Sách bài tập KTPL 11 Bài 13 (Kết nối tri thức): Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội | SBT Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức

1.8 K

Với giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật 11 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Câu 1 trang 41 SBT Kinh tế Pháp luật 11Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn.

a) trang 41 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Việc làm nào sau đây là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân?

A. Tham gia tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội.

B. Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân xã về phát triển sản xuất ở xã mình.

C. Đóng góp tiền ủng hộ nhân dân vùng lũ lụt.

D. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong trường học.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

b) trang 41 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội có ý nghĩa như thế nào đối với công dân?

A. Là cơ sở pháp lí để công dân được tự do quyết định mọi vấn đề của Nhà nước và xã hội.

B. Là cơ sở để công dân tự do tham gia các hoạt động xã hội.

C. Là cơ sở để công dân có các quyền dân chủ khác.

D. Là cơ sở pháp lí để công dân đóng góp công sức của mình vào việc xây dựng, quản lí, bảo vệ và phát triển bộ máy nhà nước và xã hội.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

c) trang 41 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Là học sinh lớp 11, em có thể thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách nào dưới đây?

A. Tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

B. Tham gia các hoạt động từ thiện do nhà trường tổ chức.

C. Tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề liên quan đến thanh, thiếu niên ở địa phương.

D. Tham gia tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 2 trang 42 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em đồng tình hay không đồng tinh với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a. Trẻ em có thể thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng những việc làm phù hợp với năng lực, độ tuổi.

b. Gửi đơn khiếu nại cũng là một hình thức thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân.

c. Thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội thể hiện lòng yêu nước của công dân.

d. Tất cả mọi người dân sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Lời giải:

Ý kiến a. Đồng tình, vì trẻ em cũng là những công dân của đất nước và cũng có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Theo quy định của pháp luật, trẻ em vẫn chưa đủ tuổi để thực hiện một số quyền chính trị như ứng cử, bầu cử, tuy nhiên trẻ em có thể thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng những việc làm phù hợp với độ tuổi, năng lực của bản thân.

Ý kiến b. Đồng tình, vì thông qua việc gửi đơn khiếu nại, công dân đề nghị cơ quan nhà ghi nước xem xét, xử lí, khắc phục những việc làm, hoạt động trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Qua đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong tổ di t chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bộ máy nhà nước.

Ý kiến c. Đồng tình, vì thông qua việc thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, công dân đóng góp công sức, trí tuệ của mình để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Việt Nam ngày càng văn minh, giàu mạnh hơn.

Ý kiến d. Không đồng tình, vì chỉ có công dân Việt Nam mới có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, công dân các quốc gia khác đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam không có quyền này.

Câu 3 trang 42 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi/ việc làm dưới đây thực hiện đúng hay vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân? Vì sao?

a. Đăng tin phê phán cán bộ nhà nước lên mạng xã hội.

b. Gửi đơn thư đến cơ quan công an tố cáo người vi phạm pháp luật.

c. Yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp bất cứ tài liệu nào mà mình cần.

d. Tham gia giám sát việc xây dựng cơ sở hạ tầng (đường sá, cầu đường) tại địa phương.

Lời giải:

a. Vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, vì mạng xã hội không phải là một kênh thông tin chính thống của Nhà nước để công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Hành vi đăng tin phê phán cán bộ nhà nước lên mạng xã hội có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân, cơ quan, lược tổ chức có liên quan và gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

b. Thực hiện đúng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, vì việc gửi đơn thư đến cơ quan công an tố cáo người vi phạm pháp luật sẽ góp phần hỗ trợ cơ quan công an phát hiện, ngăn chặn, xử lí kịp thời các hành vi phạm tội. Qua đó, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan; duy trì, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

c. Vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, vì công dân chỉ có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp những tài liệu liên quan đến vấn đề của bản thân theo quy định của pháp luật. Những tài liệu liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật cơ quan, tổ chức thì công dân không được phép tiếp cận.

d. Thực hiện đúng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, vì việc tham gia giám sát việc xây dựng cơ sở hạ tầng (đường sá, cầu đường) tại địa phương thể hiện trách nhiệm của công dân đối với địa phương, góp phần phát hiện kịp thời những sai sót, đảm bảo hiệu quả của hoạt động.

Câu 4 trang 43 SBT Kinh tế Pháp luật 11Em hãy đưa ra các phương án xử lí phù hợp cho những tình huống sau:

a) trang 43 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trong cuộc họp tổng kết cuối kì, các bạn trong lớp đề nghị M - thủ quỹ của lớp công khai chi tiết các khoản thu, chi quỹ lớp nhưng bị M từ chối. M cho rằng các khoản thu, chi của quỹ lớp đã được cô giáo chủ nhiệm và ban cán sự lớp thông qua nên các bạn khác không có quyền thắc mắc. Nếu là bạn học của M, em sẽ làm gì?

Lời giải:

a. Em phân tích đề M hiểu quỹ lớp là tài sản chung của tất cả các thành viên trong lớp nên mọi người đều có quyền được biết những thông tin liên quan đến hoạt động thu, chi quỹ và khuyên M nên công khai chi tiết để các bạn trong lớp đều biết, tránh những nghi ngờ đáng tiếc.

b) trang 43 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hôm nay thôn tổ chức một cuộc họp thảo luận về việc đóng góp sửa chữa đường giao thông nhưng vợ chồng anh H không muốn tham gia. Hai người cho rằng mình không có ý kiến đóng góp nên không cần đi họp, chờ quyết định mức đóng góp của từng gia đình sẽ nộp tiền. Nếu là người thân của vợ chồng anh H, em sẽ khuyên họ như thế nào?

Lời giải:

b. Em giải thích để vợ chồng anh H hiểu về quyền và nghĩa vụ tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân và ý nghĩa của việc thực hiện quyền này đối với mỗi công dân; đồng thời khuyên hai người nên tham gia cuộc họp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Câu 5 trang 43 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy liệt kê các việc làm của bản thân hoặc của gia đình mình nhằm góp phần thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Lời giải:

Thực hiện tìm hiểu thông tin và bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đúng theo quy định của pháp luật; tích cực tham gia và đóng góp ý kiến tại các cuộc họp do trường, lớp, địa phương tổ chức; tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật tới cơ quan chức năng có thẩm quyền; không lan truyền, chia sẻ những thông tin tiêu cực;...

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

Bài 13: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Bài 14: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử

Bài 15: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về khiếu nại, tố tụng

Bài 16: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ Tổ quốc

Lý thuyết KTPL 11 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội

a) Quyền của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội

- Công dân có các quyền trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội như:

+ Quyền bình đẳng;

+ Quyền bầu cử đại biểu, ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp;

+ Quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân;

+ Quyền khiếu nại, tố cáo những việc làm vi phạm pháp luật;

+ Quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp;...

- Các quyền này được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 13: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội | Kinh tế Pháp luật 11

b) Nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội

- Công dân có các nghĩa vụ trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội như:

+ Tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật;

+ Trung thành với Tổ quốc và bảo vệ Tổ quốc;

+ Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng...

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 13: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội | Kinh tế Pháp luật 11

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội

- Hành vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực.

+ Đối với xã hội: ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước; xâm phạm trật tự quản lý hành chính;...

+ Đối với cá nhân: cản trở công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý, vi phạm quyền tự do dân chủ của công dân; gây tổn thất về tinh thần, danh dự, uy tín, tài chính, công việc...

- Người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm kỷ luật, nếu gây thiệt hại phải bồi thường (trách nhiệm dân sự).

Đánh giá

0

0 đánh giá