Giải SBT Hóa học 11 trang 69 Chân trời sáng tạo

483

Với lời giải SBT Hóa học 11 trang 69 chi tiết trong Ôn tập chương 4 trang 67 sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 11 Ôn tập chương 4 trang 67

Bài OT4.10 trang 69 SBT Hóa học 11: Gọi tên các hợp chất sau theo danh pháp thay thế:

Giải SBT Hóa 11 (Chân trời sáng tạo) Ôn tập chương 4 trang 67 (ảnh 7)

Lời giải:

Giải SBT Hóa 11 (Chân trời sáng tạo) Ôn tập chương 4 trang 67 (ảnh 8)

Bài OT4.11 trang 69 SBT Hóa học 11: a) Gọi tên hydrocarbon sau theo danh pháp thay thế:

Giải SBT Hóa 11 (Chân trời sáng tạo) Ôn tập chương 4 trang 67 (ảnh 10)

b) Khi cho hydrocarbon trên tác dụng với bromine trong CCl4 ở −20 °C thu được 4,5-dibromopent-1-yne theo phương trình phản ứng:

Giải SBT Hóa 11 (Chân trời sáng tạo) Ôn tập chương 4 trang 67 (ảnh 9)

Nhận xét về tốc độ phản ứng cộng bromine vào liên kết đôi và liên kết ba. Rút ra kết luận.

Lời giải:

a) Danh pháp thay thế của hydrocarbon:

 Giải SBT Hóa 11 (Chân trời sáng tạo) Ôn tập chương 4 trang 67 (ảnh 11)

b) Dựa vào phương trình phản ứng, ta thấy tốc độ cộng bromine vào liên kết đôi lớn hơn rất nhiều so với vào liên kết ba. Điều này cũng phù hợp khi ethylene và acetylene đều có khả năng làm mất màu nước bromine ở ngay điều kiện thường, nhưng tốc độ mất màu của ethylene nhanh hơn so với acetylene. Như vậy alkene dễ cho phản ứng cộng (X2, HX, H2O) hơn so với alkyne.

Bài OT4.12 trang 69 SBT Hóa học 11: (H) và (K) là 2 hydrocarbon có cùng công thức phân tử C10H14 và đều không làm mất màu nước bromine, nhưng cả hai chất này đều làm mất màu dung dịch thuốc tím đã được acid hoá (ví dụ dung dịch KMnO4 trong H2SO4), trong đó (H) tạo terephthalic acid là sản phẩm hữu cơ duy nhất, (K) tạo 2 sản phẩm hữu cơ là terephthalic acid và chất (X). Xác định công thức cấu tạo của (H), (K), (X) và viết các phương trình phản ứng xảy ra.

Lời giải:

(H) và (K) đều không làm mất màu nước bromine, chứng tỏ nhóm thế alkyl của (H) và (K) no.

- Với công thức C10H14, (H) không làm mất màu nước brom nhưng (H) làm mất màu dung dịch KMnO4 đã được acid hoá, tạo terephthalic acid là sản phẩm hữu cơ duy nhất nên (H) là một arene có công thức cấu tạo:

Giải SBT Hóa 11 (Chân trời sáng tạo) Ôn tập chương 4 trang 67 (ảnh 12)

Phương trình hóa học của (H):

Giải SBT Hóa 11 (Chân trời sáng tạo) Ôn tập chương 4 trang 67 (ảnh 13)

- (K) có công thức C10H14, (K) không làm mất màu nước bromine nhưng (K) làm mất màu dung dịch KMnO4 đã được acid hoá, tạo 2 sản phẩm hữu cơ là terephthalic acid và chất (X) nên (K) là một arene có công thức cấu tạo:

Giải SBT Hóa 11 (Chân trời sáng tạo) Ôn tập chương 4 trang 67 (ảnh 14)

Phương trình hóa học của (K):

Giải SBT Hóa 11 (Chân trời sáng tạo) Ôn tập chương 4 trang 67 (ảnh 15)

(X) là CH3COOH.

Bài OT4.13* trang 69 SBT Hóa học 11: So sánh điều kiện và khả năng phản ứng thế bromine vào vòng benzene của toluene với anisole (C6H5OCH3). Giải thích.

Lời giải:

Nhóm methoxy (-OCH3) trong anisole làm tăng hoạt mạnh vòng benzene đến mức anisole nhanh chóng bromine hoá trong nước bromine mà không cần xúc tác, trong khi toluene cần có xúc tác là FeBr3 hoặc AlBr3.

Bài OT4.14* trang 69 SBT Hóa học 11: Giải thích tại sao m-xylene tham gia phản ứng nitro hoá nhanh hơn p-xylene 100 lần.

Lời giải:

Với m-xylene, phản ứng thế hydrogen trên nhân benzene thuận lợi ở hai vị trí ortho (2 và 6) và một vị trí para (4).

Với p-xylene, phản ứng thế hydrogen trên nhân benzene chỉ thuận lợi ở hai vị trí ortho (2 và 6).

Điều này giúp m-xylene tham gia phản ứng nitro hoá nhanh hơn p-xylene 100 lần.

Đánh giá

0

0 đánh giá