Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi ôn tập Ngữ Văn 6 Bài 5: Trò chuyện cùng thiên nhiên Chân trời sáng tạo có lời giải chi tiết, bám sát chương trình học trên trường; giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Ngữ Văn 6. Mời các bạn đón xem:
Hoán dụ là gì? Phân loại hóa dụ; Tác dụng của hóa dụ
I. Hoán dụ là gì?
- Khái niệm: Hoán dụ là biện pháp gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt.
- Ví dụ:
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
(Tố Hữu)
+ "áo nâu" để chỉ người nông dân, "áo xanh" để chỉ người "công nhân"
=> Đề cao sức mạnh đoàn kết của hai giai cấp.
+ "nông thôn" nhằm chỉ những người ở vùng nông thôn còn hình ảnh "thị thành" dùng để chỉ những người sống ở thị thành.
Ví dụ:
“Cả nhà ăn cơm trong hương lúa đầu mùa...”
II. Phân loại hoán dụ
- Hoán dụ được chia làm 4 loại.
STT |
Kiểu hoán dụ |
Ví dụ |
1 |
Lấy một bộ phận để gọi toàn thể |
“Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” → “bàn tay” vốn chỉ một bộ phận của cơ thể người, trong câu thơ được dùng để chỉ người lao động. |
2 |
Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng |
“Vì sao? Trái Đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh” → “Trái Đất” (vật chứa đựng) biểu thị đông đảo những người sống trên Trái Đất (vật bị chứa đựng). |
3 |
Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật |
“Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về” → “đổ máu” là dấu hiệu thường dùng thay cho sự hi sinh, mất mát nói chung. Trong câu thơ chỉ dấu hiệu của chiến tranh. |
4 |
Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng |
“Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” → “Một cây” và “ba cây” (số lượng cụ thể) lần lượt biểu thị ý nghĩa ít cây và nhiều cây (trừu tượng). |
III. Tác dụng của hoán dụ
- Giúp người đọc nhận thức được một sự vật, hiện tượng thông qua hình ảnh của sự vật, hiện tượng khác tương đồng và tăng thêm ý nghĩa cho câu văn.
- Thể hiện tình cảm, mang sự tương đồng giữa sự vật hiện tượng giúp cho người đọc dễ dàng liên tưởng hơn về hình ảnh mà câu văn muốn mang lại.
IV. Ý nghĩa của hoán dụ
- Hoán dụ có tác dụng tăng sức gợi hình, gợi cảm giúp cho sự diễn đạt có tính hiệu quả cao. Từ đó, cho thấy sự phổ biến của phép tu từ này trong văn học.
- Hoán dụ được sử dụng để biểu thị mối quan hệ gần gũi, có tính chất tương đồng của sự vật – hiện tượng này với sự vật – hiện tượng khác để người đọc dễ dàng liên tưởng kề cận của hai đối tượng mà không cần so sánh chúng với nhau.
- Nội dung cơ sở để hình thành hoán dụ là sự liên tưởng, phát hiện ra mối quan hệ gần gũi giữa các sự vật – hiện tượng. Đây cũng chính là đặc điểm mà nhiều người nhầm lẫn hoán dụ với ẩn dụ bởi cả hai biện pháp này đều sử dụng những mối liên hệ tương đồng giữa các sự vật – hiện tượng với nhau.
- Khác với ẩn dụ, chức năng chủ yếu của hoán dụ là giúp người đọc có thể hình dung ngay được sự tương đồng của 2 sự vật – hiện tượng với ý nghĩa đầy đủ mà không cần phải suy nghĩ quá nhiều hay quá phức tạp.
- Đây là biện pháp tu từ được dùng trong nhiều trong văn học bởi nó thể hiện được nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau, sức mạnh của nó vừa thể hiện ở tính cá thể hoá, lại được thể hiện cùng với tính cụ thể cho biểu cảm kín đáo, sâu sắc, nhiều hàm ý.
V. Phân biệt hoán dụ và ẩn dụ
So sánh |
Ẩn dụ |
Hoán dụ |
Giống |
- Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác. - Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. |
|
Khác |
Dựa vào quan hệ tương đồng. Cụ thể về: + Hình thức + Cách thức thực hiện + Phẩm chất + Cảm giác |
Dựa vào quan hệ tương cận (gần gũi). Cụ thể về: + Bộ phận – toàn thể + Vật chứ đựng – vật bị chứa đựng + Dấu hiệu của sự vật – sự vật + Cụ thể – trừu tượng |
- Ví dụ:
- Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng, dù hai sự vật đó không liên quan đến nhau nhưng giữa A và B có điểm gì đó giống nhau, nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B. Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn.
Thuyền về có nhớ bến chăng?
=> Như vậy, thuyền và bến trên thực tế không liên quan đến con người, nhưng dựa vào đặc tính giống nhau ta thấy được hình ảnh ẩn dụ.
+ thuyền - người con trai (người đang xuôi ngược, đi lại - di động)
+ bến - người con gái (kẻ đang đứng đó, ở lại - cố định)
=> Giống phép so sánh ngầm.
- Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tương cận (gần gũi) giữa các đối tượng, tức là hình ảnh A và B có liên quan đến nhau. Mối quan hệ giữa tên mới (A) và tên cũ (B) là mối quan hệ gần kề.
Ví dụ:
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
=> Áo chàm là chiếc áo của người dân vùng Việt Bắc thường mặc hàng ngày, vì vậy khiến ta liên tưởng đến đồng bào sinh sống ở Việt Bắc
VI. Bài tập về hoán dụ
Bài 1. Tìm phép hoán dụ và phân tích trong những câu thơ sau:
a.
“Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
b.
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”
(Đồng chí – Chính Hữu)
Trả lời:
a. Hình ảnh “trái tim” ở đây là phép hoán dụ, được tác giả Phạm Tiến Duật sử dụng để nói về những người lính, bộ đội lái xe trên đường Trường Sơn. Đây cũng là một hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa cao đẹp, nói lòng yêu nước nồng nàn, lòng thủy chung son sắc và ý chí chiến đấu mãnh liệt, anh dũng của những chiến sĩ.
b. Phép hoán dụ được sử dụng ở đây là hình ảnh “giếng nước gốc đa” sự nhớ thương và mong một ngày trở về của những người ở lại đối với những người lính ra biên cương chiến đấu, là những người mẹ nhớ con, người vợ nhớ chồng, người con nhớ bố.
Bài 2. Cho những câu sau, chỉ ra kiểu hoán dụ được sử dụng trong câu:
a. “Họ là chục tay sào, tay chèo, làm ruộng cũng giỏi mà làm thuyền cũng giỏi.”
(Nguyễn Tuân)
b. “Nhân danh ai – Bay chôn tuổi thanh xuân của chúng ta trong những quan tài.”
(Emily con – Tố Hữu)
Trả lời:
a. Biện pháp hoán dụ dùng trong câu là hoán dụ lấy bộ phận để chỉ toàn thể, hình ảnh “tay sào”, “tay chèo” là chỉ tới người lái đò.
b. Biện pháp tu từ hoán dụ sử dụng trong câu là hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để nói về chính sự vật đó. “Tuổi thanh xuân” là để chỉ tuổi trẻ.
Bài 3. Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau, và cho biết quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì?
a) Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.
(Hồ Chí Minh)
- Làng xóm ta dùng để chỉ cuộc sống của người nông dân, kiểu hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
- Đói rách dùng để chỉ cuộc sống cơ cực vất vả, Nhộn nhịp dùng để chỉ cuộc sống ấm no hạnh phúc.
b)
Vì lợi ích mười năm phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.
(Hồ Chí Minh)
Lợi ích mười năm, trăm năm dùng theo nghĩa chỉ lượng, kiểu hoán dụ lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng.
Bài 4. Hoán dụ có gì giống và khác với ẩn dụ? Cho ví dụ minh họa.
a) So sánh
+ Giống nhau
Cả hai biện pháp đều lấy tên gọi của sự vật hiện tượng này để gọi tên sự vật hiện tượng khác.
+ Khác nhau - Ấn dụ dựa mối quan hệ tương đồng.
- Hoán dụ trên cơ sở mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.
b) Ví dụ
Cầu cong như cái lược ngà
Sông dài mái tóc cung nga buông hờ.
(Huy Cận)
Mái tóc có đặc điểm: Mềm mại, thướt tha, vì vậy có thể dùng làm ẩn dụ để nói về dòng sông.
Bóng hồng nhác thấy nẻo xa
Xuân Lan, thu cúc, mặn mà cả hai.
(Nguyễn Du)
Câu thơ nói về vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều. Ngày xưa những phụ nữ khuê các thường hay bận y phục màu hồng. Y phục màu hồng đã trở thành đặc trưng của phụ nữ, tác giả đã dùng bóng hồng để hoán dụ chỉ người con gái.
Bài 5: Tìm và phân tích phép hóan dụ trong câu thơ sau:
a.Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
b.Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện, cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường
(Ánh trăng – Nguyễn Duy)
Gợi ý:
a.Phép hoán dụ: “Bảy mươi chín mùa xuân”. Bảy mươi chín mùa xuân ý nói Bác bảy mươi chín tuổi. Người đã dành 79 năm hi sinh và cống hiến vì độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc.
b.Phép hoán dụ: “Ánh điện, cửa gương”: cuộc sống thành phố hiện đại, sang trọng, nhiều tiện nghi đầy đủ.
Bài 6: Tìm phép hoán dụ trong những câu thơ sau và nêu tác dụng nghệ thuật của phép hoán dụ đối với các câu ca dao, câu thơ trên:
a. Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
(Việt Bắc – Tố Hữu)
b.Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
(Giọt mồ hôi – Thanh Tịnh)
Gợi ý:
a. Phép hoán dụ: áo chàm (y phục) để chỉ đồng bào Việt Bắc
- Tác dụng nghệ thuật: Chỉ người dân Việt Bắc vẫn mặc tấm áo chàm đơn sơ, bình dị. Màu áo chàm vừa mang vẻ đẹp mộc mạc, bền bỉ, khó phai như tấm lòng người dân Việt Bắc thủy chung, sâu nặng. Câu thơ ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và tình cảm sâu nặng của người dân Việt Bắc dành cho cán bộ về xuôi.
b. Phép hoán dụ: mồ hôi (đặc điểm) để chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả.
- Tác dụng nghệ thuật: ca ngợi sức mạnh của lao động, chỉ có lao động nặng nhọc, vất vả mới giúp chúng ta có một cuộc sống đầy đủ và ấm no hơn. Đồng thời khích lệ tinh thần lao động của con người góp sức phát triển kinh tế đất nước.
Bài 7: Câu “Vì lợi ích mười năm trông cây/ Vì lợi ích trăm năm trồng người” sử dụng phép hoán dụ nào?
A. Phép hoán dụ lấy bộ phận gọi tên toàn thể
B. Phép hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
C. Phép hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi tên cái trừu tượng
D. Phép hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật
Đáp án C
Bài 8: Tìm và phân tích biện pháp tu từ hoán dụ trong đọan thơ sau:
“Áo nâu cùng với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên”
Lời giải:
- Biện pháp hoán dụ: áo nâu (chỉ người nông dân), áo xanh (chỉ người công nhân), nông thôn (chỉ những người ở nông thôn), thị thành (chỉ những người sống ở thành thị)
=> Các từ trên được dùng để biểu thị những đối tượng có mối quan hệ gần gũi với nó
- Tác dụng: Nêu được đặc điểm riêng phổ biến về trang phục của người nông dân, công nhân nước ta. Thể hiện sự quan sát, miêu tả cụ thể, gần gũi ý nói: Các tầng lớp, giai cấp đang cùng nhau đứng lên xây dựng đất nước
Xem thêm các câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu 2: Thể loại kí thường sử dụng ngôi kể nào?
Câu 3: Trình bày những đặc trưng cơ bản của kí.
Câu 5: Hồi kí là thể loại kí ghi chép lại điều gì?
Câu 6: Người kể chuyện ngôi thứ nhất trong hồi kí như thế nào?
Câu 7: Nêu hình thức ghi chép và cách kể sự việc trong hồi kí.
Câu 8: Ẩn dụ là gì? Nêu ví dụ.
Câu 9: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ.
Câu 10: Hoán dụ là gì? Nêu ví dụ.
Câu 11: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ.
Câu 12: Phân biệt hai biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
Câu 2: Văn bản “Lao xao ngày hè” thuộc thể loại nào?
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Lao xao ngày hè” là?
Câu 4: Nêu bố cục của văn bản “Lao xao ngày hè” và nội dung chính của từng đoạn.
Câu 5: Văn bản “Lao xao ngày hè” được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết?
Câu 8: Những hiểu biết và cảm nhận của em về các loài chim có gì giống và khác với nhân vật “tôi”?
Câu 12: Xác định chủ đề của văn bản Lao xao ngày hè.
Câu 14: Hãy chia sẻ với bạn về ấn tượng và cảm xúc của em khi đọc Lao xao ngày hè.
Câu 2: Em hãy tìm hiểu về công việc nuôi ong và tình cảm của người nuôi ong với bầy ong của mình.
Câu 3: Văn bản “Thương nhớ bầy ong” thuộc thể loại nào?
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Thương nhớ bầy ong” là?
Câu 5: Nêu bố cục của văn bản “Thương nhớ bầy ong” và nội dung chính của từng đoạn.
Câu 6: Văn bản “Thương nhớ bầy ong” được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết?
Câu 7: Dựa vào văn bản “Thương nhớ bầy ong” hãy giải thích thế nào là ong “trại”.
Câu 8: Những dấu hiệu nào đã giúp em biết văn bản trên thuộc thể hồi kí?
Câu 12: Em có nhận xét gì về cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên, loài vật của nhân vật “tôi”?
Câu 1: Văn bản “Đánh thức trầu” thuộc thể loại gì?
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Đánh thức trầu” là?
Câu 3: Nêu bố cục của văn bản “Đánh thức trầu” và ý nghĩa của từng đoạn.
Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi ở dưới:
Câu 4: Theo em, cụm từ “mắt xanh” trong câu thơ: “Trầu ơi, hãy tỉnh lại/ Mở mắt xanh ra nào” gợi cho ta liên tưởng đến hình ảnh quen thuộc nào? “mắt xanh” trong trường hợp này có phải là ẩn dụ không? Dựa vào đâu để nói như vậy?
Câu 5: Hãy dẫn ra một câu văn sử dụng biện pháp ẩn dụ hoặc hoán dụ trong Lao xao ngày hè hoặc Thương nhớ bầy ong mà em cho là thú vị và chia sẻ với mọi người.
Câu 1: Văn bản “Một năm ở tiểu học” thuộc thể loại gì?
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản “Một năm ở tiểu học” là?
Câu 3: Văn bản “Một năm ở tiểu học” được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết?
Câu 4: Nêu bố cục của văn bản “Một năm ở tiểu học” và ý nghĩa của từng đoạn.
Câu 2: Tác dụng của biện pháp miêu tả?
Câu 4: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt là nhằm mục đích gì?
Câu 5: Khi viết bài văn tả cảnh sinh hoạt chúng ta cần thực hiện theo mấy bước? Là những bước nào?
Câu 6: Lập dàn ý cho bài văn tả cảnh sinh hoạt.
Câu 7: Viết một bài văn tả cảnh sinh hoạt lớp.
Câu 1: Mục đích khi trình bày về một cảnh sinh hoạt là gì?
Câu 2: Theo em, việc trình bày về một cảnh sinh hoạt chúng ta cần chuẩn bị theo mấy bước? Kể tên.
Câu 3: Khi viết một bài văn tả cảnh sinh hoạt, em cần lưu ý đến những gì?
Câu 6: Theo em, “thiên nhiên muốn trò chuyện cùng ta” điều gì?...