Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Luyện tập Diện tích tam giác (2022) - Toán 8 theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Luyện tập Toán 8 Bài 3: Diện tích tam giác
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS phát biểu được các công thức tính diện tích tam giác, các tính chất của diện tích.
2. Kỹ năng:
- HS biết cách vận dụng công thức và tính chất của diện tích để giải bài toán.
- Biết cách vẽ HCN và tam giác có diện tích bằng diện tích cho trước.
3. Thái độ:
- Tích cực, tự giác, hợp tác.
4. Phát triển năng lực:
- Tính diện tích các hình cho trước.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Bảng phụ hình 133 bài 19, hình 135 bài 22 (tr122-SGK), thước thẳng, phấn màu.
2. Học sinh:
- Compa, thước, bảng nhóm.
C. Phương pháp
- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, ...
D. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ: Phát biểu định lý về diện tích của tam giác và chứng minh định lý đó.
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Ghi bảng |
---|---|---|
Hoạt động 1: Khởi động (7’) |
||
- Treo bảng phụ đưa ra đề kiểm tra, hình vẽ 133 (sgk) - Gọi HS lên bảng - Kiểm tra vở bài tập vài HS - Cho HS nhận xét câu trả lời và bài làm ở bảng - Đánh giá cho điểm |
- HS đọc yêu cầu đề kiểm tra - Một HS lên bảng trả lời và làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập: - Tham gia nhận xét câu trả lời và bài làm trên bảng. Tự sửa sai… |
1. Tính SABC biết BC = 3cm, đường cao AH = 0,2dm? 2. a) Xem hình 133. Hãy chỉ ra các tam giác có cùng diện tích (lấy ô vuông làm đơn vị diện tích). b) Hai tam giác có diện tích bằng nhau thì có bằng nhau không? |
Hoạt động 2: Luyện tập (32’) |
||
Bài 20 trang 122 SGK - Nêu bài 20, cho HS đọc đề bài Hỏi: Gthiết cho gì? Kluận gì? - Hãy phát hoạ và nghĩ xem vẽ như thế nào? - Gợi ý: - Dựa vào công thức tính diện tích các hình và điều kiện bài toán. - MN là đường trung bình của ∆ABC |
- HS đọc đề bài 20 sgk - HS nêu GT – KL bài toán - Phát hoạ hình vẽ, suy nghĩ, trả lời - Thực hành giải theo nhóm: |
Bài 20 trang 122 SGK
|
Bài 20 trang 122 SGK |
||
- Nêu bài tập 13 sgk, vẽ hình 125 lên bảng. Hỏi: Dùng tính chất 1 và 2 về diện tích đa giác em có thể ghép hình chữ nhật EFBC và EGHD với những ∆ nào có cùng diện tích và có thể tạo ra những hình để so sánh diện tích? (Đường chéo AC tạo ra những ∆ nào có cùng diện tích?) |
- Đọc đề bài, vẽ hình vào vở, ghi Gt – Kl. Quan sát hình vẽ, suy nghĩ cách giải ∆ABC = ∆CDA (c,c,c) ⇒ SABC = SADC. Tương tự ta cũng có: SAFE = SAHE ; SEKC = SEGC Suy ra: SABC – SAFE – SEKC = SADC – SAHE – SEGC Hay SEFBK = SEGDH |
Hình chữ nhật ABCD
|
Hoạt động 3: Vận dụng,mở rộng (20’) |
||
- Cho HS nhắc lại 3 tính chất cơ bản về diện tích đa giác |
- HS nhắc lại tính chất cơ bản của đa giác |
|
- Học ôn các công thức tính diện tích đã học - Chuẩn bị giấy làm bài kiểm tra 15’ |