TOP 20 Dàn ý bài văn tả cảnh sinh hoạt 2024 SIÊU HAY

895

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi ôn tập Dàn ý bài văn tả cảnh sinh hoạt giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Ngữ Văn 6. Mời các bạn đón xem:

Dàn ý bài văn tả cảnh sinh hoạt

Đề bài: Lập dàn ý bài văn tả Cảnh sinh hoạt

Dàn ý bài văn tả cảnh sinh hoạt - Mẫu 1

a. Mở bài: Giới thiệu về cảnh sinh hoạt em muốn miêu tả

- Cảnh sinh hoạt đó là gì?

- Cảnh sinh hoạt đó diễn ra ở đâu? Vào lúc nào?

b. Thân bài: Tả cảnh sinh hoạt:

- Tả bao quát về không gian, bối cảnh nơi diễn ra cảnh sinh hoạt em muốn miêu tả:

+ Thời tiết, bầu trời

+ Cây cối, hoa cỏ

+ Nhà cửa, đường phố, hàng quán

+ Con người

- Tả chi tiết một số hình ảnh nổi bật ở cự li gần:

+ Các sự vật khi quan sát gần có đặc điểm gì? (bàn ghế, bức tường, cây cối, nét mặt con người…)

+ Khi tiến lại gần, em có cảm giác như thế nào với các hoạt động đang diễn ra?

+ Em có muốn được tham gia vào khung cảnh sinh hoạt đó không?

- Tả sự thay đổi của sự vật trong cảnh sinh hoạt theo thời gian:

+ Thời tiết, cây cối, cảnh vật… có gì thay đổi từ khi em bắt đầu quan sát

+ Hành động, biểu cảm, câu chuyện… của con người trong lúc sinh hoạt có gì thay đổi?

c. Kết bài: Phát biểu cảm nghĩ hoặc nêu ấn tượng chung của em về cảnh sinh hoạt.

Dàn ý bài văn tả cảnh sinh hoạt - Mẫu 2

a. Mở bài: Giới thiệu cảnh sinh hoạt em muốn miêu tả.

Mẫu: Vào ngày 30/4 hằng năm, cả nhà em sẽ cùng nhau quây quần, chuẩn bị một mâm cỗ thật thịnh soạn. Vừa là để thắp hương cho ông bà, tổ tiên, vừa là để gia đình cùng nhau chúc mừng ngày lễ lớn của dân tộc. Mà vui nhất trong ngày hôm đó, với em chính là khi mọi người tất bật sửa soạn cho mâm cỗ sao cho thật tươm tất.

b. Thân bài:

- Tả bao quát cảnh sinh hoạt:

  • Thời tiết: mát mẻ, nắng nhạt, có gió thổi vi vu
  • Không gian diễn ra cảnh sinh hoạt: căn bếp ở nhà bà ngoại và sân, giếng ở cạnh bếp
  • Đặc điểm nơi diễn ra cảnh sinh hoạt: cũ kĩ nhưng sạch sẽ, gọn gàng, với nhiều dụng cụ nấu ăn, thức ăn bày ra khắp nơi để chuẩn bị nấu cỗ
  • Người tham gia cảnh sinh hoạt: các cô, các bác, các anh chị với trang phục gọn gàng, giản dị

- Tả chi tiết cảnh sinh hoạt (theo dòng thời gian):

  • Chuẩn bị: các dì ra chợ mua thêm đồ, các bác mổ lợn và gà, các anh chị rửa chén bát cất trong tủ…
  • Nấu cỗ: mỗi người một tay từ cắt, nấu, bày biện đủ các món, ai cũng bận rộn
  • Sắp xếp bày biện thành các mâm: kính cẩn, cẩn thận, thành kính
  • Dọn dẹp: chia sẻ với nhau, người rửa bát, người lau nhà

→ Mọi người không phân biệt trai, gái, già, trẻ, mà chia sẻ công việc với nhau, vừa làm vừa trò chuyện vui vẻ. Tuy vất vả nhưng không ai than trách nửa lời. Bầu không khí ấm cúng, thân thiết

c. Kết bài: Suy nghĩ, cảm nhận của em về cảnh sinh hoạt vừa tham gia

Mẫu: Em rất thích những khoảnh khắc như thế này. Mọi người tự tay chuẩn bị từ những chi tiết nhỏ nhất, để tạo nên mâm cỗ thịnh soạn bày lên bàn thờ tổ tiên. Đây cũng là dịp để mọi người được ngồi lại gần nhau, chia sẻ, tâm sự thân mật về những chuyện đã xảy ra. Chính bởi sự vất vả trong lúc cùng nhau nấu cỗ, sự san sẻ cho nhau khi làm việc, mà mọi người trở nên thân thiết với nhau hơn, và mâm cỗ cũng trở nên thơm ngon hơn rất nhiều.

Dàn ý bài văn tả cảnh sinh hoạt - Mẫu 3

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh sinh hoạt mà em muốn tả.

Mẫu: Hằng nằm, cứ vào ngày 29 Tết, cả nhà em sẽ cùng nhau gói bánh chưng để đón Tết. Đó là hoạt động mà em yêu thích nhất và luôn mong chờ mỗi dịp xuân về.

2. Thân bài:

a) Tả bao quát cảnh sinh hoạt:

  • Thời tiết ngày hôm ấy như thế nào? (bầu trời, gió, ánh nắng, nhiệt độ…) → Có tuyệt vời, phù hợp với hoạt động sẽ xảy ra không?
  • Không khí trong gia đình em như thế nào? Mọi người có hồi hộp, hào hứng với hoạt động sắp xảy ra không? Mọi người có bàn tán và chuẩn bị cho hoạt động ấy từ sớm không?

b) Tả chi tiết diễn biến hoạt động đó theo trình tự thời gian. Chú ý miêu tả cảm xúc của mọi người khi tham gia hoạt động:

- Khâu chuẩn bị nguyên liệu:

  • Mọi người phân công nhau đi mua nguyên liệu, sửa soạn chỗ ngồi gói bánh như thế nào?
  • Không khí có ồn ào, rộn ràng không?

- Khâu gói bánh:

  • Ai là người gói bánh chính? Những việc lặt vặt như cắt lá, buộc dây, xếp bánh là do ai làm? Em đảm nhận nhiệm vụ gì?
  • Trong quá trình gói bánh, mọi người có trò chuyện không? Nội dung cuộc trò chuyện là gì?
  • Không khí gia đình lúc cùng nhau gói bánh ra sao? Cảm xúc của em lúc đó?

- Khâu nấu bánh và dọn dẹp:

  • Ai là người đem bánh đi nấu? Còn ai là người dọn dẹp chỗ gói bánh?
  • Khi đang luộc bánh thì mọi người làm gì? Có cùng nhau trông nồi bánh chưng không?
  • Lúc cùng trông nồi bánh chưng thì mọi người làm gì? Có vui vẻ không? Có tổ chức trò chơi gì lúc đó không? Có mở nhạc Tết không?

3. Kết bài: Cảm xúc, cảm nghĩ của em về khung cảnh sinh hoạt mình vừa kể lại.

Dàn ý bài văn tả cảnh sinh hoạt - Mẫu 4

a) Mở bài: Giới thiệu cảnh sinh hoạt mà em muốn miêu tả: Giờ ra chơi trên sân trường vào mùa đông

b) Thân bài:

- Tả cảnh thiên nhiên:

Không khí lạnh buốt, khô hanh

Trời âm u, nhiều mây, không có nắng

Có nhiều gió, thổi mạnh từng cơn

Cây bàng rụng hết lá, trơ trọi cành khô khẳng khiu

Cây hoa sữa, cây phượng vĩ ủ rũ, co ro trong gió rét

Lá khô trên sân trường bị gió thổi bay xào xạc, dồn về từng góc sân

Chim chóc trốn đi tránh rét hết cả, suốt nhiều ngày chưa nhìn thấy một chú chim nào

- Tả cảnh sinh hoạt:

Các bạn học sinh vẫn rất hào hứng vui chơi trên sân trường

Nhóm các bạn nam chơi đá bóng trên bãi cỏ

Nhóm vài bạn chụm lại chơi bắn bi ở góc sân nền đất, không đổ xi măng

Rải rác trên sân là các nhóm bạn chơi đuổi bắt, bịt mắt bắt dê, nhảy dây, kéo co…

Trên ghế đá là các nhóm bạn tụm lại trò chuyện, kể về các bộ phim, bài hát mới

→ Các bạn học sinh trò chuyện, chạy nhảy tạo nên bầu không khí ồn ào, náo nhiệt

→ Các bạn vận động nhiều nên ra mồ hôi, cảm thấy nóng dần chứ không hề thấy lạnh một chút nào

c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho cảnh sinh hoạt giờ ra chơi trên sân trường mà mình vừa miêu tả

Dàn ý bài văn tả cảnh sinh hoạt - Mẫu 5

a) Mở bài: Giới thiệu cảnh sinh hoạt mà em muốn miêu tả: cảnh sinh hoạt ngày Tết.

Gợi ý: Em có thể chọn một trong các khoảnh khắc để miêu tả lại khoảnh khắc sinh hoạt ngày tết, như: ngày cúng tất niên, đêm giao thừa, lúc gói và nấu bánh chưng, lúc dọn dẹp nhà cửa, lúc đi chúc tết…

b) Thân bài: tả lại cảnh sinh hoạt ngày tết mà em đã chọn và giới thiệu ở mục mở bài:

Cảnh sinh hoạt ấy diễn ra theo thông lệ hẳng năm, hay lâu rồi mới có?

Thời tiết hôm đó như thế nào? Có phù hợp để thực hiện công việc cần làm không?

Có những ai cùng tham gia cảnh sinh hoạt này? Mọi người bao lâu mới được cùng nhau thực hiện một công việc như thế?

Bầu không khí lúc thực hiện cảnh sinh hoạt ra sao? Có vui vẻ, rôm rả không?

Quá trình thực hiện các công việc diễn ra như thế nào? Mỗi người sẽ làm công việc gì? Mọi người làm việc có vui vẻ không? Có nói chuyện lúc làm việc không?

Có điều gì bất ngờ, thú vị xảy ra trong lúc mọi người làm việc không?

Trong lúc gia đình em sinh hoạt, những gia đình khác có làm công việc giống gia đình em không? Điều đó tạo nên bầu không khí như thế nào?

c) Kết bài:

Kết quả của buổi sinh hoạt đó là gì? Cảm xúc của mọi người ra sao?

Ý nghĩa của hoạt động đã được thực hiện trong buổi sinh hoạt?

Cảm nghĩ của em về những lúc sinh hoạt cùng gia đình ngày Tết như vậy?

Đánh giá

0

0 đánh giá