Em hãy nêu nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong thông tin dưới đây

183

Với giải Câu 2 trang 37 Kinh thế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật 11 Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Câu 2 trang 37 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy nêu nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong thông tin dưới đây:

“... Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển. Huy động, phân bổ, sử dụng, quản lí hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hoá, xã hội ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng tính đặc thù của từng vùng dân tộc thiểu số trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Có cơ chế thúc đẩy lệnh tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện giảm nghèo đa chiều, bền vững. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, người có uy tín tiêu biểu trong vùng dân tộc thiểu số. Nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoạt khối đại đoàn kết toàn dân tộc,...”.

(Trích Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2021, tr.170)

Lời giải:

- Từ thực trạng đời sống vật chất của đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn hơn mặt bằng chung, Đảng ta đã có chủ trương để nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số thì phải thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng thể hiện quan điểm mới về giảm nghèo đó là giảm nghèo đa chiều, bền vững và bao trùm. Để thực hiện được giảm nghèo đa chiều, bền vững và bao trùm thì phải tăng cường nội lực, nếu chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước thì hết hỗ trợ lại có thể tái nghèo.

- Chính sách dân tộc ở Việt Nam không chỉ giải quyết vấn đề kinh tế mà còn hướng tới giải quyết các vấn đề xã hội phát triển vì con người, tạo điều kiện cho mọi một người, nhất là trẻ em, nhóm yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, người di cư hoà nhập, tiếp cận bình đẳng nguồn lực, cơ hội phát triển và hưởng thụ công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản. Để đồng bào được hưởng thụ công bằng các thành quả của sự phát triển thì phải công bằng trong tiếp cận các nguồn lực (vốn, tài nguyên, đất đai, giáo dục, y tế). Do đó, các chính sách dân tộc phải tạo điều kiện cho đồng bào tiếp cận với các nguồn lực, mà trước hết chính là các dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế.

=> Như vậy, chính sách dân tộc còn hướng đến giải quyết các vấn đề xã hội và hướng đến các vấn đề chính trị như xây dựng đội ngũ cán bộ và người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số,...

Đánh giá

0

0 đánh giá