Sách bài tập KTPL 11 Bài 14 (Kết nối tri thức): Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử | SBT Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức

1.5 K

Với giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật 11 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử

Câu 1 trang 43, 44 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn.

a) trang 43 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Người nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp?

A. Người đang phải chấp hành hình phạt tù.

B. Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.

C. Người không biết chữ.

D. Người đang đi công tác xa nhà.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

  • b) trang 44 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Người nào dưới đây không được thực hiện quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp?

    A. Người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

    B. Người công tác ở vùng sâu, vùng xa.

    C. Người chưa tốt nghiệp đại học.

    D. Người đang nuôi con nhỏ.

    Lời giải:

    Đáp án đúng là: A

    c) trang 44 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Cụ A vì già yếu, không đi lại được nên tổ bầu cử đã mang hòm phiếu đến tận nhà để cụ bỏ phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Theo em, việc làm của tổ bầu cử đã đảm bảo nguyên tắc nào dưới đây khi thực hiện quyền bầu cử của công dân?

    A. Nguyên tắc bình đẳng.

    B. Nguyên tắc phổ thông.

    C. Nguyên tắc trực tiếp.

    D. Nguyên tắc tự nguyện.

    Lời giải:

    Đáp án đúng là: C

    Câu 2 trang 44 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?

    a. Tất cả người dân từ đủ 18 tuổi trở lên đang sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

    b. Công dân thực hiện tốt quyền bầu cử là gián tiếp tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

    c. Học sinh chưa đủ 18 tuổi không có trách nhiệm trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử.

    d. Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử là góp phần xây dựng, phát triển bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

    Lời giải:

    Trường hợp a. Sai, vì chỉ có công dân Việt Nam đáp ứng đủ điều kiện về độ tuổi, năng lực dân sự, phẩm chất đạo đức, năng lực pháp lí,... theo quy định của pháp luật mới có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân các nước khác đang sống trên lãnh thổ Việt Nam không được thực hiện quyền này.

    Trường hợp b. Đúng, vì thông qua bầu cử, công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện hn cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước đề tiến hành các hoạt động quản lí xã hội.

    Trường hợp c. Sai,, vì học sinh chưa đủ 18 tuổi nhưng vẫn có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử như: được tiếp cận thông tin về bầu cử, ứng cử theo quy định; tuân thủ quy định Hiến pháp và pháp luật về bầu cử, ứng cử,...

    Trường hợp d. Đúng, vì thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử sẽ lựa chọn được những đại biểu có năng lực, có phẩm chất đạo đức vào các cơ quan quyền lực của Nhà nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân); ngăn chặn, hạn chế các hành vi tiêu cực; loại bỏ những ứng viên không xứng đáng góp phần xây dựng, phát triển bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh.

    Câu 3 trang 44 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Các chủ thể dưới đây thực hiện đúng hay vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử? Vì sao?

    a. Anh A tự ý viết và bỏ phiếu bầu cử thay cho người thân bị bệnh nặng.

    b. Chị X đăng thông tin sai sự thật về ứng viên ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã lên mạng xã hội.

    c. Chú M chủ động liên hệ cán bộ Tổ bầu cử nhờ hướng dẫn, giải đáp những thông tin về bầu cử chưa nắm rõ.

    d. Ông P yêu cầu người thân không bỏ phiếu bầu cử cho người có mâu thuẫn với mình.

    e. Bà Q vận động mọi người bỏ phiếu bầu cho chồng mình và hứa sẽ tặng quà cảm ơn.

    Lời giải:

    a. Anh A đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử. Việc tự ý viết và bỏ phiếu thay cho người khác là vi phạm quy định của pháp luật về nguyên tắc bỏ phiếu bầu cử, khiến người khác mất cơ hội thực hiện quyền của mình.

    b. Chị X đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử. Hành vi của chị X đã vi phạm quy định của pháp luật, xâm phạm quyền công dân, có thể gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, công việc của người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.

    c. Chú M đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử. Hành vi của chú M đã thực hiện quyền tiếp cận thông tin về bầu cử, ứng cử của công dân. Hành vi này giúp chú hiểu rõ hơn những quy định về bầu cử và có thể thực hiện tốt quyền bầu cử của mình.

    d. Ông P đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử. Hành vi của ông P đã xâm phạm đến quyền bầu cử, ứng cử của người khác, vi phạm quy định của pháp luật. Hành vi này có thể khiến người thân của ông P không được tự do lựa chọn bỏ phiếu cho người xứng đáng, gây ảnh hưởng đến kết quả bầu cử.

    e. Bà Q đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử. Hành vi của bà Q là mua chuộc cử tri, gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả bầu cử, vi phạm quy định của pháp luật.

    Câu 4 trang 45 SBT Kinh tế Pháp luật 11:Em hãy tư vấn để giúp các chủ thể dưới đây thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ bầu cử:

    a. Gần đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, anh K cảm thấy rất lo lắng. Anh không biết chữ nên không biết phải làm sao để có thể tham gia bỏ phiếu bầu cử như mọi người.

    b. Chị P (20 tuổi) không may bị khuyết tật vận động bẩm sinh nên luôn phải nhờ người thân giúp đỡ trong sinh hoạt hằng ngày. Gần đây, chị P nghe nhiều người bàn luận về việc tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì mới nên rất băn khoăn. Chị không biết mình có được tham gia bỏ phiếu hay không và nếu được tham gia thì phải làm gì để thực hiện đúng quy định của pháp luật.

    c. Ngày mai sẽ diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dẫn các cấp nhưng cụ X (hơn 90 tuổi) cảm thấy không vui. Cụ sợ mình già yếu, đi lại không thuận tiện nên không thể tham gia bỏ phiếu bầu như mọi người.

    Lời giải:

    a. Em tư vấn cho anh K hiều rằng anh có thể nhờ người khác đọc thông tin người ứng cử để tự lựa chọn ứng cử viên phù hợp, sau đó nhờ người viết phiếu bầu hộ theo sự lựa chọn của mình rồi tự mình bỏ phiếu bầu vào hòm phiếu.

    b. Em tư vấn cho chị P hiểu rằng theo quy định của pháp luật chị có quyền tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Chị có thể nhờ người thân hỗ trợ di chuyển đến địa điểm bầu cử, viết phiếu bầu cử, bỏ phiếu hộ nếu không thể tự thực hiện. Hoặc trong trường hợp chị không thể di chuyển đến nơi bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử sẽ mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu cử đến chỗ ở của chị để chị nhận phiếu bầu và thực hiện quyền bầu cử theo đúng quy định của pháp luật.

    c. Em tư vấn cho cụ X hiểu rằng pháp luật có quy định trong trường hợp cử tri già yếu không thể di chuyển đến nơi bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử sẽ mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu cử đến chỗ ở của người đó để họ thực hiện bầu cử theo đúng quy định. Do đó, mặc dù không thể đi tới địa điểm bầu cử nhưng cụ vẫn sẽ được hỗ trợ để thực hiện tốt quyền công dân của mình.

  • Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

    Bài 13: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

    Bài 14: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử

    Bài 15: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về khiếu nại, tố tụng

    Bài 16: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ Tổ quốc

    Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân

  • Lý thuyết KTPL 11 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử

    1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

    a) Quyền của công dân về bầu cử

    - Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có các quyền:

    + Bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; bình đẳng về bầu cử, tiếp cận các thông tin về bầu cử theo quy định của pháp luật;

    + Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử;

    + Khiếu nại, khởi kiện những hành vi sai sót về bầu cử gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân;...

    Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 14: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử | Kinh tế Pháp luật 11

    b) Quyền của công dân về ứng cử

    - Công dân Việt Nam từ đủ 21 tuổi trở lên đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật có quyền:

    + Ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân;

    + Bình đẳng giới về ứng cử;

    + Tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin về ứng cử theo quy định của pháp luật;

    + Tố cáo về người ứng cử;

    + Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về những sai sót trong việc lập danh sách những người ứng cử;

    + Giám sát việc thực hiện pháp luật về bầu cử;...

    Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 14: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử | Kinh tế Pháp luật 11

    c) Nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

    - Công dân có các nghĩa vụ về bầu cử, ứng cử:

    + Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bầu cử và ứng cử;

    + Tôn trọng quyền của người khác về bầu cử và ứng cử;

    + Không lợi dụng quyền bầu cử, ứng cử để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác....

    2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

    - Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử gây ra nhiều hậu quả tiêu cực:

    + Đối với xã hội: ảnh hưởng đến tinh tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lý nhà nước; gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; hoãn ngày bầu cử; làm sai lệch kết quả bầu cử; gây lãng phí ngân sách nhà nước;....

    + Đối với cá nhân: xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân, cá biệt làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tín, kinh tế, công việc của công dân;…

    - Người thực hiện hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự....

    Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 14: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử | Kinh tế Pháp luật 11

Đánh giá

0

0 đánh giá