20 câu Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 8 (Kết nối tri thức) có đáp án: Acid

1.2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 8: Acid sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 8: Acid. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 8: Acid

Phần 1: 15 câu Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 8: Acid      

 Câu 1. Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?

A. Nước muối.                                               

B. Giấm ăn.

C. Nước chanh.                                             

D. Nước ép quả khế.

Đáp án đúng là: A

Dung dịch nước muối không làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

Các dung dịch giấm ăn, nước chanh, nước ép quả khế có tính acid làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Câu 2. Cho kim loại magnesium tác dụng với dung dịch sulfuric acid loãng. Phương trình hóa học nào minh họa cho phản ứng hóa học trên?

A. 

B. 

C. 

D. 

Đáp án đúng là: B

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

Câu 3. Chất nào sau đây tác dụng với hydrochloric acid sinh ra khí H2?

A. Mg(OH)2.                 

B. FeO.                         

C. CaCO3.                    

D. Fe.

Đáp án đúng là: D

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Câu 4. Hydrochloric acid được dùng nhiều trong ngành nào?

A. Nông nghiệp.            

B. Công nghiệp.            

C. Du lịch.                    

D. Y tế.

Đáp án đúng là: B

Hydrochloric acid được dùng nhiều trong công nghiệp.

Câu 5. Dãy chất nào chỉ gồm các acid?

A. HCl; NaOH.             

B. CaO; H2SO4.            

C. H3PO4; HNO3.          

D. SO2; KOH.

Đáp án đúng là: C

Dãy chất chỉ gồm các acid là: H3PO4 và HNO3.

Câu 6. Phân tử acid gồm có:

A. Một hay nhiều nguyên tử phi kim liên kết với gốc acid.

B. Một hay nhiều nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid.

C. Một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide (OH).

D. Một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc acid.

Đáp án đúng là: B

Phân tử acid gồm: một hay nhiều nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid.

Câu 7. Công thức hoá học của acid có trong dịch vị dạ dày là

A. CH3COOH.             

B. H2SO4.                     

C. HNO3.                      

D. HCl.

Đáp án đúng là: D

Công thức hoá học của acid có trong dịch vị dạ dày là: HCl.

Câu 8. Chất nào sau đây là acid?

A. NaOH.                     

B. CaO.                        

C. KHCO3.                    

D. H2SO4.

Đáp án đúng là: D

Chất là acid: H2SO4.

Câu 9. Chất nào sau đây không phải là acid?

A. NaCl.                       

B. HNO3.                      

C. HCl.                         

D. H2SO4.

Đáp án đúng là: A

NaCl là muối, không phải là acid.

Câu 10. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi từ màu tím sang màu đỏ?

A. HNO3.                      

B. NaOH.                     

C. Ca(OH)2.                 

D. NaCl.

Đáp án đúng là: A

Dung dịch HNO3 làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Dung dịch NaOH, Ca(OH)2 làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

Dung dịch NaCl không làm đổi màu quỳ tím.

Câu 11. Dung dịch/chất lỏng nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?

A. Nước đường.                                             

B. Nước cất.

C. Giấm ăn.                                                   

D. Nước muối sinh lí.

Đáp án đúng là: C

Thành phần của giấm ăn chứa acetic acid với nồng độ 2 – 5% làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Câu 12. Chất nào sau đây không phản ứng với sắt?

A. NaCl.              

B. CH3COOH.               

C. H2SO4.             

D. HCl.

Đáp án đúng là: A

NaCl + Fe: không phản ứng;

2CH3COOH + Fe → (CH3COO)2Fe + H2

H2SO4 + Fe → FeSO4 + H2

2HCl + Fe → FeCl2 + H2.

Câu 13. Để pha loãng H­2SO4 đặc cách làm nào sau đây đúng?

Trắc nghiệm KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 8 (có đáp án): Acid | Khoa học tự nhiên 8

A. cách 1.                     

B. cách 2.                     

C. cách 3.                     

D. cách 1 và 2.

Đáp án đúng là: A

Để pha loãng H2SO4 đặc cần cho từ từ acid vào nước và khuấy nhẹ bằng đũa thuỷ tinh.

Câu 14. Phản ứng nào sau đây không xảy ra?

A. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2.              

B. Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2.

C. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2.                       

D. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.

Đáp án đúng là: C

Không xảy ra phản ứng: Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2.

Câu 15. Phản ứng nào sau đây không đúng?

A. 2Al +3H2SO4 → Al2(SO4)3 +3H2.                

B. 2Fe + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2.

C. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2.                        

D. Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2.

Đáp án đúng là: B

Do: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2.

Phần 2: Lý thuyết KHTN 8 Bài 8: Acid

I. Khái niệm Acid

- Acid ban đầu được biết đến là những chất có vị chua như acetic acid có trong giấm ăn, citric acid có trong quả chanh, malic acid có trong quả táo.

-Từ acid xuất phát từ tiếng Latin là acidus – nghĩa là vị chua.

- Khái niệm về acid được phát biểu như sau: Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+.

- Gốc acid trong các acid sau là: H (Hydrogen), H2SO4 (Sulfuric acid), HCl (Hydrochloric acid), HNO3 (Nitric acid).

II. Tính chất hoá học

- Acid thường tan được trong nước, dung dịch acid làm đổi màu giấy quỳ từ tim sang đồ. Khi dung dịch acid phản ứng với một số kim loại như magnesium, cắt, kẽm... nguyên tử hydrogen của acid được thay thế bằng nguyên tử kim loại để tạo thành muối và giải phóng ra khí hydrogen.

- Tính chất của dung dịch hydrochloric acid:

+  Chuẩn bị: dung dịch HCl 1 M, giấy quỳ tím; hai ống nghiệm mỗi ống đựng một trong các kim loại Fe, Zn, ông hút nhỏ giọt.

+ Thực hiện: Nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch HCl vào máu giấy quỳ tím. Cho khoảng 3 mL dung dịch HCl vào mỗi ống nghiệm đã chuẩn bị ở trên.

+ Mô tả hiện tượng xảy ra và viết phương trình hoá học

+ Phản ứng giữa dung dịch HCl và kim loại Mg: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2.

III. Một số acid thông dụng

1. Sulfuric acid

- Sulfuric acid (H2SO4) là chất lỏng không màu, không bay hơi, snh như dầu ăn, nặng gần gấp hai lần nước. Sulfuric acid tan vô hạn trong nước và toả rất nhiều nhiệt.

- Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý pha loãng dung dịch sulfuric acid đặc. 

- Sulfuric acid là một trong các hoá chất được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp (Hình 8.1) và là hoá chất được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 8 (Kết nối tri thức): Acid (ảnh 1)

2. Hydrochloric acid

- Dung dịch hydrochloric acid (HCl) là chất lỏng không màu.

- Hydrochloric acid được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp (Hình 8.2)

Lý thuyết KHTN 8 Bài 8 (Kết nối tri thức): Acid (ảnh 1)

3. Acetic acid

- Acetic acid (CH3COOH) là chất lỏng không màu, có vị chua. Trong giấm ăn có chứa acetic acid với nồng độ 2 – 5%.

Sơ đồ tư duy KHTN 8 Bài 8: Acid

Lý thuyết KHTN 8 Bài 8 (Kết nối tri thức): Acid (ảnh 1)

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Trắc nghiệm Bài 8: Acid

Trắc nghiệm Bài 9: Base. Thang pH

Trắc nghiệm Bài 10: Oxide

Trắc nghiệm Bài 11: Muối

Trắc nghiệm Bài 12: Phân bón hóa học

Đánh giá

0

0 đánh giá