Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 11 Kết nối tri thức năm 2024

1.4 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 11 Kết nối tri thức năm 2024 – 2025. Tài liệu được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi Giữa học kì 2 Hóa học 11. Mời các bạn cùng đón xem:

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 11 Kết nối tri thức năm 2024

ĐỀ CƯƠNG THI GIỮA HỌC KÌ II – MÔN HOÁ HỌC 11

(Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống)

I. Nội dung kiểm tra

- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 2 gồm toàn bộ phần hydrocarbon và dẫn xuất halogen.

- Thời gian làm bài: 45 phút.

- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 70% trắc nghiệm, 30% tự luận).

- Cấu trúc:

+ Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.

+ Phần trắc nghiệm: 7,0 điểm, (gồm 28 câu hỏi: nhận biết 16 câu, thông hiểu 12 câu, mỗi câu 0,25 điểm)

+ Phần tự luận: 3,0 điểm (Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).

II. Nội dung ôn tập

1. Phần trắc nghiệm

ALKANE

Câu 1. Alkane là các hydrocarbon

A. no, mạch vòng.      

B. no, mạch hở.

C. không no, mạch hở.    

D. không no, mạch vòng.

Câu 2. [KNTT - SBT] Công thức phân tử nào sau đây không phải là công thức của một alkane?

A. C2H6.  

B. C3H6.    

C. C4H10.

D. C5H12.

Câu 3. [KNTT - SBT] Pentane là tên theo danh pháp thay thế của?

A. CH3[CH2]2CH3.   

B. CH3[CH2]3CH3.         

C. CH3[CH2]4CH3.      

D. CH3[CH2]5CH3.

Câu 4. [KNTT - SBT] Alkane (CH3)2CH–CH3 có tên theo danh pháp thay thế là

A. 2-methylpropane.   

B. isobutane.                  

C. butane.    

D. 2-methylbutane.

Câu 5. [KNTT - SBT] Alkane X có công thức phân tử C6H14. Số công thức cấu tạo của X là

A. 2.  

B. 3.  

C. 4.    

D. 5.

Câu 6. Hydrocarbon Y có công thức cấu tạo:

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 11 Kết nối tri thức năm 2024 (ảnh 1)

Danh pháp thay thế của Y là

A. 2,3,3-methylbutane.  

B. 2,2,3-dimethylbutane.

C. 2,2,3-trimethylbutane.    

D. 2,3,3-trimethylbutane.

Câu 7. Công thức cấu tạo thu gọn của 2,2-dimethylpropane là

A. (CH3)2CHCH2CH3.     

B. (CH3)4C.

C. CH3CH2CH2CH2CH3.    

D. CH3CH2CH(CH3)2.

Câu 8. [KNTT - SBT] Tên gọi của alkane nào sau đây đúng?

A. 2-ethylbutane.        

B. 2,2-dimethylbutane.

C. 3-methylbutane.       

D. 2,3,3-trimethylbutane.

Câu 9. Phần trăm khối lượng carbon trong C410

A. 28,57 %.

B. 82,76 %.  

C. 17,24 %.     

D. 96,77 %.

Câu 10. [KNTT - SBT] Cho các alkane kèm theo nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi (°C) sau: propane (-187,7 và - 42,1), butane (-138,3 và - 0,5), pentane (-129,7 và 36,1), hexane (- 95,3 và 68,7). Số alkane tồn tại ở thể khí ở điều kiện thường là

A. 1.      

B. 2.        

C. 3.      

D. 4.

Câu 11. [KNTT - SBT] Cho các chất sau: chloromethane, dichloromethane, trichloromethane và tetrachloromethane. Số chất là sản phẩm của phản ứng xảy ra khi trộn methane với chlorine và chiếu ánh sáng tử ngoại là

A. 1.      

B. 2.       

C. 3.      

D. 4

Câu 12. [KNTT - SBT] Cho các chất sau: (X) 1-chloropropane và (Y) 2-chloropropane. Sản phẩm của phản ứng monochloro hoá propane là

A. (X).  

B. (Y).    

C. cả hai chất.     

D. chất khác X, Y.

Câu 13. [KNTT - SBT] Cracking alkane là quá trình phân cắt liên kết C-C (bẻ gãy mạch carbon) của các alkane mạch dài để tạo thành hỗn hợp các hydrocarbon có mạch carbon

A. ngắn hơn.      

B. dài hơn.      

C. không đổi.    

D. thay đổi.

Câu 14. Cho phản ứng cracking sau:

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 11 Kết nối tri thức năm 2024 (ảnh 2)

Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. CH3CH2CH3.         

B. CH3-CH=CH2.

C. CH3-CH=CH-CH3.       

D. CH3CH2CH2CH3.

Câu 15. [KNTT - SBT] Oxi hoá butane bằng oxygen ở 180°C và 70 bar tạo thành sản phẩm hữu cơ X duy nhất. X là

A. HCOOH      

B. CH3COOH.     

C. C2H5COOH.     

D. CO2.

Câu 16. [KNTT - SBT] Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong phân tử alkane chỉ chứa các liên kết σ bền vững.

B. Các phân tử alkane hầu như không phân cực.

C. Ở điều kiện thường các alkane tương đối trơ về mặt hoá học.

D. Trong phân tử methane, bốn liên kết C–H hướng về bốn đỉnh hình vuông.

Câu 17. [KNTT - SBT] Phát biểu nào sau đây không đúng (ở điều kiện thường)?

A. Các alkane từ C1 đến C4 và neopentane ở trạng thái khí.

B. Các alkane từ C5 đến C17 (trừ neopentane) ở trạng thái lỏng.

C. Các alkane không tan hoặc tan rất ít trong nước và nhẹ hơn nước.

D. Các alkane không tan hoặc tan rất ít trong các dung môi hữu cơ.

Câu 18. [KNTT - SBT] Nhận xét nào sau đây đúng về tính chất hoá học của alkane?

A. Khá trơ về mặt hoá học, phản ứng đặc trưng là thế và tách

B. Hoạt động hoá học mạnh, phản ứng đặc trưng là thế và tách.

C. Khá trơ về mặt hoá học, phản ứng đặc trưng là cộng và trùng hợp.

D. Hoạt động hoá học mạnh, phản ứng đặc trưng là cộng và trùng hợp.

Câu 19. [KNTT - SBT] Phát biểu nào sau đây không đúng về phản ứng reforming alkane?

A. Chuyển alkane mạch không phân nhánh thành các alkane mạch phân nhánh.

B. Chuyển alkane mạch không phân nhánh thành các hydrocarbon mạch vòng.

C. Số nguyên tử carbon của chất tham gia và của sản phẩm bằng nhau.

D. Nhiệt độ sôi của sản phẩm lớn hơn nhiều so với alkane tham gia phản ứng.

Câu 20. [KNTT - SBT] Phát biểu nào sau đây về ứng dụng của alkane không đúng?

A. Propane C3H8 và butane C4H10 được sử dụng làm khí đốt.

B. Các alkane C6, C7, C8 là nguyên liệu để sản xuất một số hydrocarbon thơm.

C. Các alkane lỏng được sử dụng làm nhiên liệu như xăng hay dầu diesel.

D. Các alkane từ C11 đến C20 được dùng làm nến và sáp.

Câu 21. [CTST - SBT] Cho alkane sau:

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 11 Kết nối tri thức năm 2024 (ảnh 3)

Danh pháp thay thế của alkane trên là

A. 2-ethyl-3-methylbutane.   

B. 2-methyl-3-ethylbutane.

 C. 3,4-dimethylpentane.   

D. 2,3-dimethylpentane.

Câu 22. Cho các Alkane sau: propane (I); 3-methylpentane (II); 2,2-dimethylbutane (III) và 2,3-dimethylbutane (IV). Chất nào tác dụng với chlorine trong điều kiện chiếu sáng thu được ba dẫn xuất monochloro?

A. II và III.       

B. I, III và IV.     

C. II, IV.  

D. Chỉ III.

Câu 23. [KNTT - SBT] Cho các chất sau: (1) 2-methylbutane; (2) 2-methylpentane; (3) 3-methylpentane; (4) 2,2-dimethylbutane và (5) benzene (vòng 6 C). Trong số các chất này, có bao nhiêu chất có thể là sản phẩm reforming hexane ?

A. 5.         

B. 2.        

C. 3        

D. 4

HYDROCARBON KHÔNG NO

Câu 1. [KNTT - SBT] Hydrocarbon không no là những hidrocarbon trong phân tử có chứa

A. liên kết đơn.       

B. liên kết σ.    

C. liên kết bội.       

D. vòng benzene.

Câu 2. [KNTT - SBT] Hợp chất nào sau đây là một alkene?

A. CH3-CH2-CH3.       

B. CH3-CH=CH2.    

C. CH3-CCH.     

D. CH2=C=CH2.

Câu 3. [KNTT - SBT] Hợp chất nào sau đây là một alkyne?

A. CH3-CH2-CH2-CH3.           

B. CH3-CH=CH2.           

C. CH3-CH2-CCH.      

D. CH2=CH-CH=CH2.

Câu 4. [KNTT - SBT] Chất nào sau đây là đồng phân của CH2=CH-CH2-CH2-CH3?

A. (CH3)2C=CH-CH3.         

B. CH2=CH-CH2-CH3.

C. CHC-CH2-CH2-CH3.   

D. CH2=CH-CH2-CH=CH2.

Câu 5. [KNTT - SBT] Chất nào sau đây là đồng phân của CHC-CH2-CH3?

A. CHC-CH3.     

B. CH3-CC-CH3.          

C. CH2=CH-CH2-CH3.     

 D. CH2=CH-CCH.

Câu 6. Alkyne dưới đây có tên gọi là

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 11 Kết nối tri thức năm 2024 (ảnh 4)

A. 4-ethylpent-2-yne.   

B. 2-ethylpent-3-yne.

C. 4-methylhex-2-yne.    

D. 3-methylhex-4-yne.

Câu 7. [KNTT - SBT] Chất nào sau đây cộng H2 dư (Ni, to) tạo thành butane?

A. CH3-CH=CH2.      

B. CH3-CC-CH2-CH3. 

C. CH3-CH2-CH=CH2.       

D. (CH3)2C=CH2.

Câu 8. Sản phẩm tạo thành khi cho propene tác dụng với H2 (Ni, to) là

A. propyl.     

B. propane.     

C. pentane.  

D. butane.

Câu 9. Chất nào sau đây có khả năng làm mất màu dung dịch bromine?

A. ethane.   

B. propane.

C. butane.     

D. ethylene.

Câu 10. Cho phản ứng: CH3-C≡CH + H2H2SO4, 80 oCHgSO4

Sản phẩm chính của phản ứng trên là

A. CH3CH2-CH=O.     

B. CH3-CO-CH3.

C. CH2=C(CH3)-OH.   

D. HO-CH=CH-CH3.

Câu 11. Sục khí acetylene vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được kết tủa màu gì?

A. vàng nhạt.

B. trắng.      

C. đen.    

D. xanh.

Câu 12. [KNTT - SBT] Số alkene có cùng công thức C4H8 và số alkyne có cùng công thức C4H6 lần lượt là

A. 4 và 2.

B. 4 và 3.      

C. 3 và 3.     

 D. 3 và 2.

Câu 13. [KNTT - SBT] Chất nào sau đây không có đồng phân hình học?

A. CH3-CH=CH-CH3.      

B. (CH3)2C=CH-CH3.

C. CH3-CH=CH-CH(CH3)2.     

D. (CH3)2CH-CH=CH-CH(CH3)2.

Câu 14. [KNTT - SBT] Cho các chất kèm theo nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi (oC) sau: (X) but-1-ene (-185 và -6,3); (Y) trans-but-2-ene (-106 và 0,9); (Z) cis-but-2-ene (-139 và 3,7); (T) pent-1-ene (-165 và 30). Chất nào là chất lỏng ở điều kiện thường?

A. (X).            

B. (Y).    

C. (Z).   

D. (T).

Câu 15. [KNTT - SBT] Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng đặc trưng của hydrocarbon không no?

A. Phản ứng cộng.       

B. Phản ứng trùng hợp.

C. Phản ứng oxi hóa – khử.   

D. Phản ứng thế.

Câu 16. Sản phẩm tạo thành từ phản ứng: 2-methylpropene + H2 Ni,to là

A. isobutane.         

B. butane.

C. xyclobutane.  

D. 2-methylbutane.

Câu 17. [KNTT - SBT] Sản phẩm tạo thành 2-methylpent-2-ene tác dụng với Br2 có tên gọi là

A. 2,3-dibromo-2-methylpent-2-ene.   

B. 3,4-dibromo-4-methylpentane.

C. 2,3-dibromo-2-methylpentane.      

D. 4-dibromo-2-methylpent-2-ene.

Câu 18. [KNTT - SBT] Phản ứng nào sau đây đã tạo thành sản phẩm không tuân theo đúng quy tắc Markovnikov?

A. CH3CH=CH2 + HCl → CH3CHClCH3.

B. (CH3)2C=CH2 + HBr → (CH3)2CHCH2Br.

C. CH3CH2CH=CH2 + H2O H+ CH3CH2CH(OH)CH3.

D. (CH3)2C=CH-CH3 + HI → (CH3)2CICH2CH3.

Câu 19. [KNTT - SBT] Xét phản ứng hóa học sau:

CH3CH2=CH2 + H2O + KMnO4 → CH3-CH(OH)CH2(OH) + MnO2 ↓+2KOH

Tổng hệ số tỉ lượng tối giản của các chất trong phản ứng này bằng

A. 13.      

B. 14.

C. 15.     

D. 16.

Câu 20. Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên. Kết thúc thí nghiệm, trong bình đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 11 Kết nối tri thức năm 2024 (ảnh 5)

Chất X là

A. CaO.     

B. Al4C3.    

C. CaC2.       

D. Ca. 

HYDROCARBON THƠM

Câu 1. [KNTT - SBT] Arene hay còn gọi là hydrocarbon thơm là những hydrocarbon trong phân tử có chứa một hay nhiều

A. vòng benzene.    

B. liên kết đơn.  

C. liên kết đôi.

D. liên kết ba.

Câu 2. Số nguyên tử carbon và hydrogen trong benzene lần lượt là

A. 12 và 6.   

B. 6 và 6.    

C. 6 và 12.  

C. 6 và 14.

Câu 3. [KNTT - SBT] Công thức phân tử nào sau đây có thể là công thức của hợp chất thuộc dãy đồng đẳng của benzene?

A. C8H16.  

B. C8H14.    

C. C8H12.    

D. C8H10.

Câu 4. Công thức của cumene (isopropylbenzene) là

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 11 Kết nối tri thức năm 2024 (ảnh 6)

Câu 5. Hydrocarbon X có công thức cấu tạo như sau:

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 11 Kết nối tri thức năm 2024 (ảnh 7)

Tên gọi của X là

A. dimethylbenzene.

B. o-diethylbenzene.

C. m-dimethylbenzene.   

 D. m-diethylbenzene.

Câu 6. [KNTT - SBT] Chất nào sau đây là chất rắn, màu trắng?

A. Benzene.   

B. Toluene.

C. Styrene.  

D. Naphthalene.

Câu 7. [KNTT - SBT] Phân tử chất nào sau đây có thể cộng thêm 5 phân tử H2 (xúc tác Ni, đun nóng)?

A. Benzene.     

B. Toluene.  

C. Styrene.  

D. Naphthalene.

Câu 8. [KNTT - SBT] Chất nào sau đây có thể làm nhạt màu dung dịch Br2 trong CCl4 ở điều kiện thường?

A. Benzene.  

B. Toluene.

C. Styrene.   

D. Naphthalene.

Câu 9. Số đồng phân hydrocarbon thơm ứng với công thức phân tử C8H10

A. 2.   

B. 4.

C. 3.      

D. 5.

Câu 10. [KNTT - SBT] Chất nào sau đây khi tác dụng với hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc nóng tạo một sản phẩm mononitro hoá duy nhất?

A. Benzene.     

B. Toluene.

C. o-xylene.   

D. Naphthalene.

Câu 11. [KNTT - SBT] Đun nóng hydrocarbon thơm X có công thức phân tử C8H10 với dung dịch KMnO4 nóng thu được dung dịch X có chứa C6H5COOK và K2CO3. Chất X là

A. o-xylene.     

B. p-xylene.

C. ethyl benzene.  

D. styrene.

Câu 12. [KNTT - SBT] Nhận định nào sau đây về cấu tạo của phân tử benzene không đúng?

A. Phân tử benzene có 6 nguyên tử carbon tạo thành hình lục giác đều.

B. Tất cả nguyên tử carbonn và hydrogen đều nằm trên một mặt phẳng.

C. Các góc liên kết đều bằng 109,5o.

D. Các độ dài liên kết carbon – carbon đều bằng nhau

Câu 13. [KNTT - SBT] Nhận xét nào sau đây về tính chất hoá học của benzene là không đúng?

A. Benzene khó tham gia phản ứng cộng hơn ethylene.

B. Benzene dễ tham gia phản ứng thế hơn so với phản ứng cộng.

C. Benzene không bị oxi hoá bởi tác nhân oxi hoá thông thường.

D. Benzene làm mất màu dung dịch nước bromine ở điều kiện thường.

Câu 14. [KNTT - SBT] Nitro hoá benzene bằng hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc ở nhiệt độ ≤ 50oC, tạo thành chất hữu cơ X. Phát biểu nào sau đây về X không đúng?

A. Tên của X là nitrobenzene.    

B. X là chất lỏng, sánh như dầu.

C. X có màu vàng.  

D. X tan tốt trong nước.

Câu 15. [KNTT - SBT] Nhận xét nào sau đây không đúng đối với phản ứng cộng chlorine vào benzene?

A. Khó hơn phản ứng cộng chlorine vào ethylene.

B. Xảy ra với điều kiện ánh sáng tử ngoại và đun nóng.

C. Sản phẩm thu được là 1,2,3,4,5,6-hexachlorocyclohexane.

D. Tỉ lệ mol của các chất tham gia phản ứng là 1: 1.

Câu 16. Ở điều kiện thích hợp (nhiệt độ, áp suất, chất xúc tác), benzene tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây?

A. HCl, HNO3, Cl2, H2.    

B. HNO3, H2, Cl2, H2O.

C. HNO3, Cl2, KMnO4, Br2.

D. HNO3, H2, Cl2, O2.

Câu 17. Xét phản ứng: C6H5CH3+ KMnO4 t0 C6H5COOK+ MnO2¯+KOH+H2O.

Tổng hệ số (nguyên, tối giản) các chất trong phương trình trên là

A. 10.       

B. 9.      

C. 12.     

D. 8.

Câu 18. [KNTT - SBT] Đun nóng toluene với dung dịch KMnO4 nóng, thì tỉ lệ mol C6H5COOK sinh ra so với KMnO4 phản ứng bằng

A. 1: 2.      

B. 2: 1.      

C. 2: 3. 

 D. 3: 2.

Câu 19. Khi được chiếu sáng, benzene có thể phản ứng với Cl2 tạo thành sản phẩm nào?

A. C6H5Cl. 

 B. C6H11Cl.

C. C6H6Cl6.

 D. C6H12Cl6.

Câu 20. Tính chất nào không phải của benzene?

A. Tác dụng với Br2 (to, FeBr3).   

B. Tác dụng với HNO3 (đ) /H2SO4(đ).

C. Tác dụng với dung dịch KMnO4.     

D. Tác dụng với Cl2, as.

DẪN XUẤT HALOGEN

Câu 1. [KNTT - SBT] Chất nào sau đây không phải dẫn xuất halogen của hydrocarbon?

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 11 Kết nối tri thức năm 2024 (ảnh 8)

Câu 2. [KNTT - SBT] Công thức tổng quát của dẫn xuất monochlorine no, mạch hở là:

A. CnH2n-5Cl.    

B. CnH2n-3Cl.  

C. CnH2n-1Cl.   

D. CnH2n+1Cl.

Câu 3. [CD - SBT] Số đồng phân cấu tạo có cùng công thức phân tử C4H9Cl là

A. 3.     

B. 5.      

C. 4.      

D. 2.

Câu 4. [KNTT - SBT] Tên gọi theo danh pháp thay thế của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo CH3 – CHCl – CH3

A. 1-chloropropane.    

B. 2-chloropropane.

C. 3-chloropropane.    

D. propyl chloride.

Câu 5. Tên gọi thay thế của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo CH3 – CH2 – CH2Br là

A. 1-bromopropane.    

B. 2-bromopropane.

C. 3-bromopropane.  

D. propyl bromide.

Câu 6. [KNTT - SBT] Cho các dẫn xuất halogen sau: (1) C2H5F; (2) C2H5Cl; (3) C2H5Br; (4) C2H5I. Thứ tự giảm dần của nhiệt độ sôi là

A. (1) > (2) > (3) > (4).   

B. (1) > (4) > (2) > (3).

C. (4) > (3) > (2) > (1).     

D. (4) > (2) > (1) > (3).

Câu 7. [KNTT - SBT] Cho phản ứng hóa học sau: C2H5Br+NaOHt0C2H5OH+NaBr

Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào sau đây?

A. Phản ứng thế.       

B. Phản ứng cộng.

C. Phản ứng tách.    

D. Phản ứng oxi hóa – khử.

Câu 8. Cho phản ứng hóa học sau:

CH3CH2Cl + KOH C2H5OH,to CH2 = CH2 + KCl + H2O

Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào sau đây?

A. Phản ứng thế.     

B. Phản ứng cộng.

C. Phản ứng tách.      

D. Phản ứng oxi hóa – khử.

Câu 9. [KNTT - SBT] Dẫn xuất halogen nào sau đây có đồng phân hình học?

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 11 Kết nối tri thức năm 2024 (ảnh 9)

Câu 10. [KNTT - SBT] Cho dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo sau:

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 11 Kết nối tri thức năm 2024 (ảnh 10)

Danh pháp thay thế của dẫn xuất halogen trên là

A. 3,4-dimethyl-2-chlorohexane.

B. 2-chloro-3,4-dimethylhexane.

C. 3,4-dimethyl-5-chlorohexane.  

D. 5-chloro-3,4-dimethylhexane.

Câu 11. [KNTT - SBT] Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Dẫn xuất halogen có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao hơn hydrocarbon có phân tử khối tương đương.

B. Thủy phân ethyl bromide trong môi trường kiềm thu được ethyl alcohol.

C. Phản ứng tách HCl của 2-chloropropane chỉ thu được 1 alkene duy nhất.

D. CFC là hợp chất chứa các nguyên tố carbon, fluorine, chlorine, và hydrogen.

Câu 12. [KNTT - SBT] Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau: CH3CHClCH2CH3  C2H5OH,toNaOH

Sản phẩm chính theo quy tắc Zaitsev của phản ứng trên là

A. but-1-ene.   

B. but-2-ene.  

C. but-1-yne  

D. but-2-yne

Câu 13. [KNTT - SBT] Sản phẩm chính theo quy tắc Zaitsev của phản ứng tách HCl ra khỏi phân tử 2-chloro-3-methyl butane là

A. 2-methylbut-2-ene.  

B. 3-methylbut-2-ene..

C. 3-methylbut-3-ene..    

D. 2-methylbut-3-ene..

Câu 14. Tên gọi thay thế của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo CH3 – CH2 – CH2Br là

A. 1-bromopropane.  

B. 2-bromopropane.

C. 3-bromopropane.   

D. propyl bromide.

Câu 15. Tên gốc – chức của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo CH3Cl là

A. methyl chloride.   

B. phenyl chloride.

C. ethyl chloride.   

D. propyl chloride.

2. Phần tự luận

Câu 1. Viết các đồng phân và gọi tên (tên thay thế và tên thông thường nếu có) của alkane có công thức C4H10, C5H12, C6H14.

Câu 2. So sánh và giải thích nhiệt độ sôi của alkane mạch không phân nhánh với alkane mạch phân nhánh khi chúng có cùng số nguyên tử carbon trong phân tử.

Câu 3. [KNTT - SBT]

(a) Viết công thức cấu tạo của các alkane có tên gọi sau: Pentane; 2-methylbutane (isopentane) và 2,2-dimethylpropane (neopentane).

(b) Gọi tên các alkane sau:

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 11 Kết nối tri thức năm 2024 (ảnh 11)

Câu 4. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên thay thế của X trong các trường hợp sau:

(a) Alkane X thể khí điều kiện thường, khi thế chlorine (as) chỉ cho một sản phẩm thế monochloro.

(b) Alkane X có tỉ khối hơi so với hydrogen là 36. Khi X thế chlorine (as) thu được 4 sản phẩm thế monochloro.

(c) Alkane X có %mC = 83,33%. Khi X thế clo (as) thu được một sản phẩm thế monoclo.

Câu 5. [KNTT - SGK] Trong các chất sau, chất nào có đồng phân hình học?

(a) CH2=CH-CH3    

(b) CH3-CH2-CH=CH-CH3   

(c) CH3-C(CH3)=CH-CH3

(d) CH2=CH-CH2-CH3

Câu 6. Viết công thức cấu tạo các alkene và alkyne sau:

(a) but-2-ene 

(b) 2-methylpropene 

(c) but-1-yne 

(d) 3 – methylpent – 1 – yne

Câu 7. [KNTT - SGK] Viết phương trình hóa học của các phản ứng:

(a) Propene tác dụng với hydrogen, xúc tác nickel.

(b) Propene tác dụng với nước, xúc tác acid H3PO4.

(c) 2-methylpropene tác dụng với nước, xúc tác acid H3PO4.

(d) But-1-ene tác dụng với HCl.

Câu 8. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (nêu rõ sản phẩm chính, phụ nếu có).

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Hóa học 11 Kết nối tri thức năm 2024 (ảnh 12)

Câu 9: Có hai chất lỏng mất nhãn là hexane và hex – 1 – ene. Thuốc thử nào được dùng để phân biệt được hai hóa chất này? Có thể phân biệt hai chất lỏng này dựa vào kết quả phân tích phổ hồng ngoại của chúng được không?

Câu 10. 2,4,6-trinitrotoluene được dùng để sản xuất thuốc nổ TNT.

(a) Viết phương trình hoá học của phản ứng điều chế 2,4,6-trinitrotoluene từ toluene và nitric acid (xúc tác sulfuric acid đặc).

(b) Từ 1 tấn toluene có thể điều chế được bao nhiêu kg 2,4,6-trinitrotoluene, biết hiệu suất của phản ứng là 62%?

Câu 11. Vì sao khu vực trạm xăng dầu, khu vực có nhiều xê cơ giới qua lại, nơi có khói thuốc lá …lại được xem là nơi có nguồn hydrocarbon thơm gây tổn hại đến sức khoẻ con người? Hãy tìm hiểu và kể tên một số hydrocarbon thơm thường có trong không khí ở các khu vực trên.

Câu 12. Ethyl chloride hóa lỏng được sử dụng làm thuốc xịt có tác dụng giảm đau tạm thời khi chơi thể thao.

(a) Cho: C2H5Cl(l)  C2H5Cl(g) ΔrH2980= 24,7 kJ mol-1. Khi xịt thuốc vào chỗ đau thì người ta cảm giác nóng hay lạnh?

(b) Viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế ethyl chloride từ ethane.

Đánh giá

0

0 đánh giá