Với giải Câu 3 trang 60 SBT Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 13: Việt Nam và Biển Đông giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Sử 11. Mời các bạn đón xem:
Sách bài tập Lịch sử 11 Bài 13: Việt Nam và Biển Đông
Câu 3 trang 60 SBT Lịch Sử 11: Chọn các từ hoặc cụm từ cho sẵn dưới đây, điền vào chỗ trống (...) trong đoạn thông tin cho phù hợp.
bình an |
chủ quyền lãnh thổ |
văn hoá |
Hoàng Sa |
nhân văn |
người sống |
Người dân Lý Sơn đến nay vẫn lưu truyền câu ca:
“Hoàng Sa trời nước mênh mông
Người đi thì có mà không thấy về
Hoàng Sa mây nước bốn bề
Tháng hai/ ba khao lề thế lính Hoàng Sa".
Từ thực tiễn mất mát hi sinh trong quá trình bảo vệ biển đảo đã hình thành một nghi lễ mang đậm tính ........................ của người dân Lý Sơn - cúng thế cho ……………….. để cầu mong người đi được bình an trở về quê hương, bản quán. Có thể khẳng định nguồn gốc sâu xa của “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa” ngày nay là nghi lễ “cúng thế lính” xưa của nhân dân làng An Vĩnh và các tộc họ trên đảo Lý Sơn để cầu ………………..cho người lính Hoàng Sa trước khi đội lên đường làm nhiệm vụ.
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa góp phần phản ánh về lịch sử bảo vệ ……………..., của Việt Nam trên vùng Biển Đông, đặc biệt là chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa. Nghi lễ này gắn liền với lịch sử ra đời và hoạt động của đội……………….. , với lịch sử chủ quyền lãnh thổ trên vùng Biển Đông của Việt Nam, góp phần khơi dậy lòng yêu nước, bảo tồn các giá trị …………………..và cố kết cộng đồng. Tháng 4 - 2013, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã kí quyết định đưa Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Lời giải:
Từ thực tiễn mất mát hi sinh trong quá trình bảo vệ biển đảo đã hình thành một nghi lễ mang đậm tính nhân văn của người dân Lý Sơn - cúng thế cho người sống để cầu mong người đi được bình an trở về quê hương, bản quán. Có thể khẳng định nguồn gốc sâu xa của “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa” ngày nay là nghi lễ “cúng thế lính” xưa của nhân dân làng An Vĩnh và các tộc họ trên đảo Lý Sơn để cầu bình an cho người lính Hoàng Sa trước khi đội lên đường làm nhiệm vụ.
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa góp phần phản ánh về lịch sử bảo vệ chủ quyền lãnh thổ , của Việt Nam trên vùng Biển Đông, đặc biệt là chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.
Nghi lễ này gắn liền với lịch sử ra đời và hoạt động của đội Hoàng Sa với lịch sử chủ quyền lãnh thổ trên vùng Biển Đông của Việt Nam, góp phần khơi dậy lòng yêu nước, bảo tồn các giá trị văn hoá và cố kết cộng đồng. Tháng 4 - 2013, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã kí quyết định đưa Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Xem thêm lời giải SBT Lịch sử lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
1 trang 57 SBT Lịch Sử 11: Việt Nam giáp với Biển Đông ở ba phía...
8 trang 57 SBT Lịch Sử 11: Quần đảo Hoàng Sa còn có tên gọi khác là...
Câu 6 trang 62 SBT Lịch Sử 11: Nối các thông tin ở cột A với thời gian ở cột B cho phù hợp...
Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: