Giải SBT Hóa học 11 trang 57 Chân trời sáng tạo

673

Với lời giải SBT Hóa học 11 trang 57 chi tiết trong Bài 13: Hydrocarbon không no sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hóa học 11 Bài 13: Hydrocarbon không no

Bài 13.5 trang 57 SBT Hóa học 11: Cho các phân tử alkene có công thức khung phân tử dưới đây

Giải SBT Hóa 11 Bài 13 (Chân trời sáng tạo): Hydrocarbon không no (ảnh 4)

a) Gọi tên các phân tử alkene nêu trên theo danh pháp thay thế.

b) So sánh tương tác van der Waals giữa các phân tử alkene nếu trên. Từ đó em có kết luận gì?

Lời giải:

a) (A): propene.

(B): but-1-ene.

(C): pent -1-ene.

b) Đi từ propene đến pent-1-ene, kích thước phân tử alkene tăng dần làm cho diện tích bề mặt tiếp xúc giữa chúng cũng tăng, tương tác van der Waals giữa các phân tử do đó cũng tăng dần, dẫn đến nhiệt độ sôi các alkene tăng dần. Ngoài ra, ở điều kiện thường, propene và but-1-ene là các chất khí trong khi pent-1-ene là chất lỏng vì tương tác van der Waals giữa các phân tử propene và but-1-ene chưa đủ lớn. Các phân tử alkene có từ 18 nguyên tử carbon trở lên ở thể rắn, do tương tác van der Waals giữa chúng là mạnh đáng kể.

Bài 13.6 trang 57 SBT Hóa học 11: Viết công thức cấu tạo và gọi tên tất cả các alkene và alkyne có công thức phân tử lần lượt là C5H10 và C5H8. Trong tất cả các chất mà em đã liệt kê, chất nào có đồng phân hình học? Viết công thức và gọi tên các đồng phân hình học đó.

Lời giải:

- Công thức cấu tạo của alkene C5H10:

Giải SBT Hóa 11 Bài 13 (Chân trời sáng tạo): Hydrocarbon không no (ảnh 5)

Trong đó pent-2-ene có 2 đồng phân hình học:

Giải SBT Hóa 11 Bài 13 (Chân trời sáng tạo): Hydrocarbon không no (ảnh 6)

- Công thức cấu tạo của alkyne C5H8:

Giải SBT Hóa 11 Bài 13 (Chân trời sáng tạo): Hydrocarbon không no (ảnh 7)

Bài 13.7 trang 57 SBT Hóa học 11: So sánh nhiệt độ sôi của các đồng phân cis, trans của cùng một phân tử alkene. Giải thích và cho ví dụ minh hoạ.

Lời giải:

Đồng phân trans có tổng moment lưỡng cực thường triệt tiêu hoặc gần triệt tiêu, còn đồng phân cis có tổng moment lưỡng cực không triệt tiêu, do đó đồng phân trans có nhiệt độ sôi thấp hơn đồng phân cis.

Ví dụ phân từ cis-but-2-ene và trans-but-2-ene đều chứa nhóm -CH3 là nhóm đẩy electron làm phân tử mỗi chất hình thành các momen lưỡng cực yếu C-C như trong hình bên dưới. Tuy nhiên, cis-but-2-ene có tổng moment lưỡng cực không triệt tiêu, còn trans-but-2-ene có tổng moment lưỡng cực triệt tiêu. Do đó cis-but-2-ene là phần tử phân cực nhẹ trans-but-2-ene là phân tử không phân cực, dẫn đến nhiệt độ sôi của cis-but-2-ene cao hơn so với trans-but-2-ene.

Giải SBT Hóa 11 Bài 13 (Chân trời sáng tạo): Hydrocarbon không no (ảnh 8)

Bài 13.8* trang 57 SBT Hóa học 11: Giải thích vì sao liên kết ba C≡C của một phân tử alkyne tuy giàu mật độ electron hơn so với liên kết đôi C=C của một phân tử alkene tương ứng nhưng khả năng phản ứng cộng (X2, HX, H2O) vào alkyne lại kém hơn vào alkene tương ứng?

Lời giải:

Tuy liên kết ba C≡C của một alkyne giàu mật độ electron hơn so với liên kết đôi C=C của một alkene tương ứng nhưng khả năng phản ứng cộng (X2, HX, H2O) vào alkyne lại kém hơn vào alkene tương ứng. Điều này có thể giải thích là do nguyên tử carbon trong liên kết C≡C ở trạng thái lai hoá sp, có độ âm điện lớn hơn các nguyên tử carbon trong liên kết C=C ở trạng thái lai hoá sp2, làm cho các electron π trong C≡C bị giữ chặt hơn so với các electron π trong C=C, dẫn đến khả năng phản ứng cộng (X2, HX, H2O) của alkyne kém hơn alkene tương ứng.

Ví dụ ethylene nhanh chóng làm mất màu nước bromine, acetylene làm mất màu nước bromine chậm hơn. Tốc độ mất màu nước bromine của ethylene gấp 5 lần so với acetylene.

Bài 13.9* trang 57 SBT Hóa học 11: Giải thích vì sao liên kết π của trans-but-2-ene có mật độ electron cao hơn đáng kể so với liên kết π của trans-2,3-dibromobut-2-ene? Từ đó so sánh khả năng phản ứng cộng bromine của trans-but-2-ene và trans-2,3- dibromobut-2-ene.

Lời giải:

Do nguyên tử bromine có độ âm điện lớn hơn nguyên tử carbon nên liên kết C–Br bị phân cực mạnh về phía bromine, kết quả liên kết đôi của trans-2,3-dibromobut-2-ene có mật độ electron thấp hơn đáng kể so với liên kết đôi của trans-but-2-ene. Chính vì vậy khả năng phản ứng cộng bromine của trans-2,3-dibromobut-2-ene kém hơn so với trans-but-2-ene.

Bài 13.10* trang 57 SBT Hóa học 11: So sánh khả năng phản ứng cộng bromine vào liên kết ba C≡C của một alkyne và vào liên kết đôi C=C của một dibromoalkene tương ứng. Giải thích.

Lời giải:

Phản ứng cộng bromine vào liên kết ba C≡C của một alkyne dễ hơn vào liên kết đôi C=C của một dibromoalkene tương ứng. Điều này được giải thích là do nguyên tử bromine có độ âm điện mạnh, đã làm liên kết C-Br phân cực mạnh về phía bromine, làm mật độ electron trên liên kết đôi của dibromoalkene kém hơn hẳn so với trên liên kết ba của alkyne tương ứng.

Bài 13.11 trang 57 SBT Hóa học 11: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (nêu rõ sản phẩm chính, phụ nếu có).

Giải SBT Hóa 11 Bài 13 (Chân trời sáng tạo): Hydrocarbon không no (ảnh 9)

Lời giải:

Giải SBT Hóa 11 Bài 13 (Chân trời sáng tạo): Hydrocarbon không no (ảnh 10)

Đánh giá

0

0 đánh giá