Sách bài tập GDCD 7 Bài 8 (Kết nối tri thức): Quản lí tiền

5.6 K

Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 8: Quản lí tiền sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Bài 8: Quản lí tiền

Bài tập 1 trang 28 SBT GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến dưới đây? Vì sao?

A. Học sinh nên tập trung vào học hành, không nên quan tâm đến tiền bạc.

B. Học sinh không nên giữ tiền vì không giữ được tiền cẩn thận và hay chi vào những việc không cần thiết.

C. Tiết kiệm tiền chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều.

D. Biết quản lý tiền sẽ có một cuộc sống đầy đủ.

Trả lời:

- Ý kiến A. Không đồng tình. Vì: quản lí chi tiêu luôn là cần thiết với mỗi người ngay từ khi có nhu cầu chi tiêu nên học sinh cần có kĩ năng tài chính để đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp khi cần chi tiêu tiền.

- Ý kiến B. Không đồng tình. Vì: trong thực tế, mỗi học sinh sẽ có lúc cần có tiền để chi cho những việc cần thiết. Vì vậy, mỗi người cần có một số tiền nhất định dự phòng trong người. Hiện nay, nhiều học sinh còn thiếu kĩ năng trong việc quản lí tiền, khi có tiền thì không biết giữ gìn cẩn thận hoặc khi chi tiêu thì không hợp lí. Vì thế, học sinh cần phải rèn luyện kĩ năng tài chính.

- Ý kiến C. Không đồng tình. Vì: tiết kiệm tiền không chỉ dành cho người thường chi tiêu quá nhiều tiền mà còn rất cần với người chi tiêu ít, vì người chi tiêu ít có thể là vì họ có thu nhập thấp, không có nhiều tiền. Trong trường hợp này, càng cần phải biết tiết kiệm tiền, biết cân nhắc nên mua thứ gì thật là cần thiết.

- Ý kiến D. Đồng tình. Vì: ý kiến này cho thấy rõ hơn ý nghĩa của việc quản lí tiền. Một người biết quản lý tiền sẽ chi tiêu hợp lí, không lãng phí, biết tiết kiệm thì sẽ luôn có điều kiện để cải thiện chất lượng cuộc sống, sẽ có một cuộc sống đủ đầy.

Bài tập 2 trang 28 SBT GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi của các nhân vật trong các trường hợp dưới đây? Vì sao?

A. N thường vay tiền để chơi điện tử.

B. Mỗi khi có tiền, H nghĩ đến rất nhiều thứ mình thích và tìm cách mua ngay để tiêu hết số tiền đang có.

C. Để có thêm tiền chi tiêu, L thường đề nghị bố mẹ cho tiền khi nhổ tóc bạc cho bố, lau nhà, rửa bát, phơi quần áo,...

D. Mỗi khi Tết đến, M lại đặt ra mục tiêu sẽ tiết kiệm một khoản tiền trong một năm để thực hiện kế hoạch của cá nhân trong năm tiếp theo.

Trả lời:

- Trường hợp A. Không đồng tình. Vì: hành vi của N là sai, vi phạm nguyên tắc quản lí tiền vì vay tiền chi vào việc không cần thiết là chơi điện tử.

- Trường hợp B. Không đồng tình. Vì: hành vi này chứng tỏ H chưa có kĩ năng quản lí tiền, vi phạm nguyên tắc quản lí tiền và chi tiêu vào những thứ không thật cần thiết, có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, không có mục tiêu tiết kiệm.

- Trường hợp C. Không đồng tình. Vì: trong thực tế, có một số bố mẹ thực hiện việc này nhưng cũng có điều cần lưu ý: nhiệm vụ của con cái là phải phụ giúp bố mẹ làm việc nhà, không nên tuyệt đối cứ làm việc nhà là đề nghị bố mẹ trả tiền mà nên duy trì ở mức độ bố mẹ có phần thưởng để khích lệ các con.

- Trường hợp D. Đồng tình. Vì: M đã thực hiện một trong những nguyên tắc quản lí tiền đó là: luôn đặt mục tiêu tiết kiệm và thực hiện tốt mục tiêu đó.

Bài tập 3 trang 29 SBT GDCD 7: Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn dưới đây?

A. Cả tuần vừa rồi K đều nhịn ăn sáng để dành tiền mua cuốn truyện yêu thích.

B. Ngay tuần đầu tiên, H đã dùng hết số tiền mẹ cho để chi tiêu trong cả tháng.

C. Tháng nào, Q cũng đặt ra mục tiêu tiết kiệm một khoản tiền nhất định.

D. B có thói quen ghi ra giấy những thứ cần mua trước khi đi chợ.

Trả lời:

- Nhận xét:

+ Hành động nhịn ăn sáng của K sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Thay vì nhịn ăn, bạn nên ăn sáng ở nhà để tiết kiệm tiền mua cuốn truyện.

+ Hành động của H cho thấy bạn đã không quản lí tiền hợp lí. Thay vì chia thành các khoản thành các ngày, bạn lại tiêu hết, khi có việc dùng đến lại không có tiền.

+ Q đã biết tiết kiệm và quản lí tiền

+ Hành động của B giúp bạn biết bản thân cần mua gì, tránh mua những thứ không cần thiết dẫn đến lãng phí tiền.

Bài tập 4 trang 29 SBT GDCD 7: Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn trong các trường hợp dưới đây:

Trường hợp a) L là bạn thân cùng lớp với V. Một hôm, L rủ V tham gia trò chơi trên mạng rất hấp dẫn lại có thể kiếm được tiền.

Nếu là V, em sẽ khuyên L điều gì?

Trường hợp b) Trời đã tối, ngồi ôn thi trong phòng nhưng P vẫn không bật đèn để đỡ tốn tiền điện.

Em có lời khuyên gì cho P?

Trả lời:

- Trường hợp a) Em sẽ khuyên L không nên như vậy vì những trò chơi trên mạng có tiền thưởng thưởng hấp dẫn và lôi kéo người chơi tham gia rất tốn thời gian, sức lực làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, kết quả học tập...

- Trường hợp b) Đây là hành vi tiết kiệm tiêu cực. P đã vi phạm nguyên tắc không được cắt giảm chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu để tiết kiệm, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và kết quả học tập.

Bài tập 5 trang 29 SBT GDCD 7: Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:

Tình huống a) Em và H đang đi xem phim. H muốn mua trà sữa nhưng lại không có tiền. Em có tiền nhưng em dự định để dành số tiền này cho một việc khác.

Em sẽ làm gì trong tình huống này? Vì sao?

Tình huống b) Tháng trước, em vay tiền của G và hứa sẽ trả lại sau một tháng. Khi nhận được tiền mẹ cho để chi tiêu trong tháng này, em nhận ra rằng nếu trả số tiền đã vay của bạn thì sẽ không còn tiền để chi tiêu.

Em có giải pháp nào để khắc phục tình trạng này?

Tình huống c) Em đang ở cửa hàng và rất thích một chiếc áo nhưng nếu mua nó em sẽ phải dùng số tiền chi tiêu trong tháng tới để mua.

Em sẽ làm gì trong tình huống này?

Trả lời:

- Tình huống a) Em sẽ khuyên H không mua trà sữa nữa, em cũng tâm sự với bạn rằng: mình có mang theo tuền nhưng số tiền này mình đã có kế hoạch sử dụng rồi.

- Tình huống b) Em sẽ trả G tiền vì đã hứa với bạn. Để khắc phục tình trạng hết tiền chi tiêu, em có thể:

+ Kiếm tiền bằng việc tái chế rác thải thành đồ lưu niệm rồi bán.

+ Vay thêm bố, mẹ một số tiền nhỏ để làm vốn để mua các nguyên liệu, rồi làm đồ thủ công để bán.

+ Phụ giúp bố mẹ làm thêm một số công việc…

- Tình huống c) Em sẽ không mua chiếc áo, đồng thời em sẽ cố gắng tiết kiệm chi tiêu hoặc tìm cách để tăng thêm thu nhập, khi nào đủ số tiền thì mới mua chiếc áo đó.

Bài tập 6 trang 30 SBT GDCD 7: Mẹ cho em 150.000 đồng để tổ chức sinh nhật cùng ba người bạn thân. Em sẽ sử dụng số tiền đó như thế nào để có buổi sinh nhật thật vui vẻ và tiết kiệm?

Trả lời:

- Em sẽ cùng các bạn mua đồ về tự làm bánh, làm nước trái cây, như vậy vừa tiết kiệm vừa có những kỉ niệm đẹp giữa các bạn.

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường

Bài 8: Quản lí tiền

Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội

Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Lý thuyết GDCD 7 Bài 8: Quản lí tiền

1. Ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả

- Quản lí tiền là biết sử dụng tiền hợp lí, có hiệu quả.

Quản lí tiền hiệu quả giúp em rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lí, tiết kiệm, biết cách kiếm tiền phù hợp với khả năng của mình,... để tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ và không ngừng phát triển.

Lý thuyết Bài 8: Quản lí tiền - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lí

2. Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả

Quản lí tiền hiệu quả, em cần:

+ Sử dụng tiền hợp lí;

+ Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền;

+ Học cách kiếm tiền phù hợp.

Lý thuyết Bài 8: Quản lí tiền - Kết nối tri thức (ảnh 1) Lý thuyết Bài 8: Quản lí tiền - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Chia thu nhập thành những khoản nhỏ

Hình thành thói quen tiết kiệm

Đánh giá

0

0 đánh giá