Giải SBT Hóa học 11 trang 68 Chân trời sáng tạo

347

Với lời giải SBT Hóa học 11 trang 68 chi tiết trong Ôn tập chương 4 trang 67 sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 11 Ôn tập chương 4 trang 67

Bài OT4.7 trang 68 SBT Hóa học 11: Khi đốt cháy 1 mol propane toả ra lượng nhiệt là 2 220 kJ. Để đun nóng 1 gam nước tăng thêm 1 °C cần cung cấp nhiệt lượng là 4,2 J. Tính khối lượng propane cần dùng để đun 1 L nước từ 25°C lên 100 °C. Cho biết 75% nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy propane dùng để nâng nhiệt độ của nước. Khối lượng riêng của nước là 1 g/mL.

Lời giải:

Khối lượng của 1 L nước:mH2O=D×V=1×1000=1000(g)

Nhiệt lượng cần cung cấp để đun 1 L nước từ 25°C lên 100 °C:

Q=1000×(10025)×4,2=315000(J)=315(kJ)

Số mol của propane cần dùng để đun 1 L nước từ 25°C lên 100 °C:nC3H8=3152220=21148(mol)

Khối lượng propane cần dùng để đun 1 L nước từ 25°C lên 100 °C (với hiệu suất đốt cháy propane là 75%):

mC3H8=21148×44×100758,32(g)

Bài OT4.8 trang 68 SBT Hóa học 11: Cục Quản Lí Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kì (FDA) đã công nhận ethylene là an toàn trong việc kích thích trái cây mau chín. Tuy nhiên khi vượt quá nồng độ cho phép, ví dụ đối với nồng độ 27 000 ppm, tức gấp khoảng 200 lần mức cần thiết để kích thích quá trình chín, một tia lửa điện có thể đốt cháy ethylene và gây ra vụ nổ chết người.

Trong phòng ủ chín, ethylene được sử dụng ở nồng độ 100 ppm – 150 ppm. Khối lượng ethylene cần thiết sử dụng để phòng ủ chín có thể tích 50 m3 đạt nồng độ 140 ppm ở 25 °C và 1 bar là bao nhiêu?

Lời giải:

Thể tích của ethylene cần sử dụng trong phòng ủ chín có thể tích 50 m3 đạt nồng độ 140 ppm:

V=50000×140106=7(L)

Số mol của ethylene cần sử dụng trong phòng ủ chín có thể tích 50 m3 đạt nồng độ 140 ppm:

n=V24,79=724,79(mol)

Khối lượng của ethylene cần sử dụng trong phòng ủ chín có thể tích 50 m3 đạt nồng độ 140 ppm:

m=724,79×287,91(g)

Bài OT4.9 trang 68 SBT Hóa học 11: (A) và (B) là 2 alkyne đồng phân có cùng công thức phân tử C4H6. Phân tích phổ hồng ngoại của (A) được kết quả sau:

Giải SBT Hóa 11 (Chân trời sáng tạo) Ôn tập chương 4 trang 67 (ảnh 5)

Gọi tên các alkyne (A) và (B) theo danh pháp thay thế.

Lời giải:

Alkyne C4H6 có 2 đồng phân:

Giải SBT Hóa 11 (Chân trời sáng tạo) Ôn tập chương 4 trang 67 (ảnh 6)

Đặc trưng phổ hồng ngoại của các alk-1-yne là có peak khoảng 3300 cm-1 do đó phổ hồng ngoại của alkyne (A) cho thấy (A) là but-2-yne và (B) là but-1-yne.

Đánh giá

0

0 đánh giá