Giải SBT Lịch sử 11 Bài 13 (Chân trời sáng tạo): Việt Nam và Biển Đông

2.4 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 11 Bài 13: Việt Nam và Biển Đông sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập Lịch sử 11 Bài 13: Việt Nam và Biển Đông

Câu 1 trang 57 SBT Lịch Sử 11: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

1 trang 57 SBT Lịch Sử 11: Việt Nam giáp với Biển Đông ở ba phía

A. đông, tây và tây nam.

B. đông, nam và tây nam.      

C. tây, bắc và đông nam.

D. tây, bắc và đông nam.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

2 trang 57 SBT Lịch Sử 11: Một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất, đem lại lợi ích kinh tế to lớn ở thềm lục địa Việt Nam là

A. dầu khí.

B. nham thạch.   

C. vàng. 

D. bạc.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

3 trang 57 SBT Lịch Sử 11: Việt Nam có thể khai thác để phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như: khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản, khai thác dầu khí, hàng hải, du lịch,... trên cơ sở

A. hợp tác với khu vực khai thác nguồn tài nguyên ở Biển Đông.

B. vị trí địa chiến lược và kinh nghiệm khai thác tài nguyên.

C. vị trí địa lí và nguồn tài nguyên phong phú của Biển Đông.

D. vị trí địa lí và khả năng kiểm soát, chi phối Biển Đông.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

4 trang 57 SBT Lịch Sử 11: Việt Nam được xem là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển du lịch biển trong khu vực và trên thế giới vì

A. cấu trúc đường bờ biển đẹp, khúc khuỷu, dịch vụ du lịch hiện đại.

B. khí hậu mát mẻ, làng nghề phong phú, dịch vụ du lịch phát triển cao.

C. cấu trúc đường bờ biển thẳng đều, bãi biển rộng và sạch, có nhiều điểm du lịch nổi tiếng.

D. cấu trúc đường bờ biển đa dạng, bãi biển cát trắng, có nhiều hang động, vũng vịnh nổi tiếng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

5 trang 57 SBT Lịch Sử 11: Nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trên Biển Đông là

A. In-đô-nê-xi-a.

B. Thái Lan.

C. Việt Nam. 

D. Lào.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

6 trang 57 SBT Lịch Sử 11: Cho đến thế kỉ XVII, việc xác lập và thực thi chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa diễn ra

A. đứt đoạn, rời rạc và không có tranh chấp.

B. liên tục, hoà bình và không có tranh chấp.

C. chủ yếu bằng con đường ngoại giao, hoà bình.

D. chủ yếu bằng con đường chiến tranh, xung đột.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

7 trang 57 SBT Lịch Sử 11: Các chúa Nguyễn thực hiện các hoạt động quản lí, khai thác liên tục ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua các đội

A. Hoàng Sa và Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản.

B. Trường Sa và Bắc Hải do đội Trường Sa kiêm quản.

C. Trường Sa và Hoàng Sa do đội Trường Sa kiêm quản.

D. Trường Sa và Hoàng Sa do đội Hoàng Sa kiêm quản.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

8 trang 57 SBT Lịch Sử 11: Quần đảo Hoàng Sa còn có tên gọi khác là

A. Vạn Lý Trường Sa.

B. Vạn Lý Hoàng Sa.

C. Bãi Cát Vàng.

D. vùng Đất Vàng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

9 trang 57 SBT Lịch Sử 11: Chính quyền thuộc địa Pháp thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo tinh thần của Hiệp ước

A. Pa-to-not.

B. Giáp Tuất.

C. Nhâm Tuất.

D. Hác-măng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

10 trang 57 SBT Lịch Sử 11: Thông điệp quốc tế đầu tiên khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa diễn ra tại

A. kì họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm 1954.

B. kì họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc tháng 9 - 1975.

C. Hội nghị Xan Phran-xi-xcô ngày 7 - 9 - 1951.

D. trụ sở Liên hợp quốc, khi Việt Nam được kết nạp năm 1977.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

11 trang 57 SBT Lịch Sử 11: Ngày 14 - 2 - 1975, Việt Nam Cộng hoà (Chính quyền Sài Gòn) công bố Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với

A. quần đảo Hoàng Sa.

B. quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

C. quần đảo Trường Sa.

D. toàn bộ các đảo thuộc khu vực Biển Đông.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

12 trang 57 SBT Lịch Sử 11: Hiện nay, một trong những biện pháp quan trọng của Việt Nam trong thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp ở Biển Đông là

A. đàm phán, kí hiệp định song phương, phù hợp với pháp luật Việt Nam.

B. đàm phán, kí hiệp định đa phương, vì lợi ích cốt lõi của mỗi quốc gia.

C. đấu tranh bằng biện pháp hoà bình phù hợp với pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS.

D. sử dụng biện pháp hoà bình, phù hợp với Hiến chương ASEAN và luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 2 trang 59 SBT Lịch Sử 11: Em hãy giải chữ hàng ngang dựa theo những gợi ý dưới đây và tìm ô chữ chủ.

1. (6 chữ cái): Vịnh biển được xem là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.

2. (8 chữ cái): Tỉnh nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam, có điểm cực Đông trên đất liền của nước ta.

3. (3 chữ cái): Địa phương có bộ Cửu đỉnh được đúc trong hai năm (1835 - 1837) dưới thời vua Minh Mạng, khắc 3 vùng biển của Việt Nam.

4. (6 chữ cái): Một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất ở thềm lục địa Việt Nam với nhiều bể trầm tích.

5. (11 chữ cái): Vịnh và đảo nào kết hợp tạo thành 1 trong 21 khu du lịch quốc gia đầu tiên ở Việt Nam.

6. (8 chữ cái): Tính chất của quần đảo có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

7. (11 chữ cái): Lễ hội biển nổi tiếng diễn ra hằng năm của cư dân vùng biển miền Trung và miền Nam Việt Nam từ Quảng Bình đến Cà Mau.

8. (13 chữ cái): Vai trò của hệ thống đảo, quần đảo có vị trí quan trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Em hãy giải chữ hàng ngang dựa theo những gợi ý dưới đây và tìm ô chữ chủ

Ô chữ chủ (15 chữ cái): Một trong những nghi lễ truyền thống của làng An Vĩnh và các tộc họ trên đảo Lý Sơn, được đưa vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia là…………………………..

Lời giải:

Em hãy giải chữ hàng ngang dựa theo những gợi ý dưới đây và tìm ô chữ chủ

- Ô chữ bí mật: LỄ KHAO LỀ THẾ LÍNH

Câu 3 trang 60 SBT Lịch Sử 11: Chọn các từ hoặc cụm từ cho sẵn dưới đây, điền vào chỗ trống (...) trong đoạn thông tin cho phù hợp.

bình an

chủ quyền lãnh thổ     

văn hoá

Hoàng Sa       

nhân văn

người sống

Người dân Lý Sơn đến nay vẫn lưu truyền câu ca:

“Hoàng Sa trời nước mênh mông

Người đi thì có mà không thấy về

Hoàng Sa mây nước bốn bề

Tháng hai/ ba khao lề thế lính Hoàng Sa".

Từ thực tiễn mất mát hi sinh trong quá trình bảo vệ biển đảo đã hình thành một nghi lễ mang đậm tính ........................ của người dân Lý Sơn - cúng thế cho ……………….. để cầu mong người đi được bình an trở về quê hương, bản quán. Có thể khẳng định nguồn gốc sâu xa của “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa” ngày nay là nghi lễ “cúng thế lính” xưa của nhân dân làng An Vĩnh và các tộc họ trên đảo Lý Sơn để cầu ………………..cho người lính Hoàng Sa trước khi đội lên đường làm nhiệm vụ.

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa góp phần phản ánh về lịch sử bảo vệ ……………..., của Việt Nam trên vùng Biển Đông, đặc biệt là chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa. Nghi lễ này gắn liền với lịch sử ra đời và hoạt động của đội……………….. , với lịch sử chủ quyền lãnh thổ trên vùng Biển Đông của Việt Nam, góp phần khơi dậy lòng yêu nước, bảo tồn các giá trị …………………..và cố kết cộng đồng. Tháng 4 - 2013, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã kí quyết định đưa Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Lời giải:

Từ thực tiễn mất mát hi sinh trong quá trình bảo vệ biển đảo đã hình thành một nghi lễ mang đậm tính nhân văn của người dân Lý Sơn - cúng thế cho người sống để cầu mong người đi được bình an trở về quê hương, bản quán. Có thể khẳng định nguồn gốc sâu xa của “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa” ngày nay là nghi lễ “cúng thế lính” xưa của nhân dân làng An Vĩnh và các tộc họ trên đảo Lý Sơn để cầu bình an cho người lính Hoàng Sa trước khi đội lên đường làm nhiệm vụ.

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa góp phần phản ánh về lịch sử bảo vệ chủ quyền lãnh thổ     , của Việt Nam trên vùng Biển Đông, đặc biệt là chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.

Nghi lễ này gắn liền với lịch sử ra đời và hoạt động của đội Hoàng Sa       với lịch sử chủ quyền lãnh thổ trên vùng Biển Đông của Việt Nam, góp phần khơi dậy lòng yêu nước, bảo tồn các giá trị văn hoá và cố kết cộng đồng. Tháng 4 - 2013, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã kí quyết định đưa Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Câu 4 trang 61 SBT Lịch Sử 11: Hoàn thành sơ đồ dưới đây về tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam.

Hoàn thành sơ đồ dưới đây về tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam

Lời giải:

TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIỂN ĐÔNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM

QUỐC PHÒNG, AN NINH

NGÀNH KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

- Căn cứ tiền tiêu: Trên các đảo, tùy điều kiện cụ thể, có thể lập những căn cứ, trung tâm kiểm soát vùng trời, vùng biển, kiểm tra hoạt động của tàu, thuyền, bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

- Tuyến phòng thủ hướng Đông: Các đảo và quần đảo trên Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ có ý nghĩa trong việc kiểm soát các tuyến đường biển qua lại Biển Đông mà còn có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với Việt Nam.

- Bảo vệ an ninh hàng hải và chủ quyền lãnh thổ: Hệ thống các đảo, quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông gồm nhiều tầng, nhiều lớp, hình thành thế phòng thủ liên hoàn biển - đảo - bờ để bảo vệ các vùng biển và lãnh thổ trên đất liền của Tổ quốc.

- Khai thác tài nguyên khoáng sản: Biển Đông cung cấp nguồn lợi hải sản rất quan trọng. Các hệ sinh thái như rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn,... đều tập trung tại đây, cung cấp tiềm năng bảo tồn đa dạng sinh học biển và nguồn giống hải sản tự nhiên cho nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ, hải sản.

- Công nghiệp khai khoáng: Dầu khí là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất ở thềm lục địa Việt Nam với nhiều bể trầm tích (Cửu Long, Nam Côn Sơn,..). Biển Đông còn chứa đựng tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như: than, dích-côn, thiếc, vàng, đất hiếm,.. trong đó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.

- Giao thông hàng hải: Bờ biển Việt Nam dài khoảng 3260 km từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang và trên các vùng biển, thềm lục địa Việt Nam ở Biển Đông, có nhiều địa điểm có thể xây dựng cảng, cảng biển nước sâu và nhiều loại cảng khác tạo ra tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam.

- Giao thương quốc tế và hội nhập văn hoá: Biển Đông là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ôxtrâylia

- Du lịch biển: địa hình bờ biển đa dạng, nhiều vịnh biển đẹp,…

 

Câu 5 trang 62 SBT Lịch Sử 11: Hoàn thành sơ đồ dưới đây về quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Hoàn thành sơ đồ dưới đây về quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

Lời giải:

- Trước 1884:

+ Chính quyền chúa Nguyễn: lập các hải Đội Hoàng Sa và Bắc Hải để thực hiện các nhiệm vụ: khai thác sản vật quý; thu lượm hàng hóa của những con tàu bị đắm; và bảo vệ bảo vệ chủ quyền

+ chính quyền Tây Sơn: tiếp tục duy trì hoạt động của hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải.

- 1884 - 1945:  nhà Nguyễn tái lập lại hải đội Hoàng sa và Bắc Hải; Cử đội Hoàng sa, Bắc Hải kết hợp với thủy quân triều đình ra 2 quần đảo để làm các nhiệm vụ như: đo đạc thủy trình, dựng miếu, trồng cây,…

- 1945 - 1954: Chính quyền thuộc địa Pháp tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

- 1954 - 1975: Chính quyền Việt Nam Cộng hòa tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

- Từ 1976 đến nay: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục quản lí và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

Câu 6 trang 62 SBT Lịch Sử 11: Nối các thông tin ở cột A với thời gian ở cột B cho phù hợp.

Nối các thông tin ở cột A với thời gian ở cột B cho phù hợp

Lời giải:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1 - B

2 - D

3 - E

4- C

5 - A

 

Câu 7 trang 63 SBT Lịch Sử 11: Quan sát hình và đọc các đoạn thông tin dưới đây, hãy thực hiện các yêu cầu

Viết một đoạn văn ngắn khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

Viết một đoạn văn ngắn khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

1 trang 63 SBT Lịch Sử 11: Viết một đoạn văn ngắn khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận cấu thành chủ quyền quốc gia, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước, tạo khoảng không gian cần thiết giúp kiểm soát việc tiếp cận lãnh thổ trên đất liền.

Kế thừa và phát triển ý thức chủ quyền biển, đảo của ông cha trong lịch sử dựng nước và giữ nước, cũng như nhận thức đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách về biển, đảo. Quản lý, khai thác đi đôi với bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển, làm cho đất nước giàu mạnh là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Những năm qua, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, quân và dân Việt Nam đã triển khai tích cực các hoạt động bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Chúng ta đã chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp, bảo vệ được chủ quyền biển, đảo, vùng trời và giữ được hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Đồng thời, Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng nêu “nhận thức của toàn hệ thống chính trị, nhân dân và đồng bào ta ở nước ngoài về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia được nâng lên rõ rệt. Chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển được giữ vững”.

Hiện nay, sức mạnh tổng hợp của quốc gia, thế và lực của ta trên các vùng biển, đảo đã tăng lên nhiều. Thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, “thế trận lòng dân” trên biển, đảo không ngừng được củng cố, tăng cường. Các lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo từng bước được xây dựng, phát triển ngày càng vững mạnh hơn, trong đó Hải quân nhân dân Việt Nam được Đảng, Nhà nước ưu tiên đầu tư tiến thẳng lên hiện đại, có sự trưởng thành, lớn mạnh vượt bậc, đủ sức làm nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Bộ đội Hải quân cùng các lực lượng thực thi pháp luật khác trên biển (cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm ngư…) không quản ngại khó khăn, gian khổ, hiểm nguy; kiên cường bám trụ nơi “đầu sóng, ngọn gió”; đêm ngày tuần tra, kiểm soát, khẳng định, bảo vệ chủ quyền, giữ bình yên biển, đảo, thực sự là điểm tựa tin cậy cho nhân dân yên tâm vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế. Đặc biệt, mỗi khi phải đối mặt với tình huống phức tạp, căng thẳng, các lực lượng trên biển luôn nêu cao ý chí quyết tâm “còn người, còn biển, đảo”, “một tấc không đi, một li không rời”; thực hiện đúng đối sách, phương châm, tư tưởng chỉ đạo; khôn khéo, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, an ninh, trật tự trên biển; không để xảy ra xung đột; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước.

Bên cạnh thuận lợi cơ bản, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay vẫn đang đứng trước những khó khăn, thách thức. Tình hình quốc tế, khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, những nhân tố mới xuất hiện tác động trực tiếp đến tình hình Biển Đông. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo giữa các nước trong khu vực diễn ra gay gắt, tiềm ẩn nguy cơ xung đột, mất ổn định. Ở trong nước, sự phối hợp, thống nhất nhận thức và hành động về chủ quyền biển, đảo của một bộ phận nhân dân chưa cao. Các thế lực thù địch ra sức lợi dụng vấn đề biển, đảo hòng chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Trong điều kiện kinh tế, ngân sách có hạn, chúng Việt Nam chưa thể cùng lúc đầu tư xây dựng được ngay các lực lượng quản lý, bảo vệ biển đủ mạnh, trang thiết bị, phương tiện còn hạn chế, khó duy trì sự hiện diện thường xuyên, liên tục trên toàn bộ vùng biển rộng lớn. Cơ chế phối hợp, chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất các lực lượng quản lý, thực thi, bảo vệ chủ quyền biển, đảo còn những bất cập nhất định...

Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn. Song, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân Việt Nam luôn chung sức, đồng lòng, phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên biển để phát triển đất nước.

(*) Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo!

2 trang 63 SBT Lịch Sử 11: Nêu một số biện pháp em có thể thực hiện được để góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Lời giải:

Những việc học sinh có thể làm để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc:

+ Chủ động tìm hiểu các tư liệu lịch sử, pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế,… để có nhận thức đúng đắn về vấn đề: chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông.

+ Quan tâm đến đời sống chính trị - xã hội của địa phương, đất nước.

+ Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, đặc biệt là các chủ trương, chính sách liên quan đến vấn đề chủ quyền biển, đảo; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

+ Phê phán, đấu tranh với những hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam; những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc;

+ Tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào bảo vệ chủ quyền biển đảo, ví dụ như: “Vì Trường Sa thân yêu”, “Góp đá xây Trường Sa”, “Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi”, “Tuổi trẻ hướng về biển, đảo của Tổ quốc”… 

Câu 8 trang 64 SBT Lịch Sử 11: Tìm hiểu tư liệu trên sách, báo, internet và đọc đoạn thông tin dưới đây, nêu nét chính về diễn biến và ý nghĩa của sự kiện các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma ngày 14 - 3 - 1988.

Tìm hiểu tư liệu trên sách, báo, internet và đọc đoạn thông tin dưới đây

Lời giải:

- Diễn biến cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma

Ngày 12/3 tàu vận tải HQ-605 của Hải quân Việt Nam từ Đá Đông di chuyển đến để đóng giữ bãi Len Đao, 5h sáng 14/3 đến nơi và đổ quân, cắm cờ Việt Nam lên Len Đao; tàu vận tải HQ-604 xuất phát từ Cam Ranh hôm 11/3 đến bãi Gạc Ma lúc 9h ngày 13/3, cùng lúc tàu đổ bộ HQ-505 cũng đến Cô Lin. Đi trên 3 tàu này có 70 chiến sĩ thuộc Trung đoàn 83 Công binh, 22 cán bộ chiến sĩ thuộc Lữ đoàn 146 và 4 cán bộ quan trắc, đo đạc biên vẽ bản đồ thuộc Bộ Tổng tham mưu.

30 phút sau khi các tàu Việt Nam đến thả neo tại cụm 3 bãi ngầm này, một tàu hộ vệ và 2 tàu vận tải vũ trang của Trung Quốc từ bãi Tư Nghĩa chạy đến đe dọa, gọi loa yêu cầu tàu ta dời đi. Đến 21h đêm 13/3, các tàu HQ-604 và HQ-505 được lệnh của Quân chủng nhanh chóng đổ quân đóng giữ Cô Lin và Gạc Ma, cắm cờ xác định chủ quyền, vận chuyển vật liệu lên xây dựng trên bãi.

Rạng sáng ngày 14/3, hải quân Trung Quốc điều thêm 2 tàu khu trục trang bị pháo 100mm tăng cường cho các tàu đã đến trước đó tiếp tục uy hiếp, đòi các tàu và chiến sĩ quân đội Việt Nam trên bãi ngầm Gạc Ma phải rời đi, tuy nhiên các chiến sĩ vẫn kiên trì bám trụ, quyết không rời khỏi lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Ít giờ sau, khi tổ giữ cờ gồm 5 người thuộc Lữ 146 và khoảng 20 chiến sĩ công binh đang làm nhiệm vụ trên bãi thì 4 tàu hộ vệ tên lửa và khu trục chạy đến, 1 tàu ở xa còn 3 chiếc áp sát chừng 2-300m. Tàu Trung Quốc dùng các xuồng máy chở 50 lính có trang bị tiểu liên AK, điện đài và súng ngắn đổ bộ lên bãi.

Gần 40 chiến sĩ trên tàu 604 lập tức xuống bãi hỗ trợ đồng đội. Phía Trung Quốc dùng lê đâm và và nổ súng bắn bị thương hạ sỹ Nguyễn Văn Lanh, bắn chết Thiếu úy Trần Văn Phương thuộc tổ giữ cờ. Trước khi chết, Trần Văn Phương đã hô to “Thà hy sinh quyết không để mất đảo”.  

Không buộc được cán bộ chiến sĩ ta rời đảo, phía Trung Quốc gọi tốp lính Trung Quốc rút lên tàu rồi sử dụng các loại vũ khí gồm trọng liên 12,7mm, pháo 37mm, pháo 76,2mm và trọng pháo 100mm bắn vào cán bộ chiến sĩ Việt Nam trên bãi và tàu 604. Sau khi bắn chìm tàu 604 các tàu Trung Quốc tiếp tục tấn công, bắn chìm tàu 605 ở gần Len Đao và bắn cháy, gây hư hỏng nặng tàu 505 ở Cô Lin. Phía Trung Quốc thống kê đã bắn tổng cộng 285 viên đạn pháo 100mm, 266 viên đạn pháo 76,2mm và 37mm, không kể đạn súng bộ binh các cỡ. Trong khi đó Việt Nam chỉ có thể đánh trả bằng các loại vũ khí cá nhân AK-47 và B40.

Trong sự kiện bi hùng này, 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân đã hy sinh chỉ 8 người được đồng đội đưa được về, 56 người mãi mãi nằm lại vùng biển Gạc Ma. Cán bộ chiến sĩ đã giữ được hai bãi ngầm quan trọng Cô Lin và Len Đao, 5 chiến sĩ được phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân.

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam

+ Sự hy sinh của các chiến sĩ hải quân trong trận Gạc Ma  là tấm gương sáng cho thế hệ hôm nay và mai sau học tập, noi theo, quyết tâm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ

Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)

Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông

Bài 13: Việt Nam và Biển Đông

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 13: Việt Nam và Biển Đông

I. Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam

1. Về quốc phòng, an ninh

- Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước.

- Hệ thống các đảo, quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông gồm nhiều tầng, nhiều lớp, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, giúp Việt Nam kiểm soát các tuyến đường biển qua lại trên Biển Đông, đồng thời hình thành thế phòng thủ liên hoàn biển - đảo - bờ để bảo vệ các vùng biển và lãnh thổ trên đất liền của Tổ quốc.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 13: Việt Nam và Biển Đông

Một góc Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) - “vọng gác tiền tiêu” trên Biển Đông

ở cửa ngõ phía Nam của Vịnh Bắc Bộ

2. Về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm

- Ưu thế phát triển kinh tế biển:

+ Biển Đông cung cấp nguồn lợi hải sản rất quan trọng. Các hệ sinh thái như rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn,... đều tập trung tại đây, cung cấp tiềm năng bảo tồn đa dạng sinh học biển và nguồn giống hải sản tự nhiên cho nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ, hải sản.

+ Dầu khí là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất ở thềm lục địa Việt Nam với nhiều bể trầm tích (Cửu Long, Nam Côn Sơn,..). Biển Đông còn chứa đựng tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như: than, dích-côn, thiếc, vàng, đất hiếm,.. trong đó cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.

+ Bờ biển Việt Nam dài khoảng 3260 km từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang và trên các vùng biển, thềm lục địa Việt Nam ở Biển Đông, có nhiều địa điểm có thể xây dựng cảng, cảng biển nước sâu và nhiều loại cảng khác tạo ra tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 13: Việt Nam và Biển Đông

=> Kết luận:

+ Với vị trí địa lí và nguồn tài nguyên phong phú của Biển Đông, Việt Nam có thể khai thác để phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như: khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản, khai thác dầu khí, hàng hải, sửa chữa và đóng tàu,...

+ Với những đặc trưng về khí hậu và cấu trúc đường bờ biển đa dạng, sự phong phú của các làng nghề, bãi biển cát trắng, hang động, vũng vịnh nổi tiếng, Việt Nam còn được xem là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển du lịch biển trong khu vực và trên thế giới, gắn với bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.

+ Vị trí của Biển Đông còn là cửa ngõ để Việt Nam có quan hệ giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của Việt Nam với các nền văn hoá trên thế giới.

II. Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

1. Quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

- Trước năm 1884:

+ Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.

+ Đến thế kỉ XVII, việc xác lập và thực thi chủ quyền này vẫn liên tục, hoà bình và không có ai tranh chấp.

+ Các chúa Nguyễn đã cho thành lập đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản, hằng năm ra quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thực hiện nhiệm nhiệm vụ đo đạc, dựng miếu, trồng cây, khai thác sản vật,...

+ Các chính quyền Tây Sơn và triều Nguyễn về sau tiếp tục duy trì những hoạt động thực thi chủ quyền với các vùng biển, đảo trên Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 13: Việt Nam và Biển Đông

- Từ năm 1884 đến năm 1954:

+ Từ năm 1884 đến năm 1945, chính quyền thuộc địa Pháp đại diện cho nhà Nguyễn thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, cũng như các đảo và vùng biển của Việt Nam trên Biển Đông theo tinh thần Hiệp ước Pa-tơ-nốt (ngày 6/6/1884).

+ Năm 1950, Pháp giao lại quyền quản lí quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa lại cho chính phủ Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc trưởng.

+ Năm 1951, Tại Hội nghị Xan Phran-xi-xcô có sự tham dự của đại diện 51 nước, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng của Chính phủ Quốc gia Việt Nam tuyên bố quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam; không có bất kì nước nào phản ứng hay tranh cãi điều gì.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 13: Việt Nam và Biển Đông

- Từ năm 1954 đến năm 1975:

+ Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 nên thuộc quyền quản lí của chính quyền Quốc gia Việt Nam, sau chuyển giao cho chính quyền Việt Nam Cộng hoà (1955) tiếp tục quản lí trực tiếp quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

+ Năm 1956, lợi dụng việc chuyển giao giữa Pháp và Việt Nam Cộng hoà, Trung Quốc đã chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa và Đài Loan chiếm đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa. Việt Nam Cộng hoà đã lên tiếng phản đối những hành động này, khẳng định quần đảo Hoàng Sa cùng với quần đảo Trường Sa luôn luôn là một phần của Việt Nam.

+ Ngày 13/7/1971, tại Hội nghị ASPEC Manila, Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hoà tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

+ Chính quyền Việt Nam Cộng hoà đã đặt quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy, sau đó, sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Nam; cho dựng bia chủ quyền và tiến hành các hoạt động quản lí, khai thác trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

+ Ngày 14/2 /1975, Việt Nam Cộng hoà công bố Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Từ năm 1975 đến nay:

+ Tháng 4/1975, quân Giải phóng miền Nam đã tiếp quản các đảo và triển khai thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa.

+ Tháng 7/1976, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự quản lí nhà nước trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

+ Thiết lập các đơn vị hành chính tại 2 quần đảo: năm 1982, huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (từ năm 1997 thuộc thành phố Đà Nẵng) và huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa được thành lập.

2. Cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

- Là quốc gia có chủ quyền đầy đủ đối với các vùng biển trên Biển Đông, Việt Nam luôn thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

- Một số hoạt động tiêu biểu của Việt Nam trong quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông là:

+ Thứ nhất, đàm phán và kí với các nước láng giềng một số văn kiện ngoại giao quốc tế về biển, tiêu biểu như: Hiệp định về vùng nước lịch sử với Campuchia (1982); Hiệp định về phân định ranh giới trên biển trong vịnh Thái Lan (1997); Kí Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa trong vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc vào (2000); Hiệp định về phân định ranh giới thềm lục địa với Inđônêxia (2003);

+ Thứ hai, xây dựng và đệ trình lên Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên hợp quốc (CLCS) các báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa.

+ Thứ ba, kiên trì yêu cầu tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS), coi đây là cơ sở cho việc giải quyết bất đồng giữa các bên.

+ Thứ tư, kiên trì, kiên quyết nêu các quan điểm trên, đấu tranh bằng các biện pháp hoà bình phù hợp luật pháp quốc tế.

+ Thứ năm, các lực lượng chức năng của Việt Nam thực thi và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam phù hợp luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam.

+ Thứ sáu, phối hợp hành động với các nước vì mục đích phát triển bền vững; duy trì các cơ chế về hợp tác cùng phát triển với các nước ven Biển Đông.

+ Ngoài ra, Việt Nam cũng đã và đang thực thi các quyền và lợi ích hợp pháp khác trên Biển Đông.

III. Chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình

1. Những văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền

- Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (1977).

- Tuyên bố xác định đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa Việt Nam gồm 10 đoạn nối 11 điểm (năm 1982). Trừ điểm A8 nằm trên mũi Đại Lãnh (Phú Yên), các điểm còn lại đều nằm trên các đảo.

- Luật Biên giới quốc gia khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa (năm 2003).

- Luật Biển Việt Nam (năm 2012, có hiệu lực từ ngày 1/1/2013).

- Luật Cảnh sát biển Việt Nam (năm 2018).

- Ngày 22/10/2018, Việt Nam ban hành Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

2. Tham gia Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS)

- Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (gọi tắt là UNCLOS 1982), kí ngày 10/12/1982, có hiệu lực từ ngày 16/11/1994, là một văn kiện pháp lí đa phương đồ sộ, bao gồm 320 Điều khoản và 9 Phụ lục, với hơn 1000 quy phạm pháp luật.

- Theo Công ước, các quốc gia ven biển (kể cả các quốc gia quần đảo) có 5 vùng biển như sau: vùng nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa (kể cả thềm lục địa kéo dài). Tuỳ theo đặc điểm và cấu tạo địa lí mà quốc gia ven biển có đầy đủ 5 vùng biển.

- Việt Nam là một trong 107 nước đầu tiên kí và sớm tiến hành thủ tục phê chuẩn. Ngày 23/6/1994, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Nghị quyết về việc phê chuẩn UNCLOS.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Chân trời sáng tạo Bài 13: Việt Nam và Biển Đông

3. Ban hành luật Biển Việt Nam năm 2012

- Luật Biển Việt Nam được xây dựng bắt đầu từ năm 1998. Ngày 21/6/2012, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII thông qua Luật Biển Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013.

- Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 điều.

- Ban hành Luật Biển Việt Nam là hoạt động lập pháp nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lí của Việt Nam về biển, đảo; lần đầu tiên Việt Nam có văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lí của các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng UNCLOS; tạo cơ sở pháp lí quan trọng để Việt Nam thực hiện quản lí, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của mình.

4. Thúc đẩy và thực hiện đầy đủ tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)

- Ngày 4/11/2002 tại Phnôm Pênh (Campuchia), 10 nước ASEAN và Trung Quốc kí Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhằm thúc đẩy môi trường hoà bình, ổn định và hữu nghị giữa các quốc gia trong khu vực Biển Đông, tạo điều kiện cho việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực này một cách hoà bình và lâu dài.

- Việt Nam tích cực tham gia soạn thảo và thương lượng nội dung các quy định trong DOC, tuân thủ các cam kết trong DOC, đồng thời yêu cầu các nước liên quan thực hiện đúng các cam kết trong văn kiện.

Đánh giá

0

0 đánh giá