớp 7A vì các bạn không tập trung nghe giới thiệu về lịch sử đánh giặc của ông cha ta để hiểu được ý nghĩa của di sản văn hoá.

+ Yêu cầu số 2: Nếu là học sinh lớp 7A, em sẽ góp ý và khuyên các bạn không nên tách đoàn để chụp ảnh, viết tên mình lên khu di tích mà nên lắng nghe cô hướng dẫn viên giới thiệu để hiểu thêm về lịch sử đánh giặc giữ nước của ông cha ta.

- Tình huống d)

+ Yêu cầu số 1: Việc nhà trường tổ chức lao động ở ngôi chùa cổ có ý nghĩa giáo dục tinh thần trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần bảo vệ di tích lịch sử.

+ Yêu cầu số 2: Em sẽ khuyên L vui vẻ, tích cực tham gia hoạt động của lớp để đóng góp công sức bé nhỏ vào việc bảo tồn và phát triển di sản văn hoá ở địa phương mình.

Bài tập 6 trang 19 SBT GDCD 7: Em hãy đưa ra lời khuyên cho mỗi nhân vật trong những tình huống dưới đây:

Tình huống a) Lớp của H chuẩn bị tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày Quốc khánh. Các bạn thảo luận sẽ chọn trang phục áo dài và biểu diễn tiết mục múa. Khi lớp trưởng phổ biến kế hoạch, H phản đối vì cho rằng thời hiện đại rồi thì nên chọn trang phục biểu diễn là váy.

Tình huống b) M là học sinh tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Tuy nhiên, mỗi khi đi tham quan các di tích lịch sử - văn hoá thì M lại thường hay chê bai những địa điểm đó.

Tình huống c) Chú H đào móng để xây nhà thì phát hiện một cổ vật rất quý. Chú H có ý định cất giấu làm của riêng vì cho rằng nó được tìm thấy trong nhà mình tức là tài sản thuộc sở hữu của gia đình mình.

Trả lời:

- Tình huống a) Khuyên H nên chọn áo dài truyền thống để tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày Quốc khánh vì nó phù hợp với điệu múa dân tộc và góp phần bảo tồn, phát triển giá trị của áo dài truyền thống.

- Tình huống b) Khuyên M không nên chê bai các di tích lịch sử, văn hoá mà cần tích cực tìm hiểu về các di tích đó để thấy được ý nghĩa lớn lao của di sản văn hoá mà ông cha ta đã từng đấu tranh để xây dựng và bảo vệ.

- Tình huống c) Khuyên chú H nên nộp lại Cổ vật đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lí vì đây là tài sản chung của dân tộc cần được bảo tồn và phát triển.

Bài tập 7 trang 19 SBT GDCD 7: Em hãy lập và thực hiện kế hoạch bảo vệ một di sản ở địa phương em theo bảng sau:

SBT Giáo dục công dân 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

SBT Giáo dục công dân 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 4: Giữ chữ tín

Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường

Bài 8: Quản lí tiền

Lý thuyết GDCD 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

1. Khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam

Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua các thế hệ khác.

-  Di sản văn hóa gồm:

+ Di sản văn hóa vật thể (Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn, Rừng ngập mặn Cần Giờ...)

+ Di sản văn hóa phi vật thể (Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Nhã nhạc cung đình, Nghệ thuật Đờn ca tải tử Nam bộ....)

Lý thuyết Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa - Kết nối tri thức (ảnh 1) Lý thuyết Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ

(Di sản văn hóa phi vật thể)

Thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam

(Di sản văn hóa vật thể)

2. Ý nghĩa di sản văn hóa đối với con người và xã hội

- Bảo tồn di sản văn hóa góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới.

3. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa

- Pháp luật nước ta có những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa, thể hiện ở Luật Di sản văn hóa năm 2001.

4. Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hóa

- Học sinh có trách nhiệm:

+ Tìm hiểu, giới thiệu về các di sản văn hóa;

+ Giữ gìn các di sản văn hóa;

+ Đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa.

Lý thuyết Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa - Kết nối tri thức (ảnh 1) Lý thuyết Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Không xâm phạm các di sản văn hóa

Tham gia giữ gìn cảnh quan khu di tích

Đánh giá

0

0 đánh giá