Vở thực hành KHTN 8 Bài 8: Acid | Kết nối tri thức

1.7 K

Với giải Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8 Bài 8: Acid sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Khoa học tự nhiên 8 Bài 8: Acid

Bài 8.1 trang 24 Vở thực hành KHTN 8: Quan sát Bảng 8.1, SGK KHTN 8 và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Công thức hoá học của các acid có đặc điểm gì giống nhau?

2. Dạng tồn tại của acid trong dung dịch có đặc điểm gì chung?

3. Đề xuất khái niệm về acid.

Lời giải:

1. Công thức hoá học của các acid đều có chứa nguyên tử H.

2. Dạng tồn tại của acid trong dung dịch đều chứa cation (ion dương) H+.

3. Khái niệm: Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+.

Bài 8.2 trang 24 Vở thực hành KHTN 8: Hãy cho biết gốc acid trong các acid sau: H2SO4, HCl, HNO3.

Lời giải:

Gốc acid trong các acid: H2SO4, HCl, HNO3 lần lượt là SO42; Cl; NO3.

Bài 8.3 trang 24 Vở thực hành KHTN 8: Mô tả hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm Tính chất của dung dịch hydrochloric acid (trang 36, SGK KHTN 8) và viết phương trình hoá học.

Lời giải:

- Nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch HCl vào mẩu giấy quỳ tím thấy mẩu giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

- Cho khoảng 3 mL dung dịch HCl vào từng ống nghiệm chứa Fe; Zn thấy kim loại tan dần, giải phóng khí không màu. Phương trình hoá học:

Fe + 2HCl → FeCl2+ H2

Zn + 2HCl → ZnCl2+ H2.

Bài 8.4 trang 25 Vở thực hành KHTN 8: Cho dung dịch HCl tác dụng với kim loại Mg. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.

Lời giải:

Phương trình hoá học của phản ứng xảy ra:

Mg + 2HCl → MgCl2+ H2

Bài 8.5 trang 25 Vở thực hành KHTN 8: Sử dụng Hình 8.1, SGK KHTN 8 để trình bày về các ứng dụng của sulfuric acid.

Lời giải:

Một số ứng dụng của sulfuric acid: Sản xuất phẩm nhuộm; Sản xuất giấy, tơ sợi; Sản xuất sơn; Sản xuất chất dẻo; Sản xuất chất tẩy rửa; Sản xuất phân bón …

Bài 8.6 trang 25 Vở thực hành KHTN 8: Sử dụng Hình 8.2, SGK KHTN 8 để trình bày về các ứng dụng của hydrochloric acid.

Lời giải:

Một số ứng dụng của hydrochloric acid: Tẩy gỉ thép; Tổng hợp chất hữu cơ; Xử lí pH nước bể bơi …

Bài 8.7 trang 25 Vở thực hành KHTN 8: Sử dụng Hình 8.3, SGK KHTN 8 để trình bày về các ứng dụng của acetic acid.

Lời giải:

Một số ứng dụng của acetic acid: Sản xuất sợi poly (vinyl acetate); Sản xuất sơn; Chế biến thực phẩm; Sản xuất dược phẩm …

Bài 8.8 trang 25 Vở thực hành KHTN 8: Hãy tìm hiểu về nhu cầu sử dụng và ứng dụng của một trong các acid sau: HCl, H2SO4, CH3COOH.

Lời giải:

Mỗi năm, cả thế giới cần đến hàng trăm triệu tấn sulfuric acid. Trong đó, gần 50% lượng acid được dùng để sản xuất phân bón như ammonium sulfate, calcium dihydrogenphosphate (Ca(H2PO4)2) … Acid này còn được sử dụng trong sản xuất chất tẩy rửa, sơn, phẩm màu, thuốc trừ sâu, giấy, chế hoá dầu mỏ, …

Bài 8.9 trang 25 Vở thực hành KHTN 8: Việc sử dụng acid không đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Em hãy tìm hiểu và trình bày về các tác hại này.

Lời giải:

Acid dư thừa sau sử dụng thải trực tiếp ra môi trường ngấm vào đất làm chua đất, làm rửa trôi các chất dinh dưỡng có trong đất … không những thế chúng còn làm cho cây trồng bị suy yếu và chết hàng loạt. Nhất là đối với những cây nông nghiệp (rau, củ, quả …) môi trường acid sẽ gây ra những thiệt hại lớn …

Bài 8.10* trang 26 Vở thực hành KHTN 8: Cho dãy các chất sau: SO3, NaCl, HCl, Fe(OH)3, H2SO4, MgSO4, HNO3, NaHCO3, CH3COOH, H3PO4.

a) Trong các chất trên, chất nào là acid?

b) Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa các chất là acid ở trên với dung dịch NaOH.

Lời giải:

a) Các chất là acid: HCl, H2SO4, HNO3, CH3COOH, H3PO4.

b) Phương trình hoá học:

HCl + NaOH → NaCl + H2O

H2SO4+ 2NaOH → Na2SO4+ 2H2O

HNO3+ NaOH → NaNO3+ H2O

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

H3PO4+ 3NaOH → Na3PO4+ 3H2O.

Bài 8.11* trang 26 Vở thực hành KHTN 8: Cho 10 g hỗn hợp X gồm 2 kim loại Mg và Cu vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng kết thúc, còn lại 6,4 g kim loại không tan.

a) Xác định thành phần phần trăm khối lượng hỗn hợp X.

b) Tính thể tích khí H2 thoát ra (ở 25oC, 1 bar).

Lời giải:

a) 6,4 gam kim loại không tan là Cu không phản ứng.

%mCu=6,410.100%=64%%mMg=100%64%=36%.

b) Khối lượng Mg trong hỗn hợp: 10 – 6,4 = 3,6 gam.

nMg=3,624=0,15mol.

Phương trình hoá học: Mg + 2HCl → MgCl2+ H2

Theo PTHH cứ 1 mol Mg phản ứng thu được 1 mol H2.

Vậy 0,15 mol Mg phản ứng thu được 0,15 mol H2.

Thể tích H2 thoát ra là: V = 0,15.24,79 = 3,7185 lít.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá