100 câu hỏi ôn tập Ngữ Văn 6 Bài 8: Những góc nhìn cuộc sống có đáp án | Chân trời sáng tạo

630

Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi ôn tập Ngữ Văn 6 Bài 8: Những góc nhìn cuộc sống Chân trời sáng tạo có lời giải chi tiết, bám sát chương trình học trên trường; giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Ngữ Văn 6. Mời các bạn đón xem:

100 câu hỏi ôn tập Ngữ Văn 6 Bài 8: Những góc nhìn cuộc sống có đáp án

ĐỌC

Tri thức ngữ văn trang 40

* Tri thức đọc hiểu 

Câu 1: Văn bản nghị luận là gì?

Trả lời:

- Văn bản nghị luận là loại văn bản có mục đích chính nhằm thuyết phục người đọc (người nghe) một vấn đề.

Câu 2: Văn bản nghị luận viết ra nhằm mục đích gì? 

Trả lời:

- Văn bản nghị luận viết ra nhằm mục đích thuyết phục người đọc (người nghe) đồng tình với một vấn đề nào đó.

Câu 3: Văn bản nghị luận được chia làm mấy loại? Kể tên.

Trả lời:

- Văn bản nghị luận được chia làm 2 loại, đó là:

+ Nghị luận xã hội

+ Nghị luận văn học

Câu 4: Để thuyết phục người đọc, người nghe, một văn bản nghị luận cần phải đạt được những yêu cầu gì? 

Trả lời:

- Để thuyết phục người đọc, người nghe, một văn bản nghị luận cần phải đạt được những yêu cầu là:

+ Luận điểm phải rõ ràng

+ Lí lẽ phải thuyết phục

+ Dẫn chứng phải cụ thể, sinh động

Câu 5: Trong đời sống chúng ta thường gặp văn bản nghị luận dưới dạng nào? 

Trả lời:

- Trong đời sống chúng ta thường gặp văn bản nghị luận dưới dạng: Các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí.

Câu 6: Nội dung chính của mỗi văn bản trong các phần Đọc hiểu văn bản nghị luận là gì? 

Trả lời:

Nội dung chính của mỗi văn bản trong các phần Đọc hiểu văn bản nghị luận là

- “Học thầy, học bạn”: Văn bản đã khẳng định, chứng minh tầm quan trọng của việc học thầy lẫn học bạn. Và ai cũng nên tích lũy kiến thức, kinh nghiệm từ thầy lẫn từ bạn.

- “Bàn về nhân vật Thánh Gióng”: “Bàn về nhân vật Thánh Gióng” khẳng định Thánh Gióng được xây dựng đặc sắc, vừa là một anh hùng phi thường với vẻ đẹp lí tưởng, vừa là một con người trần thế với những vẻ đẹp giản dị, gần gũi.

- “Góc nhìn”: Qua lời khuyên của người hầu dành cho nhà vua đã thay đổi được ý kiến của nhà vua, giúp tránh được việc tiêu tốn ngân khố một cách vô lí. Qua đó cũng góp phần phát minh ra đôi giày đầu tiên trong lịch sử.

- “Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc”: Văn bản chỉ ra rằng hạnh phúc không chỉ đến từ ngọt ngào mà chúng còn đến từ những nỗi đau mà con người gánh trọng. Quan trọng nhất là nhận biết hạnh phúc xung quanh chúng ta chứ không phải đi tìm kiếm xa xôi.

 

* Tri thức tiếng việt

Câu 7: Từ mượn là gì?

Trả lời:

- Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài (ngôn ngữ cho) để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận.

Câu 8: Chúng ta thường sử dụng từ mượn khi nào?

Trả lời:

- Chúng ta thường sử dụng từ mượn khi  không có từ thay thế hoặc từ thay thế quá dài và phức tạp.

Câu 9: Yếu tố Hán Việt là gì? 

Trả lời:

- Các tiếng tạo nên từ Hán Việt gọi là '' yếu tố Hán Việt ''

Câu 10: Yếu tố Hán Việt đóng vai trò như thế nào trong giao tiếp?

Trả lời:

- Yếu tố Hán Việt đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp: tăng sắc thái biểu cảm, phù hợp với phong cách, trường hợp giao tiếp khi sử dụng đúng từ Hán Việt trong giao tiếp.

 

VĂN BẢN ĐỌC 

Học thầy, học bạn

Câu 1: Việc học hỏi từ thầy cô, bạn bè có ý nghĩa gì đối với chúng ta?

Trả lời:

- Việc học hỏi từ thầy cô, bạn bè giúp chúng ta nâng cao tinh thần ham học hỏi, hơn nữa giúp chúng ta nâng cao sự đoàn kết, gắn bó, gần gũi hơn với bạn bè, thầy cô.

Câu 2: Văn bản “Học thầy, học bạn” thuộc thể loại gì? 

Trả lời:

- Văn bản “Học thầy, học bạn” thuộc thể loại văn bản nghị luận

Câu 3:  Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Học thầy, học bạn” là gì?

Trả lời:

- Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Học thầy, học bạn” là nghị luận.

Câu 4: Văn bản “Học thầy, học bạn” được kể theo ngôi thứ mấy? 

Trả lời:

- Văn bản “Học thầy, học bạn” được kể theo ngôi thứ ba.

Câu 5: Nêu bố cục của văn bản “Học thầy, học bạn” và ý nghĩa của từng đoạn. 

Trả lời:

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến "mâu thuẫn với nhau"): Giới thiệu hai câu tục ngữ.

- Đoạn 2 (Tiếp … đến “kinh nghiệm từ các bạn”): Phân tích, bình luận, chứng minh hai câu tục ngữ.

- Đoạn 3 (Đoạn còn lại): Khẳng định giá trị của hai câu tục ngữ.

Câu 6: Xác định những câu văn thể hiện ý kiến của người viết về việc học thầy, học bạn.

Trả lời:

* Những câu văn thể hiện ý kiến của người viết về việc học thầy, học bạn là:

- Trong cuộc đời mỗi người, học từ thầy là quan trọng nhất.

- Ngoài tài năng thiên bẩm, không thể không nhắc đến sự dẫn dắt của người thầy.

- Học hỏi từ bạn bè cũng rất cần thiết.

- Việc học ở bạn thuận lợi ở chỗ với bạn bè cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí thì việc học hỏi, truyền thụ cho nhau có phần thoải mái, dễ dàng hơn.

Câu 7: Để thuyết phục người đọc về tầm quan trọng của việc học thầy, học bạn, tác giả đã sử dụng những lí lẽ, bằng chứng nào?

Trả lời:

- Để thuyết phục người đọc về tầm quan trọng của việc học thầy, tác giả đã đưa ra câu chuyện của danh họa nổi tiếng người Ý. 

- Để thuyết phục người đọc rằng việc học bạn cũng rất quan trọng, tác giả đưa ra các luận điểm, lí lẽ rất cụ thể để thuyết phục người đọc như học cùng bạn sẽ dễ học hỏi, truyền đạt hơn hay học nhóm cũng là một giải pháp tốt.

Câu 8: Các từ “mặt khác”, “hơn nữa” trong văn bản có tác dụng gì?

Trả lời:

- Các từ "mặt khác", "hơn nữa" trong văn bản có tác dụng bổ sung thêm ý, thêm luận điểm, luận cứ cho ý trước, đoạn văn trước 

Câu 9: Hình ảnh so sánh trong câu cuối của văn bản giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa học thầy và học bạn?

Trả lời:

- Hình ảnh so sánh trong câu cuối của văn bản giúp em hiểu rằng học thầy và học bạn luôn song hành với nhau. 

+ Chúng ta không chỉ học từ thầy mà còn học từ bạn nữa. 

+ Học thầy, học bạn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, không thể thiếu một tronghai trên con đường của một người thành công.

Câu 10: Tóm tắt văn bản nghị luận là trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản bằng ngôn từ của mình dựa trên việc nhận ra ý kiến của người viết, các lí lẽ, bằng chứng làm rõ cho ý kiến. Hãy hoàn thành sơ đồ sau (làm vào vở) và viết đoạn văn tóm tắt văn bản Học thầy, học bạn (khoảng 150 đến 200 chữ):

Trả lời:

- Ý kiến 1: Học từ thầy là quan trọng

+ Lí lẽ: mõi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề chạm khắc, hoặc nghiên cứu khoa học.

+ Bằng chứng: danh họa Lê-ô-rơ-đô Đa Vin-chi nếu không có sự dẫn dắt của thầy Ve-rốc-chi-ô thì dù có tài năng thiêm bẩm cũng khó mà thành công.

- Ý kiến 2: Học từ bạn cũng rất cần thiết.

+ Lí lẽ: Thói thường người ta chỉ nhận những đấng bề trên là thầy mà không nhận ra những người thầy trong những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp của mình.

+ Bằng chứng: đưa ra những lợi ích của việc học từ những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa: cùng hứng thú, cùng tâm lí.

Câu 11: Theo em, làm thế nào để việc “học thầy, học bạn” được hiệu quả?

Trả lời:

- Để học thầy, học bạn một cách hiệu quả chúng ta phải biết lắng nghe ý kiến từ người khác, phải ham học hỏi, không ngại khó ngại khổ.



Bàn về nhân vật Thánh Gióng

Câu 1: Em đã đọc truyện Thánh Gióng trong bài Lắng nghe lịch sử nước mình, hãy chia sẻ với các bạn ấn tượng của em về nhân vật Thánh Gióng.

Trả lời:

- Ban đầu Thánh Gióng được nuôi mãi không lớn nhưng sau khi giặc Ân xâm lược, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi xông pha ra trận đánh giặc. 

- Sau khi chiến thắng, Thánh Gióng đã bay về trời và để lại câu chuyện truyền thuyết cho tới tận bây giờ.

- Em rất ngưỡng mộ nhân vật trong truyền thống này.

Câu 2: Văn bản “Bàn Về Nhân Vật Thánh Gióng” thuộc thể loại gì? 

Trả lời:

- Văn bản “Bàn Về Nhân Vật Thánh Gióng” thuộc thể loại văn bản nghị luận.

Câu 3:  Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Bàn Về Nhân Vật Thánh Gióng” là gì?

Trả lời:

- Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Bàn Về Nhân Vật Thánh Gióng” là nghị luận.

Câu 4: Điều gì đã làm nên sự phi thường của nhân vật Thánh Gióng?

Trả lời:

- Sự ra đời của Thánh Gióng thật khác thường, Gióng được mẹ sinh sau một lần ướm thử vào vết chân lạ, mang thai đến mười hai tháng sau mới hạ sinh Gióng. 

- Gióng sinh ra khôi ngôi, tuấn tú nhưng đã lên ba mà vẫn đặt đâu ngồi đó, không biết nói cũng chẳng biết cười. 

- Tiếng nói đầu tiên của Gióng cho thấy ý thức và trách nhiệm của một công dân trước vận mệnh dân tộc ấy là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Qua tiếng nói của Gióng các tác giả dân gian đồng thời gửi gắm tinh thần ý thức đánh giặc, cứu nước của dân tộc ta.

Câu 5: Tác giả đã nêu ý kiến gì về nhân vật Thánh Gióng?

Trả lời:

Tác giả đã nêu ra ý kiến của mình về nhân vật Thánh Gióng là: Nhân vật được xây dựng rất đặc sắc, vừa là một anh hùng phi thường với vẻ đẹp lí tưởng, vừa là một con người trần thế với những vẻ đẹp giản dị, gần gũi.

Câu 6: Hãy xác định lí lẽ, bằng chứng mà tác giả đưa ra để củng cố ý kiến của mình và điền vào bảng sau (làm vào vở):

Ý kiến về nhân vật Thánh Gióng

Lí lẽ

Bằng chứng

Ý kiến 1: Thánh Gióng là một người anh hùng phi thường. 


…………………….   


………………………..

Ý kiến 2: …………………………………

…………………………………


……………………..


………………………..

Trả lời:

Ý kiến về nhân vật Thánh Gióng

Lí lẽ

Bằng chứng

Ý kiến 1: Thánh Gióng là một người anh hùng phi thường. 

- Sự phi thường của nhân vật Gióng thể hiện qua những chỉ tiết về sự thụ thai thần kì của bà mẹ Gióng.

Mẹ Gióng bắt đầu mang thai Gióng sau khi bà ướm thử bàn chân mình vào vết chân lạ, bà mang thai Gióng mười hai tháng mới sinh

Ý kiến 2: Nhân vật Thánh Gióng thể hiện sức mạnh của nhân dân trong công cuộc giữ nước.

Lực lượng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của dân ta tiềm ẩn trong nhân dân, tương tự như chú bé làng Gióng nằm im không nói, không cười.

- Khi có giặc thì tiếng gọi ấy đã tập hợp, thức tỉnh tất cả các lực lượng tiếm ẩn ấy của dân tộc và làm nên Thánh Gióng.

 

Câu 7: Trong đoạn văn sau. câu nào thê hiển lí lẽ, câu nào thể hiện bằng chứng?

Quá trình ra đời, trưởng thành và chiến thắng giặc ngoại xâm của Gióng đều gắn với những người dân bình dị. Dù có siêu nhiên kì ảo đến đâu, Gióng vẫn phải “nằm trong bụng mẹ” (dù là mấy tháng), vẫn phải “uống nước, ăn cơm với cà” (dù là mấy nong), vẫn phải mặc quần áo bằng vải của dân làng Phù Đỏng (dù là cỡ rộng đến đâu). Và ngay cả ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt của Gióng cũng là do vua Hùng tập hợp những người thợ rèn tài giỏi ở trong nước đúc nên.

Trả lời:

- Câu thể hiện lí lẽ là: 

+ Quá trình ra đời, trưởng thành và chiến thắng giặc ngoại xâm của Gióng đều gắn với những người dân bình dị.

- Câu thể hiện bằng chứng là:

+ Dù có siêu nhiên kì ảo đến đâu, Gióng vẫn phải “nằm trong bụng mẹ” (dù là mấy tháng), vẫn phải “uống nước, ăn cơm với cà” (dù là mấy nong), vẫn phải mặc quần áo bằng vải của dân làng Phù Đông (dù là cỡ rộng đến đâu). Và ngay cả ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, của Gióng cũng là do vua Hùng tập hợp những người thợ rèn tài giỏi ở trong nước đúc nên.

Câu 8: Hãy tóm tắt nội dung văn bản bằng một đoạn văn (khoảng 150 chữ).

Trả lời:

Văn bản bàn luận về vẻ đẹp của nhân vật Thánh Gióng. Thứ nhất, Thánh Gióng hội tụ những đặc điểm phi thường, thể hiện lí tưởng của nhân dân về người anh hùng qua những chi tiết thần kì trong truyền thuyết. Thứ hai, Thánh Gióng là một con người trần thế với nguồn gốc, lai lịch rõ ràng, quá trình ra đời, trường thành gắn với người dân bình dị. Đặc biệt, ở Thánh Gióng toát lên sức mạnh của nhân dân trong công cuộc giữ nước.

Câu 9: Có ý kiến cho rằng: Những góc nhìn, cách hiểu khác nhau của tác giả về nhân vật Thánh Gióng giúp chúng ta hiểu văn bản sâu hơn. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

Trả lời:

- Em đồng ý với ý kiến của tác giả

- Vì ở mỗi góc nhìn khác nhau người đọc có thể cảm nhận, xem xét nhân vật dưới một góc độ khác nhau.

 

ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM

Góc Nhìn

Câu 1: Văn bản “Góc nhìn” thuộc thể loại gì? 

Trả lời:

- Văn bản “Góc nhìn” thuộc thể loại truyện ngắn.

Câu 2:  Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Góc nhìn” là gì?

Trả lời:

- Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Góc nhìn” là tự sự.

Câu 3: Văn bản “Góc nhìn” được kể theo ngôi thứ mấy?

Trả lời:

- Văn bản “Góc nhìn” được kể theo ngôi thứ ba.

Câu 4: Lời khuyên của người hầu trong câu chuyện đã mang đến ích lợi gì?

Trả lời:

- Lời khuyên của người hầu đã giúp nhà vua tiết kiệm được thời gian, công sức và của cải. 

Câu 5: Trong câu chuyện trên, nhà vua và người hầu đã có những cách nhìn khác nhau về việc sử dụng miếng da súc vật để giúp vua đỡ đau chân khi đi trên những con đường gập ghềnh. Theo em, nguyên nhân của những cách nhìn khác nhau ấy là gì?

Trả lời:

- Theo em, nguyên nhân của những cái nhìn khác nhau ấy do địa vị xã hội. 

+ Nhà vua là người đứng đầu một đất nước nên việc tiêu tốn nhiều tiền đề lót da trên khắp các con đường là điều dễ dàng vì vua có rất nhiều của cải. 

+ Nhưng người hầu là người có địa vị thấp kém, không có quyền, không có tiền nên đưa ra ý kiến là lấy da bọc quanh chân là điều duy nhất học có thể làm.

Câu 6: Thông điệp của cầu chuyện trên là gì?

Trả lời:

- Thông điệp của câu chuyện trên là: Chúng ta nên nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, xem xét và đưa ra quyết định phù hợp nhất.

Câu 7: Có phải lúc nào chúng ta cũng nên thay đổi cách nhìn của mình không? Vì sao?

Trả lời:

- Chúng ta nên nhìn một cách đa chiều, từ nhiều khía cạnh khác nhau để nhìn nhận sự việc một cách khách quan nhất. 

 - Nhưng không có nghĩa lúc nào cũng thay đổi cách nhìn vì nó có thể gây ra sự hỗn loạn khi nhìn nhận một vấn đề.



Thực hành tiếng Việt trang 47

Câu 1: Trong các từ sau, đâu là từ mượn tiếng Hán, đâu là từ mượn các ngôn ngữ khác?

            Nhân loại, thế giới, video, nhận thức, cộng đồng, xích lô, cô đơn, nghịch lí, mê cung, a-xít, ba-zơ.

Trả lời:

- Từ mượn tiếng Hán là: nhân loại, thế giới, nhận thức, cộng đồng, cô đơn, nghịch lí, mê cung.

- Từ mượn các ngôn ngữ khác: video, xích lô, a-xit, ba-zơ.

Câu 2: Theo em, vì sao chúng ta mượn những từ như email, video, Internet?

Trả lời:

- Theo em, chúng ta sử dụng những từ mượn gốc Âu để làm phong phú thêm ngôn ngữ của chúng ta nhưng phải được sử dụng theo đúng nguyên tắc tránh bị xem là lạm dụng từ.

Câu 3: Em hãy đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

    Một cán bộ hưu trí ở phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội bực bội kể lại: “Do có công việc tại Thành phố Hồ Chí Minh một tuần nên tôi đã gọi điện tới một khách sạn trong đó để đặt phòng. Trong khi tôi đang hỏi về giá cả, dịch vụ thì cô lễ tân nghe điện thoại tuôn ra một tràng: “Anh book (đặt phòng ạ? Anh chọn single hay double room (phòng đơn hay phòng đôi). Anh sure (chắc chắn) rồi chứ? Anh có thể fix (cố định) lịch chính xác ngày đến được không? Trong trường hợp máy bay delay (hoãn chuyến) hoặc thay đổi kế hoạch anh phải confirm (xác nhận) lại cho em.” Tôi nghe mà không thể hiểu cô ta đang nói gì.”

            (Bảo Linh, Sành điệu hay tự đánh mất mình?, Báo An ninh thủ đô, số ra ngày 28-4-2012)

Trong câu chuyện trên, vì sao người cán bộ hưu trí không hiểu được những điều nhân viên lễ tân nói? Từ đó, em rút ra bài học gì về việc sử dụng từ mượn trong giao tiếp?

Trả lời:

- Trong câu chuyện trên, người cán bộ hưu trí không thể hiểu được những điều nhân viên lễ tân nói vì nhân viên đã dùng quá nhiều từ mượn gốc Âu khiến cho người nghe khó hiểu. 

- Qua đó, em rút ra rằng sử dụng từ mượn cần phải thích hợp trong từng hoàn cảnh, đối tượng nghe phù hợp, không nên lạm dụng sử dụng quá nhiều từ mượn trong một câu sẽ làm mất đi giá trị của tiếng mẹ đẻ.

Câu 4: Giải thích nghĩa của từ in đậm trong các câu sau:

a. Thấy con mình có tài năng thiên bẩm về hội họa, người cha đã cho cậu theo học thầy Ve-rốc-chi-ô, một hoạ sĩ nổi tiếng.

b. Hai câu tục ngữ trên mới đọc qua có vẻ mâu thuẫn, phủ định lẫn nhau, nhưng suy nghĩ kĩ thì thấy chúng bổ sung cho nhau, làm cho nhận thức về việc học thêm toàn diện.

c. Lực lượng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc bình thường tiềm ẩn trong nhân dân, tương tự như chú bé làng Gióng nằm im không nói, không cười.

d. Quá trình phát triển của nhân vật Thánh Gióng dồi dào ý nghĩa nhân sinh và nên thơ, nên hoạ biết bao!

Trả lời:

a.

- Tài năng: năng lực xuất sắc, khả năng làm giỏi và có sáng tạo trong công việc

- Hội họa: là từ mượn Hán Việt, hội trong hội tụ, họa trong họa sĩ, mang nghĩa là một ngành nghệ thuật trong đó con người sử dụng màu vẽ để tô lên một bề mặt như là giấy, hoặc vải, để thể hiện các ý tưởng nghệ thuật.

- Họa sĩ: người chuyên vẽ tranh nghệ thuật, có trình độ và đã được mọi người công nhận.

b.

- Phủ định: bác bỏ sự tồn tại, sự cần thiết của cái gì.

- Bổ sung: thêm vào cho đủ.

- Nhận thức: nhận ra và biết được, hiểu được.

c.

- Dân tộc: tên gọi những cộng đồng người có chung một ngôn ngữ, một lãnh thổ, một nền kinh tế và một truyền thống văn hoá.

- Nhân dân: đông đảo những người dân, thuộc mọi tầng lớp, đang sống trong một khu vực nào đó.

d.

- Phát triển: biến đổi hoặc làm cho biến đổi theo chiều hướng tăng, từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp.

- Nhân sinh: quan niệm thành hệ thống về cuộc đời, về ý nghĩa và mục đích sống của con người

Câu 5: Tìm những từ ghép có các yếu tố Hán Việt trong bảng sau (cột hai) và giải thích nghĩa của những từ đó.

STT


Yếu tố Hán Việt


Từ ghép Hán Việt

1

Bình (bằng phẳng, đều nhau)

Bình đẳng, …

2

Đối (đáp lại, ứng với)

Đối thoại, …

3

Tư (riêng, việc riêng, của riêng)

Tư chất, …

4

Quan (xem)

Quan điểm, …

5

Tuyệt (cắt đứt, hết, dứt)

Tuyệt chủng, …

Trả lời:

1- bình đẳng: ngang hàng nhau về trách nhiệm và quyền lợi.

2- đối thoại, đối đáp: cuộc nói chuyện giữa hai hay nhiều người với nhau để bàn bạc, trao đổi ý kiến.

3- tư chất nghĩa là đặc tính có sẵn của một người, riêng tư nghĩa là riêng của từng người.

4- quan điểm: cách nhìn nhận, suy nghĩ một sự vật, một vấn đề; quan sát là xem xét từng chi tiết để tìm hiểu.

5- tuyệt chủng nghĩa là mất hẳn nòi giống, tuyệt vọng nghĩa là mất hết mọi hi vọng.

Câu 6: Đặt ba câu có sử dụng một số từ Hán Việt tìm được ở bài tập trên.

Trả lời:

- Ngày nay, nam nữ có quyền bình đẳng như nhau.

- Mỗi người có một quan điểm khác nhau.

- Hiện nay, loài khủng long đã hoàn toàn tuyệt chủng.

Câu 7: Phân biệt nghĩa của những yếu tố Hán Việt đồng âm sau đây:

a. thiên trong thiên vị, thiên trong thiên văn, thiên trong thiên niên kỉ.

b. hoạ trong tai hoạ với hoạ trong hội hoạ, hoạ trong xướng hoạ.

c. đạo trong lãnh đạo, đạo trong đạo tặc, đạo trong địa đạo.

Trả lời:

a) 

- thiên trong thiên vị là nghiêng theo, nghe theo một bên này hơn bên kia.

- thiên trong thiên văn là thiên nhiên.

- thiên trong thiên niên kỉ là chỉ thời gian (năm).

b) 

- họa trong tai họa là chỉ điềm xấu xảy ra.

- họa trong hội họa là vẽ.

- họa trong xướng họa là đối đáp với nhau bằng những bài thơ cùng một thể, một vần.

c) 

- đạo trong lãnh đạo là chỉ đạo

- đạo trong đạo tặc là trộm cướp

- đạo trong địa đạo là đường hầm đào ngầm dưới đất.

Câu 8: Việc nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ sẽ mang đến cho chúng ta những ích lợi gì? Em hãy viết đoạn văn khoảng 150 chữ trình bày ý kiến của mình về vấn đề trên, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất hai từ Hán Việt.

Trả lời:

Đoạn văn mẫu tham khảo

Việc nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ sẽ mang đến cho chúng ta sự hiểu biết, cái nhìn bao quát và đi đến những hành động đúng đắn trong cuộc sống. Con người có đôi mắt để nhìn đời phân biệt đục-trong, phải-trái, đúng-sai… Tuy nhiên, nếu chỉ đánh giá mọi việc bằng đôi mắt của mình, có khi chúng ta sẽ mắc phải những sai lầm. Suy nghĩ khác, góc nhìn khác giúp ta có cái nhìn toàn diện về sự vật, hiện tượng. Nó còn giúp ta tránh được lối suy nghĩ thiển cậnphiến diện và bồi dưỡng cho ta tri thức mới mẻ. Biết suy nghĩ khác biệt tạo nên tính năng động trong tư duy. Đó chính là cơ sở và động lực để con người sáng tạo và thành công. Steve Jobs đã không ngần ngại suy nghĩ về một sản phẩm khác biệt trong nhiều năm. Cuối cùng ông đã tạo ra được chiếc Iphone huyền thoại. Harland Sanders đến gần cuối cuộc đời mới nhận ra sự khác biệt của món gà rán do ông sáng tạo và gặt hái thành công lớn sau bao năm tháng vất vả. Tất cả là nhờ có điểm nhìn khác biệt, suy nghĩ khác biệt. Như vậy, để nhận định vấn đề một cách đúng đắn, chúng ta phải thay đổi góc nhìn, phải đặt mình vào vị trí của mọi người đến tìm hiểu mọi việc một cách toàn diện hơn. “Không có gì tầm thường trên thế giới. Tất cả đều phụ thuộc vào góc nhìn”.

- Chú thích: Từ Hán Việt: thiển cận, phiến diện

 

ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI 

Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc

Câu 1: Văn bản “Phải Chăng Chỉ Có Ngọt Ngào Mới Làm Nên Hạnh Phúc” thuộc thể loại gì? 

Trả lời:

- Văn bản “Phải Chăng Chỉ Có Ngọt Ngào Mới Làm Nên Hạnh Phúc” thuộc thể loại nghị luận.

Câu 2:  Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Phải Chăng Chỉ Có Ngọt Ngào Mới Làm Nên Hạnh Phúc” là gì?

Trả lời:

- Phương thức biểu đạt chính mà tác giả sử dụng trong văn bản “Phải Chăng Chỉ Có Ngọt Ngào Mới Làm Nên Hạnh Phúc” là nghị luận.

Câu 3: Văn bản “Phải Chăng Chỉ Có Ngọt Ngào Mới Làm Nên Hạnh Phúc” được kể theo ngôi thứ mấy?

Trả lời:

- Văn bản “Phải Chăng Chỉ Có Ngọt Ngào Mới Làm Nên Hạnh Phúc” được kể theo ngôi thứ ba.

Câu 4: Nêu bố cục của văn bản “Phải Chăng Chỉ Có Ngọt Ngào Mới Làm Nên Hạnh Phúc” và ý nghĩa của từng đoạn. 

Trả lời:

- Phần 1 (Từ đầu đến ...điều ấy có thật đúng?): Giới thiệu vấn đề.

- Phần 2 (Tiếp theo đến …khốn khó ở khắp nơi trên thế giới.): Chứng minh luận điểm điều ngọt ngào làm nên hạnh phúc.

- Phần 3 (Tiếp theo đến …hạnh phúc trong từng khoảnh khắc): Chứng minh luận điểm nỗi đau cũng làm nên hạnh phúc.

- Phần 4 (Còn lại): Khẳng định vấn đề.

Câu 5: Dựa vào gợi ý trong sơ đồ sau, em hãy xác định ý kiến, các lí lẽ và bằng chứng của văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?

Trả lời:

Vấn đề cần bàn luận: Phải chăng chỉ có ngọt ngào làm nên hạnh phúc?

- Ý kiến 1: Ngọt ngào là hạnh phúc

+ Lí lẽ 1.1: Ngọt ngào mang đến cho con người sự thoải mái, sự bình yên nên hẳn nhiên đó là hạnh phúc.

+ Bằng chứng 1.1: Một cử chỉ quan tâm, yêu thương, một lời hỏi han ngọt ngào của cha mẹ dành cho con, của bạn bè dành cho nhau cũng đủ khiến người ta cảm thấy vưi về và ấm lòng.

+ Lí lẽ 1.2: Một cuộc sống giàu có, sung túc, đủ đầy giúp cho con người có thể làm điều minh thích mà không bị giới hạn bởi bát kì điều gì, điều ấy cũng làm cho cuộc sống thêm phần hạnh phúc, tươi đẹp.

+ Bằng chứng 1.2: Tỉ phủ Bill Gates đã dành 45,68% tài sản của mình để thành lập quỹ từ thiện để giải quyết các vẫn đề về sức khoẻ và nghèo đói toàn cầu. Sự ngọt ngào ấy đã mang đến hạnh phúc cho những mảnh đời đang gặp khó khăn, khốn khó ở khắp nơi trên thế giới.

- Ý kiến 2: Hạnh phúc không chỉ đến từ những điều ngọt ngào ấy, nó còn có thể được tạo nên bởi những vất vả, mệt nhọc, thậm chỉ là nỗi đau. 

+ Lí lẽ 2.1: Một người mẹ sinh con, dù đau đến thế nào vẫn chỉ cảm thấy vui sướng, hạnh phúc.

+ Bằng chứng 2.1: Lần mẹ đau đớn nhất, khi sinh con. Lúc ấy mẹ mới cảm nhận được nỗi đau vượt cạn, đau đến tột cùng, chỉ muôn ngất đi. Nhưng rồi, trong nổi đau ấy, khi tiếng khóc của con cất lên, mẹ lại hạnh phúc vô cùng. Nhìn thấy con lúc ấy, mẹ mới hiểu được giá trị thực sự của hạnh phúc.

+ Lí lẽ 2.2: Một người không may mắc những bệnh tật nguy hiểm, họ vẫn có thể cảm thấy hạnh phúc, vi họ vẫn còn thời gian để sống, để công hiến, làm những điều mình muốn.

+ Bằng chứng 2.2: Võ Thị Ngọc Nữ, dù đang ở trong độ tuổi của những ước mơ, của những hoài bão. một tuổi trẻ nhiệt huyệt, đây đam mê, nhưng Ngọc Nữ lại mắc phải căn bệnh hiểm nghèo. Dẫu vậy, cô vẫn luôn tươi cười hạnh phúc, nhất là khi cỏ có thế được mùa, được thực hiện điều mình mong muốn. Nhẹ nhàng, uyển chuyển, từng bước chân, tửng ánh mắt của Nữ trong những điệu múa lay động trải tìm người xem, gieo vào trái tim họ hạt mầm của khát vọng sống.

 

VIẾT

Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống

Câu 1: Theo em, viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống nhằm mục đích gì?

Trả lời:

- Theo em, viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống nhằm mục đích đưa ra quan điểm, ý kiến của mình về một hiện tượng đời sống.

Câu 2: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống đem lại những ưu và hạn chế gì? 

Trả lời:

Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống đem lại những ưu và hạn chế:

- Ưu điểm:

+ Đưa ra được quan điểm, ý kiến của mình về hiện tượng đời sống

- Nhược điểm:

+ Có thể quan điểm đó của mình không được mọi người tán thành.

Câu 3: Em hãy viết bài văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ về một hiện tượng trong đời sống mà em đang quan tâm.

Trả lời:

Bài văn mẫu tham khảo

Văn hóa thần tượng hiện nay vô cùng phát triển ở nước ta cũng như trên toàn thế giới, đặc biệt là với lứa tuổi thanh thiếu niên. Như vậy, thì việc thần tượng một ai đó là nên hay không nên?

Việc chúng ta thần tượng một người nào đó là việc nên làm, bởi nó đem đến rất nhiều lợi ích cho bản thân mình. Bởi thường những người được chọn để thần tượng sẽ là người đạt được thành tích nào đó nổi bật trong cuộc sống. Như một diễn viên nổi tiếng, một học sinh giỏi xuất sắc, một cô công an tài giỏi… Sự thành công của họ khiến chúng ta ngưỡng mộ và kính mến, nên dần thần tượng họ. Việc này khiến chúng ta trở nên khao khát được lại gần và trở nên tài giỏi như thần tượng của mình. Từ đó, thôi thúc chúng ta học tập và rèn luyện chăm chỉ hơn, đạt được các thành tích tốt hơn để có thể xứng đáng với thần tượng của mình.

Ngoài ra, việc có một thần tượng xuất chúng, còn khiến các bạn trẻ có động lực học tập, làm việc hơn trong cuộc sống. Họ sẵn sàng học hành chăm chỉ hơn, làm việc hiệu suất hơn trước để có thể nhận được những phần quà, phần thưởng là các món đồ lưu niệm liên quan đến thần tượng, hay được đến các buổi giao lưu, gặp gỡ thần tượng. Hiệu ứng ấy vô tình khiến cho hiệu suất và hiệu quả của việc học tập, làm việc tăng lên đáng kể. Điều này rất dễ gặp ở xung quanh chúng ta. Như các em học sinh vì muốn được bố mẹ mua cho album của thần tượng, mà quyết tâm học tập ngày đêm để đạt được điểm cao trong kì thi theo mục tiêu bố mẹ đề ra. Đây thực sự là một kết quả tích cực.

Cùng với đó, việc có một thần tượng cho bản thân mình. Để hâm mộ, yêu thương và theo dõi bước chân của họ mỗi ngày cũng giúp chúng ta có thêm niềm vui trong cuộc sống. Nó giống như một hoạt động giải trí, đem đến những giờ phút vui vẻ rất riêng biệt. Đồng thời, nó còn giúp chúng ta có thêm nhiều bạn bè hơn nữa - đó là những người cùng chung thần tượng với chúng ta. Việc cùng yêu thích một người nổi tiếng, sẽ giúp gắn kết mọi người lại với nhau, trở nên thân thiết hơn.

Bên cạnh các lợi ích như vậy, việc có một thần tượng cũng đem đến một số tác hại đáng kể đến. Đầu tiên, là việc tiêu tốn thời gian và tiền bạc. Việc có một thần tượng để yêu quý và theo dõi, sẽ khiến chúng ta mất khá nhiều thời gian trong ngày để nắm bắt các hoạt động và sự kiện mà họ tham gia. Đặc biệt là các mùa giải mà họ thi đấu, cần cạnh tranh với các đối thủ khác. Khi đó các cuộc cạnh tranh về lượt xem, lượt bình chọn diễn ra quyết liệt khiến các người hâm mộ tốn nhiều công sức, thời gian. Đồng thời, việc mua các món đồ lưu niệm, món đồ do thần tượng tham gia đại ngôn cùng các vé xem sự kiện, buổi biểu diễn của thần tượng cũng tốn không ít tiền bạc. Khiến rất nhiều bạn trẻ lâm vào hoàn cảnh khó khăn, dẫn đến trộm cắp tiền của bố mẹ, hay lấy tiền học, tiền sinh hoạt để sử dụng.

Cùng với đó, có một bộ phận các bạn trẻ đã có sự thần tượng quá mức, đến không thể kiểm soát được bản thân. Trở thành fan cuồng có các hành động tiêu cực khiến người xung quanh khó chịu. Như sưu tầm mọi đồ vật liên quan đến thần tượng mặc kệ giá cả. Bảo vệ thần tượng bất chấp lí do, hậu quả, dù họ đã làm sai chuyện gì. Xem thường, chửi mắng, hạ thấp thần tượng của người khác để nâng cao thần tượng của mình lên. Các hành động ấy đều khiến cho bản thân chúng ta bị mọi người chán ghét.

Như vậy, việc có một thần tượng cho bản thân vừa có ưu vừa có nhược điểm. Vì vậy, chúng ta vẫn nên có một thần tượng nhưng cần phải biết kiểm soát bản thân để các ưu điểm được phát huy hết mức có thể và giảm tải tối đa những nhược điểm của nó.

 

NÓI VÀ NGHE 

Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống

Câu 1: Theo em, trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống nhằm mục đích gì? 

Trả lời:

- Theo em, trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống nhằm mục đích đưa ra quan điểm, ý kiến của mình về một hiện tượng đời sống.

Câu 2: Để trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống, chúng ta cần chuẩn bị theo mấy bước? Kể tên. 

Trả lời:

- Để trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống, chúng ta cần chuẩn bị theo 4 bước:

+ Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

Xác định đề tài

Thu thập tư liệu

+ Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

+ Bước 3: Viết bài

+ Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Câu 3: Theo em, việc trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống đem lại những lợi ích gì? 

Trả lời:

- Theo em, việc trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống đem lại những lợi ích là:

+ Giúp chúng ta có thể bày tỏ được ý kiến, quan điểm của bản thân về 1 hiện tượng đời sống nào đó

+ Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn khi chia sẻ ý kiến với nhau.



Ôn tập trang 58

Câu 1: Trình bày các đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận.

Trả lời:

- Các đặc điểm cơ bản của văn nghị luận là:

 + Văn nghị luận là văn bản được tạo ra từ phương thức lập luận, phản ánh những đặc điểm về mục đích và cách thức biểu đạt nghị luận, xuất hiện ở bài nói hay bài viết. 

+ Văn nghị luận vốn là sản phẩm của tư duy logic, vẻ đẹp của mỗi áng văn nghị luận không chỉ thể hiện ở hình thức lập luận phong phú, lí lẽ đanh thép, giọng điệu thuyết phục mà còn thể hiện thái độ của tác giả trước vấn đề nghị luận. 

+ Chính vì vậy, việc nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận là điều cần thiết để từ đó hình thành, thiết kế xây dựng các phương pháp học tập đạt hiệu quả, phù hợp với đặc trưng thể loại.

Câu 2: Tóm tắt ý kiến, lí lẽ và bằng chứng của ba văn bản nghị luận đã đọc bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở):

Văn bản

Ý kiến

Lí lẽ và bằng chứng

Học thầy, học bạn

   

Bàn về nhân vật Thánh Gióng

   

Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc

   

Trả lời:

 

Văn bản

Ý kiến

Lí lẽ và bằng chứng

Học thầy, học bạn

Tầm quan trọng của việc học thầy, học bạn

- Lí lẽ: Một người cần phải có sự hướng dẫn, dẫn dắt của người thầy tài ba thì mới có thể thành công được

- Bằng chứng: Câu chuyện thời tuổi trẻ của danh họa người Ý Lê-ô-na-rơ-đô Đa Vin-chi

Bàn về nhân vật Thánh Gióng

- Thánh Gióng là một người anh hùng phi thường















Thánh Gióng là người anh hùng của nhân dân, của đất nước







- Nhân vật Thánh Gióng thể hiện sức mạnh của nhân dân trong công cuộc giữ nước

- Lí lẽ:

Sự phi thường của nhân vật Gióng thể hiện qua :

+ Sự thụ thai thần kì của bà mẹ Gióng

+ Sự mạnh mẽ, dũng mãnh về cả thể lực và tinh thần, ý chí vượt trội

- Bằng chứng: 

+ Mẹ của Gióng mang thai sau khi ướm bàn chân mình vào vết chân khổng lồ, mang thai 12 tháng mới sinh…

+ Một mình Gióng cưỡi ngựa sắt, mặc giáp sắt, cầm gậy sắt đánh đuổi toàn bộ giặc ngoại xâm đến khi không còn 1 tên giặc nào trên đất nước ta

- Lí lẽ:

+ Lai lịch, nguồn gốc, quá trình ra đời, trưởng thành và chiến thắng giặc ngoại xâm của Gióng đều gắn liền với nhân dân, đất nước

- Bằng chứng:

+ Gióng được mẹ sinh ra là người con của làng Phù Đổng, nước Văn Lang, đời Hùng Vương thứ sau

+ Gióng được mẹ và dân làng góp gạo nuôi lớn, trưởng thành trong sự yêu thương, mong chờ của cả làng

+ Ngựa sắt, áo giáp sắt, gậy sắt của Gióng là do nhà vua tập hợp người giỏi đúc nên

- Lí lẽ: 

+ Lực lượng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của dân ta tiềm ẩn trong nhân dân, tương tự như chú bé làng Gióng nằm im không nói, không cười.

- Bằng chứng:

+ Khi chưa có giặc, Gióng là đứa trẻ nằm im, không biết nói như bao người dân bình thường

+ Khi có giặc, Gióng vụt lớn lên, nhận nhiệm vụ, đánh tan giặc – đó chính là sự trỗi dậy của các lực lượng tiềm ẩn trong người dân ta

Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc

- Ngọt ngào là hạnh phúc























- Hạnh phúc không chỉ đến từ những điều ngọt ngào ấy, nó còn có thể được tạo nên bởi những vất vả, mệt nhọc, thậm chỉ là nỗi đau. 



- Lí lẽ: Ngọt ngào mang đến cho con người sự thoải mái, sự bình yên nên hẳn nhiên đó là hạnh phúc.

- Bằng chứng: Một cử chỉ quan tâm, yêu thương, một lời hỏi han ngọt ngào của cha mẹ dành cho con, của bạn bè dành cho nhau cũng đủ khiến người ta cảm thấy ấm lòng.

- Lí lẽ: Một cuộc sống giàu có, sung túc, đủ đầy giúp cho con người có thể làm điều minh thích mà không bị giới hạn bởi bát kì điều gì, điều ấy cũng làm cho cuộc sống thêm phần hạnh phúc, tươi đẹp.

- Bằng chứng: Tỉ phủ Bill Gates đã dành 45,68% tài sản của mình để thành lập quỹ từ thiện để giải quyết các vẫn đề về sức khoẻ và nghèo đói toàn cầu. Sự ngọt ngào ấy đã mang đến hạnh phúc cho những mảnh đời đang gặp khó khăn, khốn khó ở khắp nơi trên thế giới.

- Lí lẽ: Một người mẹ sinh con, dù đau đến thế nào vẫn chỉ cảm thấy vui sướng, hạnh phúc.

- Bằng chứng: Lần mẹ đau đớn nhất, khi sinh con. Lúc ấy mẹ mới cảm nhận được nỗi đau vượt cạn, đau đến tột cùng, chỉ muôn ngất đi. Nhưng rồi, trong nổi đau ấy, khi tiếng khóc của con cất lên, mẹ lại hạnh phúc vô cùng. Nhìn thấy con lúc ấy, mẹ mới hiểu được giá trị thực sự của hạnh phúc.

- Lí lẽ: Một người không may mắc những bệnh tật nguy hiểm, họ vẫn có thể cảm thấy hạnh phúc, vi họ vẫn còn thời gian để sống, để công hiến, làm những điều mình muốn.

- Bằng chứng: Võ Thị Ngọc Nữ, dù đang ở trong độ tuổi của những ước mơ, của những hoài bão. một tuổi trẻ nhiệt huyệt, đây đam mê, nhưng Ngọc Nữ lại mắc phải căn bệnh hiểm nghèo. Dẫu vậy, cô vẫn luôn tươi cười hạnh phúc, nhất là khi cỏ có thế được mùa, được thực hiện điều mình mong muốn. Nhẹ nhàng, uyển chuyển, từng bước chân, tửng ánh mắt của Nữ trong những điệu múa lay động trải tìm người xem, gieo vào trái tim họ hạt mầm của khát vọng sống.

 

Câu 3: Những góc nhìn khác nhau về cuộc sống được thể hiện qua từng văn bản như thế nào? Từ đó, em rút ra bải học gì về cách nhìn nhận, đánh giá về một vấn đề?

Trả lời:

-  Những góc nhìn khác nhau về cuộc sống được thể hiện qua từng văn bản khác nhau. Mỗi tác giả đều có ý kiến, quan điểm riêng của mình. Từ đó, em rút ra được để nhìn nhận, đánh giá một vấn đề chúng ta phải lắng nghe, quan sát từ nhiều khía cạnh.

Câu 4: Khi viết bài văn trình bảy ý kiến về một hiện tượng trong đời sống, ta cần chú ý điều gì? Ghi lại những kinh nghiệm của em sau khi viết và chia sẻ bài viết.

Trả lời:

- Khi viết văn bản trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, ta cần chú ý đến lí lẽ và bằng chứng. 

- Các lí lẽ đưa ra phải phù hợp, có sức thuyết phục đối với người đọc. 

Câu 5: Cuộc sống từ góc nhìn của ta và từ góc nhìn của người khác liệu có giống nhau?

Trả lời:

- Cuộc sống từ góc nhìn của chúng ta và người khác là khác nhau. 

- Bởi lẽ, mỗi người sẽ có cái nhìn khác nhau về cuộc sống.

Đánh giá

0

0 đánh giá