Với giải sách bài tập Lịch sử 11 Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX) sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:
Sách bài tập Lịch sử 11 Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX)
Câu 1 trang 34 SBT Lịch Sử 11: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
A. Hai Bà Trưng lần đầu tiên khôi phục nền độc lập tự chủ của nước ta.
B. Lý Bí khôi phục nền độc lập cho dân tộc, thành lập nước Vạn Xuân.
C. Khúc Thừa Dụ buộc nhà Đường công nhận nền độc lập của nước ta.
D. Ngô Quyền chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra nền độc lập tự chủ lâu dài.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
2 trang 34 SBT Lịch Sử 11: Nhà nước Vạn Xuân được Lý Nam Đế thành lập với mong muốn là
A. sự trường tồn và phát triển của quốc gia, dân tộc.
B. dân ta luôn sống trong sung sướng, hạnh phúc.
C. khẳng định chủ quyền lãnh thổ và độc lập dân tộc.
D. nhà nước tồn tại lâu dài, nhân dân ấm no.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
3 trang 34 SBT Lịch Sử 11: Nguyên nhân chính quyết định thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là
A. nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm giành độc lập.
B. quân Minh bại trận, thiếu lương thực, không còn ý chí chiến đấu.
C. đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân.
D. nghĩa quân có ý thức kỉ luật cao, lực lượng đông đảo và vũ khí tốt.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
A. Kế sách “tiên phát chế nhân”.
C. Kế sách “thanh dã”
B. Chủ động kết thúc chiến tranh.
D. Đánh nhanh thắng nhanh.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
5 trang 34 SBT Lịch Sử 11: Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa như thế nào?
A. Kết thúc 20 năm chiến tranh và buộc nhà Minh bồi thường chiến phí.
B. Kết thúc 20 năm nhà Minh đô hộ, mở ra thời kì mới của đất nước.
C. Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước, buộc nhà Minh thần phục.
D. Kết thúc 10 năm chiến tranh, Đại Việt trở thành cường quốc khu vực.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
A. Rạch Gầm - Xoài Mút.
B. Ngọc Hồi - Đống Đa.
C. Hà Hồi - Ngọc Hồi.
D. Đại thắng mùa Xuân năm Kỷ Dậu.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
A. lật đổ các tập đoàn phong kiến, bước đầu thống nhất đất nước.
B. đánh bại quân Xiêm và quân Thanh, bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc.
C. trọng dụng chữ Nôm, phát triển thành chữ viết chính thức của dân tộc.
D. tiến hành nhiều cải cách tiến bộ, mở ra bước phát triển mới cho dân tộc.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Câu 2 trang 35 SBT Lịch Sử 11: Nối các sự kiện ở cột A với thời gian ở cột B cho phù hợp.
Lời giải:
Ghép các thông tin theo thứ tự sau:
1 - D |
2 - A |
3 - B |
4 - C |
Câu 3 trang 35 SBT Lịch Sử 11: Đọc đoạn thông tin và hoàn thành bảng dưới đây.
Sử gia Lê Văn Hưu nói: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương” (Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, trang 156, 157) |
1. Nhân vật lịch sử được nói đến là:………….. …………………………………………………. 2. Trong cuộc sống hiện nay, em có thể học hỏi được điều gì từ nhân vật lịch sử này? …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. |
Bà quê ở huyện Quân An, quận Cửu Chân (Thanh Hoá ngày nay). Căm thù chính sách đồng hoá, áp bức và bóc lột tàn bạo của nhà Ngô, Bà đã nêu ý chí: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp đường sóng giữ, chém cá tràng kình ở bể đông, quét sạch bờ cõi, để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng để làm tì thiếp người ta”. (Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010, trang 51) |
1. Nhân vật lịch sử được nói đến là:………….. …………………………………………………. 2. Em có suy nghĩ gì về câu nói của Bà? Theo em, câu nói này có còn giá trị ở thời hiện đại hay không? …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. |
“Nam đế nhà (Tiền) Lý dẫu sức không địch nổi giặc Lương đến nỗi công cuộc không thành, nhưng đã biết nhân thời cơ vùng dậy, tự làm chủ lấy nước mình, đủ làm thanh thế mở đường cho nhà Đinh, nhà Lý sau này...”. (Quốc Sử quán Triều Nguyễn, Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998, trang 164, 165) |
1. Nhân vật lịch sử được nói đến là: ………….. …………………………………………………. 2. Nêu công lao nổi bật và ý nghĩa đối với lịch sử dân tộc của nhân vật lịch sử trên. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. |
“Vị thế của người anh hùng Phùng Hưng không chỉ ở chỗ là người khởi xướng và lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa chống chế độ đô hộ nhà Đường, mà còn ở chỗ là người mở đầu cho xu thế Việt trong lãnh đạo đất nước, là một vị “vua cha mẹ”. (Trương Hữu Quýnh, Bảo tồn, tôn tạo và xây dựng Khu di tích lịch sử - văn hoá Đường Lâm, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005, trang 24) |
1. Nhân vật lịch sử được nói đến là:………….. …………………………………………………. 2. Theo em, việc nhân dân suy tôn nhân vật lịch sử này là vị “vua cha mẹ” có ý nghĩa như thế nào? …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. |
Lời giải:
Sử gia Lê Văn Hưu nói: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương. (Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, trang 156, 157) |
1. Nhân vật lịch sử được nói đến là: Hai Bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị) 2. Trong cuộc sống hiện nay, em có thể học hỏi được điều gì từ nhân vật lịch sử này? - Tinh thần yêu nước, thương dân - Tình thần dũng cảm, kiên cường, bất khuất đấu tranh chống quân xâm lược… |
Bà quê ở huyện Quân An, quận Cửu Chân (Thanh Hoá ngày nay). Căm thù chính sách đồng hoá, áp bức và bóc lột tàn bạo của nhà Ngô, Bà đã nêu ý chí: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp đường sóng giữ, chém cá tràng kình ở bể đông, quét sạch bờ cõi, để cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm bắt chước người đời cúi đầu cong lưng để làm tì thiếp người ta”. (Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010, trang 51) |
1. Nhân vật lịch sử được nói đến là: Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) 2. Em có suy nghĩ gì về câu nói của Bà? Theo em, câu nói này có còn giá trị ở thời hiện đại hay không? - Suy nghĩ: câu nói trên cho thấy tinh thần yêu nước, thương dân; ý chí bất khuất đấu tranh, không cam chịu làm thân phận nô lệ của Bà Triệu… - Câu này vẫn còn giá trị ở thời hiện đại. |
“Nam đế nhà (Tiền) Lý dẫu sức không địch nổi giặc Lương đến nỗi công cuộc không thành, nhưng đã biết nhân thời cơ vùng dậy, tự làm chủ lấy nước mình, đủ làm thanh thế mở đường cho nhà Đinh, nhà Lý sau này...”. (Quốc Sử quán Triều Nguyễn, Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998, trang 164, 165) |
1. Nhân vật lịch sử được nói đến là: Lý Bí 2. Nêu công lao nổi bật và ý nghĩa đối với lịch sử dân tộc của nhân vật lịch sử trên. - Lãnh đạo nhân dân nổi dậy đấu tranh đánh đuổi quân xâm lược Lương, giành được quyền tự chủ trong thời gian ngắn. - Lập triều Tiền Lý và nhà nước Vạn Xuân, chùa Khai quốc… |
“Vị thế của người anh hùng Phùng Hưng không chỉ ở chỗ là người khởi xướng và lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa chống chế độ đô hộ nhà Đường, mà còn ở chỗ là người mở đầu cho xu thế Việt trong lãnh đạo đất nước, là một vị “vua cha mẹ”. (Trương Hữu Quýnh, Bảo tồn, tôn tạo và xây dựng Khu di tích lịch sử - văn hoá Đường Lâm, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005, trang 24) |
1. Nhân vật lịch sử được nói đến là: Phùng Hưng 2. Theo em, việc nhân dân suy tôn nhân vật lịch sử này là vị “vua cha mẹ” có ý nghĩa như thế nào? - Ý nghĩa: + Tri ân công lao của Phùng Hưng đối với nhân dân và dân tộc. + Thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn |
Khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc chiến tranh ……………….có tính chất ……………….. rộng rãi, chấm dứt hơn hai mươi năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền……………. mở ra thời kì phát triển mới cho dân tộc.
Thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn là thắng lợi của…………….. ý chí kiên cường bất khuất, tinh thần…………………. quyết chiến, quyết thắng của quân và dân …………….từ cuộc khởi nghĩa nhân dân phát triển thành …………….giành độc lập tự do cho đất nước.
Thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn còn bắt nguồn từ sự lãnh đạo mưu lược, tài tình, sáng tạo của ……………….nghĩa quân, đứng đầu là……………………. Và…………………
có chiến lược, và chiến thuật đúng đắn, thực hiện nghệ thuật ………………..kết hợp quân sự, chính trị, binh vận và ngoại giao để chiến thắng trước kẻ thù.
Lời giải:
Khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc có tính chất nhân dân rộng rãi, chấm dứt hơn hai mươi năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền độc lập mở ra thời kì phát triển mới cho dân tộc.
Thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn là thắng lợi của lòng yêu nước ý chí kiên cường bất khuất, tinh thần đoàn kết quyết chiến, quyết thắng của quân và dân Đại Việt. Từ cuộc khởi nghĩa nhân dân phát triển thành chiến tranh giải phóng giành độc lập tự do cho đất nước.
Thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn còn bắt nguồn từ sự lãnh đạo mưu lược, tài tình, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi có chiến lược, và chiến thuật đúng đắn, thực hiện nghệ thuật tâm công kết hợp quân sự, chính trị, binh vận và ngoại giao để chiến thắng trước kẻ thù.
1. (10 chữ cái): Tác phẩm của Nguyễn Trãi, được xem như bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai của Việt Nam.
2. (14 chữ cái): Chiến thắng lừng lẫy của Nguyễn Huệ khiến quân Xiêm “ miệng tuy nói khoác mà lòng thì sợ quân Tây Sơn như cọp”.
3. (12 chữ cái): Vị nữ vương đầu tiên đã giành lại độc lập, tự do cho Việt Nam sau hơn 200 năm mất nước.
4. (7 chữ cái): Nhà nước do Lý Nam Đế sáng lập với hi vọng đất nước mãi mùa xuân.
5. (6 chữ cái): Chiến thắng tiêu biểu đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Thanh.
Ô chữ chủ (13 chữ cái): Nhân dân đã suy tôn danh hiệu này cho một anh hùng chống Bắc thuộc được nhân dân kính trọng như cha mẹ:
Lời giải:
Lời giải:
- Đóng góp:
+ Lật đổ các chính quyền chúa Nguyễn, chúa Trịnh.
+ Xóa bỏ ranh giới sông Gianh.
+ Đánh bại các cuộc chiến tranh xâm lược của quân Xiêm, Thanh
- Vai trò:
+ Đặt nền móng cho việc khôi phục nền thống nhất đất nước.
+ Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của dân tộc. Để lại những bài học quý báu về tư tưởng và nghệ thuật quân sự chống ngoại xâm.
+ Cho thấy vai trò và sức mạnh của quần chúng nhân dân.
“Trong khoảng năm thứ 40 sau Công nguyên, hai chị em người Việt Nam là Hai Bà Trưng đã đứng lên khởi nghĩa chống ngoại xâm, thức tỉnh tinh thần độc lập. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử mà người dân Việt Nam đứng lên vì nền độc lập.... (Phát biểu của Cựu Tổng thống Donald Trump tại Hội nghị Thượng đỉnh lãnh đạo Doanh nghiệp APEC - CEO Summit, ngày 10 - 11 - 2017) |
Lời giải:
- Một số nữ anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc: Hai Bà Trưng; Lê Chân; Bà Triệu; Bùi Thi Xuân; Nguyễn Thị Minh Khai; Nguyễn Thị Định,…
- Đồng ý với nhận định của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa lớn đầu tiên trong thời Bắc thuộc => mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài, bền bỉ của người Việt.
+ Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí anh hùng của phụ nữ Việt Nam.
Câu 8 trang 39 SBT Lịch Sử 11: Quan sát lược đồ 8.4 trang 61 và dựa vào kiến thức đã học, hãy thực hiện các nhiệm vụ dưới đây:
Lời giải:
- Khi quân Thanh tiến vào Thăng Long, quân Tây Sơn đã chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng
- Điểm độc đáo: tạm thời lui binh, chọn địa điểm tập kết quân thủy, bộ, vừa để tạo phòng tuyến chặn giặc vừa làm bàn đạp tiến công.
2 trang 39 SBT Lịch Sử 11: Theo em, nghệ thuật quân sự của vua Quang Trung có gì đặc biệt?
Lời giải:
Nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ - Quang Trung:
+ Tận dụng yếu tố “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.
+ Tạm thời lui binh, chọn địa điểm tập kết quân thủy, bộ, vừa để tạo phòng tuyến chặn giặc vừa làm bàn đạp tiến công.
+ Đánh nhiều mũi, nhiều hướng, kết hợp chính binh và kì binh, đánh chính diện và đánh vu hồi, chia cắt, làm tan rã và tiêu diệt quân địch
+ Hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ và giải quyết chiến tranh trong trận quyết chiến.
Lời giải:
- Một số bài học kinh nghiệm trong kho tàng tàng quân sự truyền thống của dân tộc đã được nghĩa quân Lam Sơn vận dụng:
+ Huy động sức mạnh của toàn dân (toàn dân đánh giặc)
+ Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu
+ Lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh
+ Tâm công (đánh vào tâm lí địch),…
Lời giải:
- Một số bài học kinh nghiệm trong kho tàng tàng quân sự truyền thống của dân tộc đã được nghĩa quân Tây Sơn vận dụng:
+ Huy động sức mạnh của toàn dân (toàn dân đánh giặc)
+ Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu
+ Lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh
- Ví dụ: Khi quân Thanh tiến vào Thăng Long, quân Tây Sơn đã chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng.
Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ
Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)
Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông
Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX
I. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời Bắc thuộc
1. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
* Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng
- Thời gian: 40 - 43
- Người lãnh đạo: Hai Bà Trưng
- Chống chính quyền cai trị: Nhà Đông Hán
- Địa điểm: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam
- Diễn biến chính và kết quả:
+ Năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội). Nghĩa quân đánh chiếm Mê Linh, Cổ Loa (Hà Nội) và Luy Lâu (Bắc Ninh). Thái thủ Tô Định phải bỏ chạy về nước.
+ Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, Trưng Trắc lên làm vua, chính quyền tự chủ được thiết lập trong những năm 40 - 42.
+ Năm 43, Mã Viện đem quân tấn công. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại.
* Khởi nghĩa của Bà Triệu
- Thời gian: 248
- Người lãnh đạo: Bà Triệu
- Chống chính quyền cai trị: nhà Ngô
- Địa điểm: quận Cửu Chân
- Diễn biến chính và kết quả:
+ Bà Triệu lãnh đạo nhân dân vùng Cửu Chân nổi dậy ở căn cứ núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hoá). Khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng ra Giao Chỉ, làm rung chuyển chính quyền đô hộ.
+ Quân Ngô do Lục Dận chỉ huy kéo sang đàn áp. Khởi nghĩa thất bại, Bà Triệu anh dũng hi sinh.
* Khởi nghĩa của Lý Bí
- Thời gian: 542 - 602
- Người lãnh đạo: Lý Bí, Triệu Quang Phục
- Địa điểm: Giao Châu
- Chống chính quyền cai trị: nhà Lương và nhà Tùy
- Diễn biến chính và kết quả:
+ Năm 542, khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ, lật đổ chính quyền đô hộ. Sau đó, Lý Bí lập ra Nhà nước Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
+ Năm 545, quân Lương tiếp tục sang xâm lược, Triệu Quang Phục lãnh đạo cuộc khởi nghĩa và giành thắng lợi.
+ Đến năm 602, nhà Tùy đem quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.
* Khởi nghĩa của Phùng Hưng
- Thời gian: khoảng năm 776
- Người lãnh đạo: Phùng Hưng
- Chống chính quyền cai trị: nhà Đường
- Địa điểm: Tống Bình (Hà Nội)
- Diễn biến chính và kết quả:
+ Khoảng năm 776, Phùng Hưng phát động khởi nghĩa ở Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội).
+ Năm 782, nghĩa quân đánh chiếm phủ thành Tống Bình (Hà Nội), giành quyền tự chủ trong một thời gian.
+ Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp và chiếm lại Tống Bình.
2. Ý nghĩa
- Các cuộc khởi nghĩa chống các triều đại phong kiến phương Bắc là minh chứng hào hùng cho tinh thần quật khởi, khẳng định sức sống mãnh liệt của ý thức dân tộc, tinh thần độc lập tự chủ của nhân dân Việt.
- Thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc để lại những bài học kinh nghiệm lịch sử quý báu, đóng góp vào kho tàng kinh nghiệm đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.
II. Khởi nghĩa Lam Sơn
1. Bối cảnh lịch sử
- Sau khi nhà Hồ thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (năm 1407), Đại Việt rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.
- Chính quyền đô hộ nhà Minh đã thẳng tay đàn áp, khủng bố tàn bạo đối với dân chúng, thiết lập nền thống trị hà khắc, thực thi chính sách triệt để vơ vét của cải và phá hoại, thủ tiêu nền văn hoá Đại Việt.
- Dưới ách thống trị của nhà Minh, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407 - 1409), Trần Quý Khoáng (1409 - 1414),... song đều bị đàn áp.
- Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, Lê Lợi - một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hoá) đã dốc hết tài sản để triệu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.
2. Diễn biến chính
- Giai đoạn 1418 - 1423:
+ Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, xây dựng và bảo vệ căn cứ ở vùng rừng núi Lam Sơn (Thanh Hoá).
+ Thực hiện kế sách tạm hoà hoãn với quân Minh.
- Giai đoạn 1424 - 1425:
+ Nghĩa quân tiến quân vào Nghệ An, giành thắng lợi trong hai trận Trà Lân, Khả Lưu - Bồ Ải.
+ Mở rộng vùng giải phóng Tân Bình - Thuận Hoá.
- Giai đoạn 1426-1427:
+ Tổng tiến công ra Bắc, giải phóng Thanh Hoá, tiến tới giải phóng hoàn toàn đất nước.
+ Giành thắng lợi trong trận Tốt Động - Chúc Động (1426), vây hãm thành Đông Quan, kết hợp ngoại giao "tâm công", buộc Vương Thông và 10 vạn quân phải cố thủ chờ viện binh.
+ Giành thắng lợi ở Chi Lăng - Xương Giang (1427), tiêu diệt viện binh do Liễu Thăng chỉ huy. Do không có viện binh, Vương Thông phải xin hàng.
+ Ngày 10/12/1427, Lê Lợi và Vương Thông dẫn đầu hai phái đoàn tham gia Hội thề Đông Quan. Chiến tranh chấm dứt.
3. Ý nghĩa lịch sử
- Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi Đại Việt, chấm dứt 20 năm thống trị của nhà Minh, giành lại nền độc lập dân tộc.
- Khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí và tinh thần độc lập của nhân dân Đại Việt đầu thế kỉ XV.
- Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đưa đến sự thành lập nhà Lê sơ - một triều đại phong kiến phát triển hùng mạnh trong lịch sử dân tộc.
III. Phong trào Tây Sơn
1. Bối cảnh lịch sử
- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong lâm vào khủng hoảng:
+ Về chính trị: Chúa Nguyễn Phúc Thuần nối ngôi lúc 12 tuổi, chỉ thích chơi bời múa hát, quyền hành tập trung vào tay quyền thần Trương Phúc Loan. Nhiều quan lại trong triều cũng ăn chơi sa đoạ.
+ Về kinh tế: chế độ tô thuế, lao dịch, binh dịch nặng nề làm cho đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
+ Về xã hội: nỗi bất bình, oán giận của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền chúa Nguyễn ngày càng dâng cao. Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra, tiêu biểu như: cuộc nổi dậy của Lý Văn Quang (Biên Hòa); cuộc khởi nghĩa của chàng Lía ở Truông Mây (Bình Định),… Tuy nhiên, các cuộc đấu tranh này đều bị dập tắt.
2. Diễn biến chính
- Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (An Khê, Gia Lai) chống lại chính quyền họ Nguyễn.
- Từ năm 1771 - 1789, quân Tây Sơn đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng, tiêu biểu như:
+ Từ năm 1771 - 1773: nghĩa quân nhanh chóng làm chủ miền Tây Sơn thượng đạo, phủ Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Quảng Nam, chia cắt kinh thành Phú Xuân với Gia Định.
+ Giữa năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn kiểm soát được vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
+ Năm 1777, lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
+ Tháng 1/1785, quân Tây Sơn đánh tan 5 vạn quân Xiêm sau chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút.
+ Năm 1786, quân Tây Sơn hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ vùng đất Đàng Trong, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài, rồi giao lại chính quyền cho vua Lê.
+ Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ hai, vua Lê Chiêu Thống bỏ trốn, chính quyền nhà Lê hoàn toàn sụp đổ.
+ Năm 1789, chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (Hà Nội) của quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược.
3. Ý nghĩa lịch sử
- Phong trào Tây Sơn là sự hội tụ và phát triển đến đỉnh cao của phong trào nông dân khởi nghĩa chống áp bức phong kiến cuối thế kỉ XVIII. Phong trào đã lật đổ các chính quyền chúa Nguyễn, chúa Trịnh, xoá bỏ ranh giới Đàng Trong và Đàng Ngoài, đặt nền móng cho việc khôi phục nền thống nhất đất nước.
- Với chiến thắng chống quân xâm lược Xiêm, Thanh, phong trào Tây Sơn đã giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ đấu tranh giai cấp và đấu tranh giải phóng dân tộc. Để lại những bài học quý báu về tư tưởng và nghệ thuật quân sự chống ngoại xâm.
IV. Một số bài học lịch sử
1. Bài học về quá trình tập hợp lực lượng quần chúng nhân dân
- Các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử đều nêu cao tinh thần dân tộc và tính chính nghĩa nên được đông đảo các tầng lớp nhân dân tin tưởng, ủng hộ và đi theo.
- Những lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa biết khéo léo phát động khẩu hiệu phù hợp để phân hoá kẻ thù và tập hợp sức mạnh quần chúng.
2. Bài học về vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc
- Đoàn kết là nhân tố quyết định mọi thắng lợi trong các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc.
- Khối đoàn kết được xây dựng từ nội bộ tướng lĩnh chỉ huy, mở rộng ra quân đội và quần chúng nhân dân; từ miền xuôi đến miền ngược.
3. Bài học về nghệ thuật quân sự
- Nghệ thuật quân sự quan trọng nhất trong các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng là nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện “Toàn dân đánh giặc”.
- Bên cạnh đó là các nghệ thuật: “Tiên phát chế nhân”, “Lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”, “tâm công”, “vu hồi”... đóng góp vào kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam.
4. Bài học đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
- Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, những bài học lịch sử về tập hợp lực lượng quần chúng nhân dân, về vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc, về nghệ thuật quân sự của cha ông vẫn còn nguyên giá trị.
- Điều kiện và hoàn cảnh lịch sử hiện nay còn cho phép Việt Nam kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại khi vận dụng những bài học lịch sử vào xây dựng nền quốc phòng toàn dân.