Sách bài tập GDCD 7 Bài 7 (Kết nối tri thức): Phòng, chống bạo lực học đường

6.2 K

Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường

Bài tập 1 trang 23 SBT GDCD 7: Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây đúng hay sai. Vì sao?

A. Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau.

B. Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra.

C. Bạo lực học đường chỉ gây ra tác hại về sức khoẻ thể chất.

D. Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm riêng của ngành Giáo dục.

Trả lời:

- Ý kiến A. Sai. Vì: bạo lực học đường có nhiều biểu hiện khác nhau, như: đánh đập, ngược đãi, chê bai, lăng mạ, chửi bới, đe dọa, khủng bố, cố lập, lan truyền những thông tin sai sự thật…

- Ý kiến B. Đúng. Vì: nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường, có thể là do: đặc điểm tâm sinh lú của lứa tuổi học trò; thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống; ảnh hưởng từ môi trường gia đình, môi trường xã hội không lành mạnh; sự thiếu quan tâm từ cơ sở giáo dục…

- Ý kiến C. Sai, vì: bạo lực học đường gây ra tác hại về sức khoẻ thể chất và tinh thần.

- Ý kiến D. Sai. Vì: việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của mỗi công dân, gia đình, nhà trường và toàn xã hội…

Bài tập 2 trang 24 SBT GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với những hành vi dưới đây? Vì sao?

A. N im lặng chấp nhận bị B sai khiến, bắt nạt vì sợ B không chơi với mình nữa.

B. Dù muộn học nhưng T vẫn cố gắng tìm người giúp đỡ khi thấy một bạn học sinh cùng trường bị các bạn chặn đường đánh.

C. G làm đơn tố cáo bạn M trong trường vì đã bắt nạt mình.

D. H gửi video tới Cô giáo chủ nhiệm để tố cáo hành vi bạo lực học đường của K với một người bạn trong lớp.

Trả lời:

- Đồng tình với các trường hợp B, C, D, vì:

+ T đã có trách nhiệm trong việc phòng, chống bạo lực học đường.

+ Việc làm của G sẽ ngăn chặn những hành vi xấu tiếp theo của M.

+ Việc làm của H sẽ giúp ngăn chặn hành vi bạo lực học đường tiếp theo của K.

- Không đồng tình với trường hợp A, vì bạn N có thể bị B sai khiến làm những việc có hại cho bản thân và người khác.

Bài tập 3 trang 24 SBT GDCD 7: Em hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B để được một câu đúng về việc phòng, chống bạo lực học đường (Lưu ý: có thể ghép một cụm từ ở cột A với nhiều cụm từ ở cột B để tạo ra nhiều câu đúng).

A

B

1. Giáo viên

a. cần tìm hiểu, phát hiện kịp thời học sinh có

hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, học sinh có nguy cơ bị bạo lực học đường để kịp thời ngăn chặn.

2. Nhà trường

b. thực hiện tham vấn, tư vấn cho học sinh có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực học đường.

3. Cán bộ tâm lí học đường

c. thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với học sinh bị bạo lực học đường.

4. Học sinh

d. thông báo kịp thời với gia đình học sinh để phối hợp xử lí khi xảy ra bạo lực học đường; trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì thông báo kịp thời với cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lí theo quy định của pháp luật.

5. Bệnh viện

e. tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời phù hợp với khả năng của bản thân đối với các hành vi bạo lực học đường.

Trả lời:

Ghép:

1 - a), b), c), d)                2 - a), b), c), d)                3 - a), b), c), d)

4 - e)                                5 - b), c)

Bài tập 4 trang 24 SBT GDCD 7: Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn dưới đây?

A. Một số bạn trong lớp thường xuyên trêu chọc, bắt nạt vì G nhỏ bé và nhút nhát.

B. S kể với bố mẹ việc mình bị H trấn lột tiền dù H đe dọa không được kể với ai.

C. Thấy một bạn trong lớp bị đánh, Q vội lấy điện thoại ra quay phim để đăng lên mạng.

D. N muốn bỏ học vì liên tục bị nhiều bạn ở trường chế giễu.

Trả lời:

- Trường hợp A. Hành vi trêu chọc, bắt nạt G của các bạn là sai trái, là bạo lực học đường.

- Trường hợp B. Hành vi trấn lột tiền và đe dọa S của H là sai trái, vi phạm pháp luật. Do đó S đã làm rất đúng khi kể lại sự việc bị H trấn lột tiền với bố mẹ để được giúp đỡ, can thiệp.

- Trường hợp C. Hành vi của Q là sai, đáng phê phán. Q cần tìm cách ngăn chặn, bảo vệ bạn bị đánh.

- Trường hợp D. Hành vi của N là sai, đây là một lựa chọn rất tiêu cực khi bị bạo lực học đường và có thể dẫn đến nhiều hậu quả không tốt cho N.

Bài tập 5 trang 25 SBT GDCD 7: Em hãy xử lý các tình huống dưới đây:

Tình huống a) Giờ ra chơi, V nhìn thấy trong cặp sách của N có một cuốn nhật kí nên đã giật lấy. N đuổi theo yêu cầu V trả lại nhưng V không trả mà còn mở cuốn nhật kí và đọc vài câu cho các bạn khác cùng nghe để trêu chọc N. N rất tức giận với hành vi của V nhưng không biết nên làm gì.

Nếu là N, em sẽ xử lí tình huống này như thế nào? Vì sao?

Tình huống b) Biết tin Đ bị S bắt nạt nhiều lần, bạn thân của Đ là T vô cùng tức giận. T bày tỏ ý định sẽ rủ thêm bạn chặn đường dạy cho S một bài học.

Nếu biết sự việc đó, em sẽ nói gì với Đ và T?

Tình huống c) Nhiều lần bị các bạn trong trường trấn lột tiền ăn sáng nhưng D giấu không kể lại với gia đình.

Nếu là bạn của D, em sẽ nói gì với D?

Trả lời:

- Tình huống a) N nên nhẹ nhàng giải thích với V việc tự ý xem nhật kí là xâm phạm quyền riêng tư của người khác và yêu cầu V trả lại, nếu không sẽ báo cáo với giáo viên chủ nhiệm. Hoặc N trực tiếp đi gặp giáo viên chủ nhiệm nhờ can thiệp.

- Tình huống b) Em giải thích cho Đ và T hiểu việc chặn đường S để trả thù là hành vi sai trái và có thể dẫn đến những hậu quả xấu. Khuyên Đ nên kể lại sự việc mình bị S bắt nạt nhiều lần với bố mẹ hoặc giáo viên chủ nhiệm để được giúp đỡ ngăn chặn hành vi đó lại.

- Tình huống c) Em giải thích cho D hiểu hành vi trấn lột tiền ăn sáng của các bạn là hành vi bạo lực học đường, nếu không ngăn chặn thì các bạn sẽ tiếp tục lặp lại hành vi đó với D và những bạn khác. Khuyên D nên kể lại sự việc với bố mẹ, giáo viên chủ nhiệm để được giúp đỡ.

Bài tập 6 trang 27 SBT GDCD 7: Em hãy nêu 5 nguy cơ có thể dẫn đến bạo lực học đường trong lớp học và đề xuất các biện pháp ứng xử phù hợp để phòng, tránh bạo lực học đường khi xuất hiện những nguy cơ đó.

Nguy cơ dẫn đến

bạo lực học đường

Biện pháp ứng xử phù hợp để phòng, tránh bạo lực học đường

1.

 

2.

 

3.

 

4.

 

5.

 

Trả lời:

Nguy cơ dẫn đến

bạo lực học đường

Biện pháp ứng xử phù hợp để phòng,

tránh bạo lực học đường

1. Tranh cãi, xích mích với bạn

- Tranh luận các vấn đề một cách ôn hòa với các bạn.

- Không tỏ thái độ tiêu cực, thách thức, khiêu khích

2. Chế giễu bạn khuyết điểm/ sai lầm của bạn.

- Đối xử với bạn một cách chân thành, yêu thương

- Không cười đùa, chế giễu các khuyết điểm/ sai lầm của bạn.

3. Trêu chọc bạn quá mức

- Đối xử với bạn một cách chân thành, yêu thương

- Không tỏ thái độ tiêu cực, thách thức.

- Không sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả

4. Bị trấn lột tiền

- Không mang theo nhiều tiền hoặc đồ trang sức, đồ dùng đắt tiền.

- Không sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả

- Học một môn võ để bảo vệ bản thân trong trường hợp cần thiết.

5. Bị bạn bè cô lập

- Thiết lập mối quan hệ thân thiết, gắn bó, yêu thương với các bạn.

Bài tập 7 trang 27 SBT GDCD 7: Em hãy viết một bài luận ghi lại những cảm nghĩ của bản thân về thực trạng bạo lực học đường hiện nay.

Trả lời:

(*) Bài tham khảo:

Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Về khái niệm, bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học.

Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… khiến dư luận hoang mang. Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối quan hệ thầy - trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh đập, sỉ nhục thầy cô.

Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích động, thầy cô quá stress với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân. Bên cạnh đó, còn do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh, giáo viên. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường, chuyển lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác.

Có thể thấy, tình trạng bạo lực học đường đang trở thành hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, mỗi chúng ta cần ý thức được nguyên nhân, hậu quả của nó và ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực này.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường

Bài 8: Quản lí tiền

Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội

Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Lý thuyết GDCD 7 Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường

1. Biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường

- Bạo lực học đường có nhiều biểu hiện như: đánh đập, ngược đãi, chê bai, lăng mạ, chửi bới, đe đọa, khủng bố, cô lập, lan truyền những thông tin sai sự thật về người học, ... xảy ra trong cơ sở giáo dục.

Lý thuyết Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Một số hành vi bạo lực học đường

- Nguyên nhân của bạo lực học đường:

+ Do đặc điểm tâm, sinh lí của lứa tuổi học sinh;

+ Do thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống;

+ Do ảnh hưởng từ môi trường gia đình môi trường xa hội không lành mạnh;

+ Do sự thiếu quan tâm từ cơ sở giáo dục....

Lý thuyết Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường - Kết nối tri thức (ảnh 1) Lý thuyết Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Tác động từ game có tính bạo lực

Cha mẹ thiếu sự quan tâm đến con cái

- Bạo lực học đường gây ra nhiều tác hại đối với học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội.

+ Người gây ra bạo lực học đường cũng có thể bị tổn thương về thể chất, tinh thần; bị lệch lạc nhân cách; phải chịu các hình thức kỉ luật, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.

+ Người bị bạo lực học đường có thể bị tổn thương thể chất, tinh thần, giảm sút kết quả học tập và rèn luyện.

+ Đối với gia đình, bạo lực học đường có thể gây ra không khí căng thẳng, bất an, tổn hại về vật chất; xã hội thiếu an toàn và làng mạnh.

2. Cách ứng phó với bạo lực học đường

a. Để phòng tránh bạo lực học đường, em cần:

- Kết bạn với những bạn tốt.

- Trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường;

- Thông báo cho giáo viên hoặc những người lớn đáng tin cậy khi phát hiện ra nguy cơ bạo lực học đường;

- Rời khỏi những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường;...

- Em cần tránh:

+ Kết bạn với những bạn xấu;

+ Tỏ thái độ tiêu cực với bạn bè;

+ Tụ tập ở những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường....

Lý thuyết Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Vẽ tranh cổ động phong trào chống bạo lực học đường

b. Khi gặp bạo lực học đường, em cần phải:

- Bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc tiêu cực;

- Chủ động nhờ người khác giúp đỡ.

- Quan sát xung quanh để tìm đường thoát,...

- Em cần tránh:

+ Tỏ thái độ khiêu khích, thách thức, sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả;

+ Kêu gọi bạn bè cùng tham gia bạo lực;...

c. Để xử lí hậu quả của bạo lực học đường, em cần:

+ Thông báo sự việc với bố mẹ, người thân, thầy cô, công an và nhờ họ hỗ trợ đảm bảo an toàn;

+ Nhờ sự trợ giúp từ các cơ sở chuyên môn như: bệnh viện, phòng tư vấn tâm lí học đường…

+ Tránh giấu giếm, bao che, tự giải quyết bằng các biện pháp tiêu cực,...

Lý thuyết Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Học sinh được các thầy cô giáo hỗ trợ tư vấn tâm lí

3. Một số quy định cơ bản của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường

- Việc phòng, chống bạo lực học đường được quy định trong một số văn bản pháp luật như:

+ Nghị định số 80/2017/NĐ-CP của Chính phủ;

+ Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Bộ luật Dân sự năm 2015;...

Đánh giá

0

0 đánh giá