100 câu hỏi ôn tập Ngữ Văn 6 Bài 9: Nuôi dưỡng tâm hồn có đáp án | Chân trời sáng tạo

644

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi ôn tập Ngữ Văn 6 Bài 9: Nuôi dưỡng tâm hồn Chân trời sáng tạo có lời giải chi tiết, bám sát chương trình học trên trường; giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Ngữ Văn 6. Mời các bạn đón xem:

100 câu hỏi ôn tập Ngữ Văn 6 Bài 9: Nuôi dưỡng tâm hồn có đáp án

ĐỌC 

Tri thức ngữ văn trang 59

* Tri thức đọc hiểu 

Câu 1: Truyện là gì?

Trả lời:

- Truyện là khái niệm chỉ các tác phẩm tự sự nói chung, tuy nhiều khi hàm nghĩa và cách hiểu thuật ngữ tương đối khác nhau trong tiến trình lịch sử văn học.

Câu 2: Thế nào là chi tiết tiêu biểu?

Trả lời:

- Chi tiết tiêu biểu là chi tiết đặc sắc, tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu.

Câu 3: Đề tài là gì? 

Trả lời:

- Đề tài là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.

Câu 4: Thế nào là cốt truyện?

Trả lời:

- Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tác phẩm tự sự và tác phẩm kịch thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

Câu 5: Nhân vật là gì?

Trả lời:

- Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học.

Câu 6: Chủ đề là gì? 

Trả lời:

- Chủ đề được hiểu là các vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản

 

VĂN BẢN ĐỌC 

Lẵng quả thông

Câu 1: Đã bao giờ em nhận được một món quà đặc biệt khiến em nhớ mãi? Hãy chia sẻ trải nghiệm ấy với các bạn.

Trả lời:

- Em đã nhận được một món quà đặc biệt trong dịp nghỉ lễ năm ngoái khi em về thăm quê. Bà nội đã tặng em mấy quả cam, mấy nải chuối, quả na, … tại vườn nhà 

- Vì sinh ra và lớn lên ở thành phố nên đối với em những thứ quả tại vườn nhà em rất thích. Vì với em đó là những thứ quả sạch nhất, tươi nhất được trồng cùng với biết bao tình yêu thương và sự chăm sóc của ông bà em dành cho vườn cây.

Câu 2: Văn bản “Lẵng quả thông” thuộc thể loại gì? 

Trả lời:

- Văn bản “Lẵng quả thông” thuộc thể loại truyện ngắn.

Câu 3:  Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Lẵng quả thông” là gì?

Trả lời:

- Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Lẵng quả thông” là tự sự

Câu 4: Văn bản “Lẵng quả thông” được kể theo ngôi thứ mấy?

Trả lời:

- Văn bản “Lẵng quả thông” được kể theo ngôi thứ ba.

Câu 5: Nêu bố cục của văn bản “Lẵng quả thông” và ý nghĩa của từng đoạn. 

Trả lời:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “như những giấc mộng”: Đa – ni chuẩn bị đi xem buổi hòa nhạc cùng cô Mac -đa và chú Nin – xơ

- Đoạn 2: Còn lại: Đa-ni bất ngờ với món quà nhà soạn nhạc E-đơ-va Gờ-ríc tặng mình.

Câu 6: Hãy liệt kê những sự việc chính xảy ra với nhân vật Đa-ni Pơ-đơ-xơn trong đoạn trích.

Trả lời:

- Những sự việc chính xảy ra với nhân vật Đa-ni trong đoạn trích là:

    + Đa-ni đến nghe hòa nhạc cùng với cô Mac-đa và chú Nin-xơ.

    + Cô bé mặc chiếc áo dài bằng nhung tơ màu đen vô cùng xinh đẹp.

    + Buổi hòa nhạc bắt đầu. Lần đầu tiên nghe nhạc giao hưởng Đa-ni thấy giống như một giấc mộng.

    + Người trên sân khấu nói đây là bản nhạc của E-đơ-va Gờ-ric viết tặng cô Đa-ni Pơ-đơ-xơn thì vô cùng xúc động và khóc.

    + Cô đúng dậy chạy ra khỏi công viên và đến bờ biển.

Câu 7: Tìm một số chi tiết miêu tả:

- Ngoại hình của Đa-ni.

- Hành động, cảm xúc của Ða-ni trong quá trình lắng nghe ban nhạc mà nhạc sĩ   E-đơ-va Gờ-ríc viết tặng cô.

- Hành động, ý nghĩ, tâm trạng Đa-ni sau khi nghe bản nhạc.

Từ những chi tiết đó, em có nhận xét gì về nhân vật Ða-ni?

Trả lời:

- Một số chi tiết miêu tả:

+ Ngoại hình của Đa-ni: khuôn mặt trắng xanh nghiêm nghị và hai bím tóc dài lấp lánh màu vàng.

+ Hành động, cảm xúc của Đa-ni trong quá trình lắng nghe bản nhạc mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric viết tặng cô: Đa-ni thở một hơi dài, ngực hơi đau, cúi xuống và áp mặt vào hai bàn tay, trong lòng ào ạt cơn bão, Đa-ni khóc không cần giấu ai nữa.

+ Hành động, ý nghĩ, tâm trạng Đa-ni sau khi nghe bản nhạc: Đa-ni đứng dậy và bước nhanh ra khỏi công viên và nghĩ nếu bác ở đây cô sẽ ôm bác thật chặt, cô đi ra bở biển  và cảm giác về cái đẹp của thế giới đã xâm chiếm cơ thể cô.

Câu 8: Người kể chuyện đã thể hiện tình cảm gì đối với nhân vật Đa-ni? Tìm một số chi tiết chứng minh cho ý kiến của em.

Trả lời:

- Người kể chuyện đã thể hiện tình cảm của mình với nhân vật Đa-ni khi cho người đọc thấy cô là người có tâm hồn trong sáng.

- Chi tiết chứng minh cho ý kiến của em:

+ Khi nghe thấy bản nhạc, cô bé nghĩ ngay đến quê hương của mình, khu rừng của cô, những ngọn núi, nững tiếng tù và, tiếng sóng biển ào ạt tiếng chim hót,..

Câu 9: Câu chuyện này viết về đề tài gì?

Trả lời:

- Câu chuyện viết về đề tài vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống.

Câu 10: Em hãy nêu chủ đề truyện.

Trả lời:

- Chủ đề của truyện là tâm hồn nhân hậu, trong sáng của cô bé Đa-ni.

Câu 11: Món quà mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ríc tặng Đa-ni có ý nghĩa như thế nào đối với cô?

Trả lời:

-  Món quà có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cô bé vì nó giúp cô bé thêm yêu cuộc sống này hơn và cảm nhận cuộc sống này vô cùng tươi đẹp như bản nhạc ông viết tặng cho cô bé.

Câu 12: Từ câu chuyện về món quà mà Đa-ni nhận được, em có suy nghĩ gì về cách cho và nhận quà?

Trả lời:

- Từ câu chuyện, em có suy nghĩ rằng món quà giá trị như thế nào không quan trọng bằng cách người cho quà và cách người nhận nhận quà. 



Con muốn làm một cái cây

Câu 1: Có kỉ vật hay hình ảnh nào của một người thân yêu mà em muốn giữ mãi hay không? Kỉ vật hay hình ảnh đó có ý nghĩa như thế nào với em?

Trả lời:

Trả lời:

- Em có kỉ vật của bà nội để lại, đó chính là chiếc túi vải của bà. Nó là món quà cuối cùng bà để lại cho em trước khi mất. Mỗi khi nhìn thấy chiếc túi em lại nhớ tới bà vì thế nó là một món đồ quan trọng đối với em.

Câu 2: Câu chuyện này viết về đề tài gì?

Trả lời:

- Câu chuyện này viết về đề tài tình yêu thương, sự chia sẻ từ những điều nhỏ bé, gần gũi xung quanh chúng ta.

Câu 3: Văn bản “Con muốn làm một cái cây” thuộc thể loại gì? 

Trả lời:

- Văn bản “Con muốn làm một cái cây” thuộc thể loại truyện ngắn.

Câu 4:  Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Con muốn làm một cái cây” là gì?

Trả lời:

- Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Con muốn làm một cái cây” là tự sự.

Câu 5: Văn bản “Con muốn làm một cái cây” được kể theo ngôi thứ mấy?

Trả lời:

- Văn bản “Con muốn làm một cái cây” được kể theo ngôi thứ ba.

Câu 6: Nêu bố cục của văn bản “Con muốn làm một cái cây” và ý nghĩa của từng đoạn. 

Trả lời:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “cười rất hiền lành”: Kỉ niệm tuổi thơ của Bum với cây ổi trước nhà, với ông nội và bạn bè

- Đoạn 2: Còn lại: Ước mơ của Bum được trở về ký ức tuổi thơ đó.

Câu 7: Liệt kê các chi tiết nhà văn miêu tả về ông nội và Bum. Từ các chi tiết đó, em hãy rút ra nhận xét về đặc điểm của ông nội và Bum.

Trả lời:

-  Các chi tiết nhà văn miêu tả ông nội và Bum là: 

+ Bum và các bạn hái và chia nhau những trái chín thơm lừng. 

+ Còn ông nội bắc một chiếc ghế ra đầu sân, ngồi đó nghe đài, đưa mắt nhìn theo lũ trẻ và cười rất hiền lành.

- Qua đó, em thấy ông nội là một người hiền từ, phúc hậu và rất thương Bum

Câu 8: Theo em, Bum có phải là một cậu bé hạnh phúc hay không? Hãy giải thích ý kiến của em.

Trả lời:

- Theo em, Bum là một cậu bé vô cùng hạnh phúc vì:

+ Có người ông rất yêu thương và quan tâm đến cậu, 

+ Có cha mẹ Bum thì sẵn sàng thực hiện mơ ước của Bum.

Câu 9: Hình ảnh cây ổi xuất hiện từ đầu đến cuối câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì?

Trả lời:

-  Hình ảnh cây ổi xuất hiện từ đầu đến cuối như một minh chứng cho tình yêu thương của mọi người trong gia đình dành cho Bum.

Câu 10: Qua câu chuyện này, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?

Trả lời:

- Qua câu chuyện tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp tình yêu thương, sự sẻ chia từ những điều nhỏ bé xung quanh chúng ta, từ những người yêu thương chúng ta trong gia đình.

Câu 11: Dựa vào sơ đó sau, hãy chỉ ra một số điểm giống và khác nhau (trong hành động, suy nghĩ, tâm trạng) giữa Đa-ni và Bum:

Trả lời:

 - Giống nhau: 

+ Nhân vật Đa-ni và nhân vật Bum là những đứa trẻ với tâm hồn trong sáng, tươi đẹp, suy nghĩ của hai nhân vật có nét tương đồng với nhau.

- Khác nhau: 

+ Nhân vật Bum có mơ ước và dám nói ra mơ ước của mình. 

+ Còn nhân vật Đa-ni là cô bé có chiều sâu nội tâm nhưng không thể hiện ra bên ngoài.

Câu 12: Em đã bao giờ làm việc gì đem lại niền vui cho người khác hay chưa? Hãy chia sẻ với bạn về việc làm đó.

Trả lời:

- Em đã từng đem lại niềm vui cho bố mẹ đó là đạt điểm tổng kết cao nhất trường và được tuyên dương trước trường trong năm học vừa qua

-  Em sẽ vẫn luôn cố gắng hơn nữa để bố mẹ, ông bà vui lòng và tự hào về em.



ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM

Và tôi nhớ khói

Câu 1: Văn bản “Và tôi nhớ khói” thuộc thể loại gì? 

Trả lời:

- Văn bản “Và tôi nhớ khói” thuộc thể loại tản văn.

Câu 2:  Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Và tôi nhớ khói” là gì?

Trả lời:

- Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Và tôi nhớ khói” là tự sự.

Câu 3: Văn bản “Và tôi nhớ khói” được kể theo ngôi thứ mấy?

Trả lời:

- Văn bản “Và tôi nhớ khói” được kể theo ngôi thứ nhất.

Câu 4: Nêu bố cục của văn bản “Và tôi nhớ khói” và ý nghĩa của từng đoạn. 

Trả lời:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “bay lên trên mái nhà”: Ngọn khói quen thuộc với làng quê

- Đoạn 2: Còn lại: Ngọn khói như một nhân vật quan trọng xuất hiện trong mọi phương diện của cuộc sống con người.

Câu 5: Hình ảnh ngọn khói quê nhà đã được người viết cảm nhận bằng những giác quan nào? Cách cảm nhận về khói như thế cho thấy quê hương có ý nghĩa như thế nào đối với tác giả?

Trả lời:

Hình ảnh ngọn khói được tác giả cảm nhận bằng khứu giác và thị giác.

- Cách cảm nhận đó cho thấy quê hương có ý nghĩa rất quan trọng đối với tác giả. 

Câu 6: Nỗi nhớ về ngọn khói quê hương cho ta thấy nhân vật “tôi” là người có tâm hồn như thế nào?

Trả lời:

- Nỗi nhớ về ngọn khói cho thấy nhân vật tôi là người có tâm hồn lãng mạn, bay bổng. 

Câu 7: Kỉ niệm trong quá khứ có ý nghĩa gì với việc nuôi dưỡng tâm hồn của chúng ta trong hiện tại?

Trả lời:

- Kỉ niệm trong quá khứ có ý nghĩa rất lớn đối với việc nuôi dưỡng tâm hồn của chúng ta trong hiện tại. Vì nó chính là một phần tâm hồn của chúng ta, nó theo chúng ta lớn lên rồi đi xa, để khi nhớ về nó thì mới nhận ra rằng đó chính là cuộc đời của chúng ta, là cái nôi của tâm hồn.

 

Thực hành tiếng Việt trang 71

Câu 1: Nếu câu văn “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả” được viết lại thành “Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông” thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế nào?

Trả lời:

- Nếu câu văn “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả” được viết lại thành “Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông” thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi là cây ổi cứ ra hoa rồi rụng hết công sức ông chăm sóc đều bằng không.

Câu 2: Đọc đoạn trích sau:

[...] Nhưng rồi có thể vì mẹ cứ càm ràm khiến cây rác tai quả, ngày kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo bỗng xuất hiện trên cây. Chẳng bao lâu sau, những chùm bé xíu ấy to dần, chuyển từ màu xanh sẫm sang xanh nhạt, căng bóng.

a. Xác định câu văn sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ.

b. Nêu tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ trong đoạn văn.

Trả lời:

a) Câu văn sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ là: "Nhưng rồi có thể vì mẹ cứ càm ràm khiến cây rác tai quá, ngày kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo bỗng xuất hiện trên cây." và "Màu xanh nhạt chuyển dần sang ửng vàng, thớm phức, gọi chim về ríu ran khắp trước sân nhà."

b) Tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ là: nhấn mạnh ý muốn nói của người viết trong câu và làm sinh động câu viết hơn, mở rộng nội dung kể hoặc tả về một đối tượng, sự vật nào đó.

Câu 3: Viết lại câu văn sau nhằm nhấn mạnh nội dung được in đậm trong câu:

“Tôi sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu.”

Trả lời:

Viết lại câu văn:

    "Tôi sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm êm đềm, vui vẻ, hạnh phúc ngày thơ ấu."

Câu 4: Viết một câu văn sử dụng nhiều vị ngữ với mục đích mở rộng nội dung kể hoặc tả về một đối tượng nào đó.

Trả lời:

- Những ngày nóng nực, các bác nông dân vẫn đang cần mẫn trên cánh đồng người thì nhổ mạ, người thì cấy lúa.

Câu 5: Đọc đoạn văn sau:

     Cũng có khi khói vui hơn niềm vui của người. Làng có đứa bé mới chào đời, giữa 

một ngày đông buốt giá. [... ] Trong bếp, ngọn lửa nhảy nhót reo vui phần phật, khói

bay lên qua mái nhà rất nhanh, rất cao.

a. Tìm các từ ngữ được dùng theo biện pháp nhân hoá trong đoạn văn trên.

b. Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nhân hóa trong đoạn văn đó.

a) Từ ngữ được dùng theo biện pháp nhân hóa trong đoạn văn trên là: 

+ vui, nhảy nhót reo vui.

b) Tác dụng của biện pháp nhân hóa được sử dụng trong đoạn văn là làm cho câu văn thêm đặc sắc, có hồn hơn, nhấn mạnh cảm xúc của khói cũng như một con người.

Câu 6: Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình. Đoạn văn có sử dụng it nhất một câu có nhiều vị ngữ và một câu có sử dụng biện pháp nhân hoá.

Trả lời:

Đoạn văn mẫu tham khảo

Trong gia đình mình, có lẽ người gắn nhất chính là ông nội của tôi. Năm nay, ông đã ngoài bảy mươi tuổi. Nhưng ông vẫn còn rất khỏe mạnh và minh mẫn. Ông rất yêu thích công việc trồng cây nên khu vườn nhà tôi luôn xanh tốt quanh năm. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Cứ mỗi buổi chiều, ông lại ra vườn để chăm sóc cây cối. Lúc đó, tôi lại chạy theo ông, đòi được giúp ông tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông đã dạy tôi phải chăm chút chúng một cách nâng niu, cẩn thận. Mỗi loài cây trong vườn đã trở thành người bạn của tôi. Cây ổi cho tôi leo trèo cùng lũ bạn trong xóm. Cây cam cho trái thơm ngọt ngào. Những khóm hoa: đồng tiền, cẩm tú cầu, mười giờ... giúp tôi cảm thấy thư giãn sau một ngày học tập mệt mỏi. Có thể nói, nhờ có ông mà tôi đã trở thành “người làm vườn tài ba”. Không chỉ vậy, tôi còn được nghe ông kể rất nhiều câu chuyện hay về cuộc sống. Đó là những bài học bổ ích giúp tôi sống tốt hơn mỗi ngày. Tôi rất yêu ông nội của mình. Tôi mong ông sẽ thật khỏe mạnh để sống cùng gia đình tôi thật lâu.

- Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: Mỗi loài cây trong vườn đã trở thành người bạn của tôi.

- Câu văn có nhiều vị ngữ: Lúc đó, tôi lại chạy theo ông, đòi được giúp ông tưới tắm cho cây cối trong vườn.

 

ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI

Cô bé bán diêm

Câu 1: Văn bản “Cô bé bán diêm” thuộc thể loại gì? 

Trả lời:

- Văn bản “Cô bé bán diêm” thuộc thể loại truyện ngắn.

Câu 2:  Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Cô bé bán diêm” là gì?

Trả lời:

- Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Cô bé bán diêm” là tự sự.

Câu 3: Văn bản “Cô bé bán diêm” được kể theo ngôi thứ mấy?

Trả lời:

- Văn bản “Cô bé bán diêm” được kể theo ngôi thứ ba

Câu 4: Nêu bố cục của văn bản “Cô bé bán diêm” và ý nghĩa của từng đoạn. 

Trả lời:

- Đoạn 1: (Từ đầu đến “bàn tay em đã cứng đờ ra”): Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa giá rét

- Đoạn 2: (tiếp đéo đến “họ đã về chầu Thượng Đế”): Các lần quẹt diêm, mộng tưởng và hiện thực

- Đoạn 3: Còn lại: Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm

Câu 5: Chỉ ra các yếu tố của truyện được thể hiện trong văn bản Cô bé bán diêm bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở):

            Các yếu tố của truyện

                  Cô bé bán diêm

Đề tài

 

Nhân vật

 

Sự việc

 

Chi tiết tiêu biểu

 

Tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản

 

Chủ đề

 

 

Trả lời:

Các yếu tố của truyện

                  Cô bé bán diêm

Đề tài

- Cuộc sống của những đứa trẻ bất hạnh.

Nhân vật

Cô bé bán diêm và các nhân vật trong tưởng tượng của cô bé.

Sự việc

Do mẹ và bà đã mất nên cô bé sống với bố. - Nhà em rất nghèo phải sống chui rúc một xó tối trên gác sát mái nhà. 

- Cô bé đi bán diêm để kiếm sống qua ngày ngay cả trong đêm giao thừa. 

- Và sáng ngày hôm sau, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mirm cười chết vì giá rét trong đêm giao thừa.

Chi tiết tiêu biểu

- Lần quẹt diêm đầu tiên: em mộng tưởng ra ngôi nhà có lò sưởi.

- Lần quẹt diêm thứ 2: em mộng tưởng ra căn phòng có bàn ăn, có ngỗng quay.

- Lần quẹt diêm thứ 3: em mộng tưởng thấy cây thông Nô-en và nến sáng lung linh.

- Lần quẹt diêm thứ 4: em mộng tưởng em thấy bà nội mỉm cười với em.

- Lần quẹt diêm thứ 5: em quẹt hết những que diêm còn lại vì em muốn níu giữ bà ở lại, bà cầm tay em và hai bà cháu vụt bay.

Tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản

- Thể hiện sự thương xót, cảm thông cho số phận của đứa trẻ nghèo và những ước mơ tươi sáng mà bình dị.

Chủ đề

- Tình yêu thương trước những số phận bất hạnh, khát vọng sống tốt đẹp và ước mơ tươi sáng.

 

Câu 6: Từ việc đọc các văn bản trên, em rút ra bài học kinh nghiệm gì khi đọc truyện ngắn?

Trả lời:

- Từ việc đọc các văn bản trên, em rút ra được là khi đọc truyện ngắn phải xác định được đề tài, chủ đề của câu chuyện, tóm tắt được các sự việc, chi tiết tiêu biểu và cách thể hiện tình cảm của người viết trong văn bản. 

Câu 7: Tóm tắt nội dung chính của văn bản “Cô bé bán diêm”. 

Trả lời:

Trong đêm giao thừa trời rét mướt, lạnh giá có một cô bé bán diêm mồ côi mẹ đầu trần, bụng đói đang cố bán những bao diêm vì cả ngày chưa bán được bao diêm nào. Em không dám về nhà sợ bố đánh, ngồi nép vào góc tường em rút những que diêm trong bao ra để sưởi ấm. Quẹt que diêm thứ nhất, lò sưởi hiện ra; quẹt que diêm thứ hai, em thấy bàn ăn thịnh soạn; quẹt que diêm thứ ba em thấy cây thông No-en; quẹt que diêm thứ tư, em gặp bà em. Em đã quẹt hết diêm để được nhìn thấy bà. Cuối cùng em chết trong giá rét nhưng giấc mơ về bà thì vẫn luôn đẹp.

 

VIẾT 

Kể lại một trải nghiệm của bản thân

Câu 1: Để kể lại một trải nghiệm của bản thân, chúng ta cần đáp ứng những yêu cầu nào?

Trả lời:

- Để kể lại một trải nghiệm của bản thân, chúng ta cần đáp ứng những yêu cầu:

+ Dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm của bản thân

+ Sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí

+ Kế hợp kể, tả và thể hiện cảm xúc của người kể đối với sự việc

+ Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân

+ Bài viết cần đảm bảo bố cục: Mở bài, thân bài, kết bài

Câu 2: Em học được điều gì từ cách kể về một trải nghiệm của bản thân?

Trả lời:

- Em học về cách kể về một trải nghiệm của bản thân là: Em có cơ hội, thời gian để nhớ lại kỉ niệm, trải nghiệm đáng nhớ về bản thân và chia sẻ cho mọi người.

Câu 3: Trình bày quy trình viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân. 

Trả lời:

- Quy trình viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân:

+ Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

+ Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

+ Bước 3: Viết bài

+ Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút king nghiệm

Câu 4: Viết một bài văn (khoảng 400 chữ) kể lại một trải nghiệm giúp tâm hồn em trở nên phong phú hơn.

Trả lời:

Bài văn mẫu tham khảo

Chuyến đi về thăm quê tuần trước đã đem đến cho em thật nhiều kỉ niệm đẹp. Điều đó giúp em thêm yêu mến và tự hào về quê hương của mình.

Quê em là một thành phố ven biển. Gia đình em chuyển ra Hà Nội sống từ khi em còn chưa ra đời. Đây là lần thứ hai em được về thăm quê. Đúng năm giờ sáng, xe xuất phát từ Hà Nội. Ngồi trên xe, em háo hức ngắm nhìn khung cảnh xung quanh. Những con đường cao tốc mới được xây dựng rất đẹp đẽ. Khoảng đến gần trưa thì xe đã đến nơi. Em cảm thấy vô cùng thích thú vì sau một hành trình dài cuối cùng cũng đến Sầm Sơn. Gia đình em ở lại nhà ông bà nội, cất dọn đồ đạc rồi nghỉ ngơi. Em còn được thưởng thức những món ăn đặc sản của quê do chính tay bà nội nấu.

Buổi chiều, mọi người trong gia đình hẹn nhau ra biển tắm. Thật kì diệu! Em đang đứng trước một bài biển rộng mênh mông. Bầu trời cao, trong xanh không một gợn mây. Ông mặt trời tỏa ánh nắng chói chang xuống khắp nơi. Bãi cát vàng trong nắng càng trở nên lấp lánh, trông tuyệt đẹp. Nước biển xanh và trong. Đứng gần biển em có thể nhìn thấy từng đợt sóng đánh vào bờ. Nhìn ra xa phía chân trời, bầu trời và biển như hòa vào làm một. Gió biển lồng lộng, cùng với tiếng sóng vỗ nghe thật vui tai. Bên cạnh bãi biển, núi Trường Lệ - một địa danh khá nổi tiếng ở đây, đứng sừng sững chạy dài theo mép nước. Phía nam dãy Trường Lệ còn có bãi tắm Tiên Ẩn, một thung lũng nhỏ với cảnh quan gần như nguyên sơ. Cuối bãi là đền Độc Cước cổ kính uy nghi, tọa lạc trên một hòn núi đá. Tất cả đều tuyệt đẹp như những bức ảnh mà em đã được xem trên mạng khi tìm hiểu về Sầm Sơn.

Biển lúc này thật đông người. Tiếng nói cười rộn vang khắp cả không gian. Người lớn thích thú bơi lội dưới nước. Trẻ em thì nghịch cát, xây thành những tòa lâu đài tuyệt đẹp. Em cùng các bạn nhỏ mỗi người một chiếc phao. Sau khi trang bị đâu vào đây, cả nhóm quyết định xuống tắm biển. Nước biển mát lạnh khiến em cảm thấy vô cùng dễ chịu. Sau khi tắm biển, mọi người cùng nhau đi ăn đồ hải sản nướng. Các món ăn đều rất ngon và mang đậm hương vị của biển.

Sau chuyến đi này, em mới thấy quê hương của mình thật đẹp biết bao. Tuy hơi ngắn nhưng em lại cảm thấy rất vui vì đây là lần đầu tiên được đến biển. Em tự nhủ bản thân sẽ cố gắng học tập thật tốt, để may này trở về xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

 

NÓI VÀ NGHE

Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân

Câu 1: Sau khi kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân, em rút ra được bài học gì cho bản thân? 

Trả lời:

- Sau khi kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân, em rút ra được bài học gì cho bản thân là: Cần trân trọng những trải nghiệm đáng nhớ và phấn đấu học tập để ngày càng hoàn thiện bản thân hơn mỗi ngày.

Câu 2: Theo em, khi kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân với mọi người, nó sẽ đem lại lợi ích gì cho mình và mọi người thân quen. 

Trả lời:

- Theo em, khi kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân với mọi người, nó sẽ đem lại lợi ích cho mình và mọi người thân quen: Với bản thân mình sẽ có khoảng thời gian nhớ về những trải nghiệm đó và giúp gắn kết, thân thiết với nhau hơn khi cùng nhau chia sẻ trải nghiệm với mọi người.

 

Ôn tập trang 109

Câu 1: Em đã đọc ba văn bản Lẵng quả thông, Con muốn làm một cái cây, Và tôi nhớ khói. Hãy điền thông tin vào mẫu phiếu học tập sau (làm vào vở):

            Văn bản

                              Nội dung chính

Lẵng quả thông

 

Con muốn làm một cái cây

 

Và tôi nhớ khói

 

Trả lời:

            Văn bản

                              Nội dung chính

Lẵng quả thông

Ta thấy đc phong cách văn xuôi đậm chất thơ thấm vào từng câu từng chữ của nhà thơ. Chất thơ trong tác phẩm tỏa ra từ những vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người nước Nga. Chất thơ còn ánh lên từ tình huống truyện, từ giọng điệu trần thuật, từ ngôn ngữ,…

Con muốn làm một cái cây

Câu chuyện nhắc tới tình yêu thương, sự chia sẻ từ những người xung quanh, từ những điềubé nhỏ gần gũi xung quanh chúng ta.

Và tôi nhớ khói

Tình cảm quê hương là điều không thể quên trong mỗi kí ức con người. những kỉ niện trong quá khứ giúp nuôi dưỡng tâm hồn ta rong hiện tại.

 

Câu 2: Ghi vào sổ tay những điều em làm mỗi ngày để nuôi dưỡng tâm hồn với những cảm xúc tích cực.

      Ngày tháng

Điều em làm

Cảm xúc của em

2-3-2020

Cùng mẹ trồng một cây hoa trong vườn và tưới nước cho cây

Vui vẻ, thấy yêu cây, yêu hoa

Trả lời:

      Ngày tháng

Điều em làm

Cảm xúc của em

2-3-2020




3-3-2020



5-3-2020

Cùng mẹ trồng một cây hoa trong vườn và tưới nước cho cây


Cùng anh trai dắt cún đi dạo



Cùng chăm sóc vườn cây với bà nội

Vui vẻ, thấy yêu cây, yêu hoa



Vui vẻ, yêu đời, tình cảm anh em thêm gắn bó


Yêu thiên nhiên, cây cỏ và rất vui khi được trò chuyện lâu với bà.

 

Câu 3: Dựa vào phiếu học tập sau, ghi lại những câu trả lời của em về câu hỏi lớn được đặt ra ở đầu bài học (làm vào vở):

Câu hỏi lớn

Câu trả lời của em

Việc nuôi dưỡng một đời sống tâm hồn phong phú có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta?

Một là …

Hai là …

Ba là …

Trả lời:

Câu hỏi lớn

Câu trả lời của em

Việc nuôi dưỡng một đời sống tâm hồn phong phú có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta?

Một là giúp chúng ta yêu cuộc sống, có cái nhìn khách quan hơn về cuộc sống

Hai là giúp chúng ta tươi sáng, trẻ trung, năng động hơn

Ba là giúp chúng ta nhận ra giá trị của những thứ xung quanh chúng ta

 

Đánh giá

0

0 đánh giá