Với giải Bài tập 6 trang 19 SBT Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa
Bài tập 6 trang 19 SBT GDCD 7: Em hãy đưa ra lời khuyên cho mỗi nhân vật trong những tình huống dưới đây:
Tình huống a) Lớp của H chuẩn bị tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày Quốc khánh. Các bạn thảo luận sẽ chọn trang phục áo dài và biểu diễn tiết mục múa. Khi lớp trưởng phổ biến kế hoạch, H phản đối vì cho rằng thời hiện đại rồi thì nên chọn trang phục biểu diễn là váy.
Tình huống b) M là học sinh tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Tuy nhiên, mỗi khi đi tham quan các di tích lịch sử - văn hoá thì M lại thường hay chê bai những địa điểm đó.
Tình huống c) Chú H đào móng để xây nhà thì phát hiện một cổ vật rất quý. Chú H có ý định cất giấu làm của riêng vì cho rằng nó được tìm thấy trong nhà mình tức là tài sản thuộc sở hữu của gia đình mình.
Trả lời:
- Tình huống a) Khuyên H nên chọn áo dài truyền thống để tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày Quốc khánh vì nó phù hợp với điệu múa dân tộc và góp phần bảo tồn, phát triển giá trị của áo dài truyền thống.
- Tình huống b) Khuyên M không nên chê bai các di tích lịch sử, văn hoá mà cần tích cực tìm hiểu về các di tích đó để thấy được ý nghĩa lớn lao của di sản văn hoá mà ông cha ta đã từng đấu tranh để xây dựng và bảo vệ.
- Tình huống c) Khuyên chú H nên nộp lại Cổ vật đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lí vì đây là tài sản chung của dân tộc cần được bảo tồn và phát triển.
Xem thêm lời giải sách bài tập GDCD 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài tập 1 trang 16 SBT GDCD 7: Những việc làm nào dưới đây không góp phần bảo tồn di sản văn hoá?...
Bài tập 4 trang 17 SBT GDCD 7: Em hãy nhận xét các hành vi dưới đây:...
Bài tập 5 trang 17 SBT GDCD 7: Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:...
Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường