Vở thực hành GDCD 7 Bài 5 (Kết nối tri thức): Bảo tồn di sản văn hóa

3 K

Với giải vở thực hành Giáo dục công dân 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Giáo dục công dân lớp 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Bài 1 trang 20 vở thực hành GDCD 7: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn.

Câu a) Những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu giữ bằng trị nhở, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác được gọi là gì?

A. Di sản.

B. Di sản văn hóa.

C. Di sản văn hóa vật thể

D. Di sản văn hóa phi vật thể

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu giữ bằng trị nhở, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác được gọi là di sản văn hóa phi vật thể.

Câu b) Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là gì?

A. Di sản.

B. Di sản văn hóa.

C. Di sản văn hóa vật thể.

D. Di sản văn hóa phi vật thể.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là di sản văn hóa vật thể.

Câu c) Theo quy định của Luật Di sản văn hóa năm 2001, tổ chức, cá nhân không có quyền và nghĩa vụ nào sau đây?

A. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa.

B. Sở hữu hợp pháp di sản văn hóa.

C. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

D. Giữ cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được làm của riêng.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Theo quy định của Luật Di sản văn hóa năm 2001, tổ chức, cá nhân không được: giữ cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được làm của riêng. 

Bài 2 trang 20 vở thực hành GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi nào sau đây? Vì sao?

a) Tìm hiểu di tích lịch sử - văn hóa của quê hương.

b) Buôn bán, trao đổi cổ vật không có giấy phép.

c) Giới thiệu về di tích lịch sử - văn hóa của quê hương với du khách nước ngoài.

d) Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo vệ di sản văn hóa.

e) Thả gia súc trong khu di tích lịch sử - văn hóa.

g) Tổ chức tham quan di tích lịch sử - văn hóa.

Trả lời:

- Ý kiến a) Đồng tình, vì việc tìm hiểu di tích lịch sử - văn hoá của quê hương thể hiện sự tự hào, góp phần giữ gìn, bảo tồn di sản văn hoá của quê hương.

- Ý kiến b) Không đồng tình và việc buôn bán, trao đổi cổ vật không có giấy phép là vi phạm Luật Di sản văn hoá, làm tổn hại đến di sản văn hoá của quê hương.

- Ý kiến c) Đồng tình, vì việc giới thiệu về di tích lịch sử - văn hoá của quê hương cho du khách nước ngoài là thể hiện sự tự hào về di sản văn hoá của quê hương.

- Ý kiến d) Đồng tình, vì việc nhắc nhở bạn bè, người thân bảo vệ di sản văn hoá góp phần giữ gìn, bảo tồn di sản văn hoá của quê hương.

- Ý kiến e) Không đồng tinh vi việc chăn thả gia súc trong khu di tích lịch sử - văn hoá làm tổn hại đến di sản văn hoá của quê hương.

- Ý kiến g) Đồng tình và tham quan di tích lịch sử - văn hoá sẽ giúp ta có hiểu biết về di tích lịch sử - văn hoá, thềm tự hào về các di tích lịch sử - văn hoá của quê hương.

Bài 3 trang 21 vở thực hành GDCD 7: Em hãy nhận xét các hành vi dưới đây:

a) Hiền khắc tên mình lên bức tường thành cổ của làng.

b) Linh báo với bác trưởng thôn khi nghe thấy hai anh thanh niên đang bàn tính sẽ lấy trộm cổ vật trong chùa.

Trả lời:

- Nhận xét:

+ Trường hợp a) Hành động khắc tên mình lên bức tường thành cổ của làng mình của Hiền là hành vi xâm phạm đến di tích lịch sử - văn hóa; thể hiện bạn Hiền chưa biết cách bảo vệ, gìn giữ và phát huy di sản văn hóa.

+ Trường hợp b) Hành động của Linh thể hiện Linh đã thực hiện đúng trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ, gìn giữ và phát huy di sản văn hóa.

Bài 4 trang 22 vở thực hành GDCD 7: Ở địa phương em có di sản văn hóa nào? Em hãy viết bài giới thiệu về một di sản văn hóa mà em thích nhất.

Gợi ý:

- Tên di sản

- Điểm nổi bật của di sản

-Ý nghĩa của di sản

- Những việc em sẽ làm để bảo vệ di sản đó.

Trả lời:

- Tên di sản văn hóa: Lễ hội Đền Hùng

- Thông tin cơ bản:

+ Đền Hùng nằm ở trên núi Nghĩa Lĩnh, Xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là nơi hàng năm thường diễn ra lễ hội mang tính chất quốc gia để suy tôn các vua Hùng là người đã có công dựng nước.

+ Lễ hội diễn ra từ ngày 01 đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch. Việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3), bắt đầu bằng lễ dâng hương có đại diện của Nhà nước, tại đền Thượng là nơi xưa kia vua Hùng tế trời đất. Ðồ tế lễ ngoài mâm ngũ quả còn có bánh chưng, bánh dày để nhắc lại sự tích Lang Liêu, cũng là nhắc nhở công đức các vua Hùng.

+ Phần rước, có nhiều cuộc rước thần, rước voi, rước kiệu... của các làng Tiên Cương, Hy Cương, Phượng Giao, Cổ Tích...

+ Sau tế lễ còn có múa hát xoan (ở đền Thượng), hát ca trù (ở đền Hạ) và nhiều trò chơi khác.

+ Hội đền Hùng không chỉ thu hút khách thập phương đến dự lễ bởi những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc mà còn ở tính thiêng liêng của một cuộc hành hương trở về cội nguồn dân tộc của các thế hệ người Việt Nam. 

- Ý nghĩa của di sản:

+ Bồi đắp thêm tinh thần yêu nước, uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.

+ Đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách tỉnh Phú Thọ.

+ Tạo việc làm và thu nhập cho hàng ngàn người dân trên địa bàn và cư dân các vùng lân cận.

+ Quảng bá hình ảnh đẹp của đất nước Việt Nam tới du khách trong và ngoài nước.

- Những việc làm của em để bảo vệ di sản:

+ Tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người thân, bạn bè trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa Lễ hội đền Hùng.

+  Niềm nở, hiếu khách.

+ Quảng bá hình ảnh đẹp về lễ hội đền Hùng thông qua các trang mạng xã hội, như: facebook, Tiktok, youTube…

Bài 5 trang 22 vở thực hành GDCD 7: Em hãy lập và thực hiện kế hoạch bảo vệ một di sản văn hóa ở địa phương em theo bảng sau:

Tên di sản

Biện pháp bảo vệ

Người hỗ trợ

Thời gian thực hiện

       

Trả lời:

(*) Tham khảo:

Tên di sản

Biện pháp bảo vệ

Người hỗ trợ

Thời gian

thực hiện

Dân ca quan họ Bắc Ninh

Tham gia CLB hát dân ca quan họ tại địa phương để học tập kinh nghiệm, rèn luyện kĩ năng

Bác N.V.A (chủ tịch CLB hát dân ca quan họ tại địa phương)

Tham gia ngay

Giới thiệu về dân ca quan họ thông qua các mạng xã hội như: Facebook, Youtube…

Người thân, bạn bè

Thực hiện ngay

 

Xem thêm các bài giải VTH Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Vở thực hành GDCD 7 Bài 4: Giữ chữ tín

Vở thực hành GDCD 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Vở thực hành GDCD 7 Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Vở thực hành GDCD 7 Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường

Vở thực hành GDCD 7 Bài 8: Quản lí tiền

Đánh giá

0

0 đánh giá